Đình chỉ thai nghén là thủ thuật để chấm dứt thai kỳ ngoài ý muốn. Tùy vào tuổi của thai kỳ cũng như sức khỏe của người mẹ mà sẽ có các phương pháp thực hiện phù hợp. Có 2 kỹ thuật đình chỉ phổ biến tại Việt Nam đó là phá thai nội khoa và phá thai ngoại khoa.
Đình chỉ thai nghén là gì?
Đình chỉ thai nghén hay phá thai là thuật ngữ y khoa chỉ việc dùng những biện pháp bên ngoài can thiệp vào quá trình mang thai nhằm chấm dứt sự sống của thai nhi. Tại Việt Nam, đình chỉ thai nghén hợp pháp và được Bộ Y tế cho phép đến hết 22 tuần vô kinh. Tuổi thai được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng đối với những ai có chu kỳ đều. Nếu chu kỳ không đều, tuổi thai được xác định bằng khám lâm sàng và siêu âm.
Ngay khi có thai ngoài ý muốn, thai phụ không thể sinh con vì lý do nào đó hoặc bị xâm hại thì phụ nữ có thể tiến hành đình chỉ thai nghén. Một số trường hợp khác cũng được chỉ định gồm: Thai ngoài tử cung, không có tim thai, thai chết lưu, thai bị dị tật nghiêm trọng,…
Vì sao cần đình chỉ thai nghén?
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến chị em có quyết định nạo phá thai, cụ thể như sau:
Mang thai ngoài ý muốn
Đình chỉ thai nghén đa phần do mang thai ngoài ý muốn và chủ yếu do các lý do sau:
- Lối sống phóng khoáng: Lối sống tình dục phóng khoáng, thiếu kiến thức về giới tính chính là nguyên nhân khiến nhiều chị em mang thai ngoài ý muốn. Đây là nguyên nhân cần được cảnh báo bởi tình trạng này ngày càng nhiều hơn.
- Sự giáo dục từ gia đình: Nhiều bậc phụ huynh chưa quan tâm đến khiến con bị kẻ xấu dụ dỗ lợi dụng, dẫn đến có thai ngoài ý muốn và có ý định đi phá thai.
- Một số trường hợp: Quan hệ với bạn tình và dùng biện pháp không an toàn, nữ giới bị cưỡng bức, gái mại dâm mang thai,… đều là những trường hợp dẫn đến tình trạng mang thai ngoài ý muốn.
Trường hợp khác
Có nhiều trường hợp không phải ngoài ý muốn nhưng cũng cần thực hiện phá thai như: Thai nhi bị dị tật song thai, hội chứng down, không có tim thai, thai chết lưu, chửa ngoài tử cung,…
Tất cả những trường hợp này cần can thiệp sớm để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu.
4 phương pháp đình chỉ thai nghén hiện nay
Hiện nay có 2 phương pháp phá thai phổ biến nhất đó là: Phá thai nội khoa và can thiệp ngoại khoa.
Đình chỉ thai nghén bằng thuốc
Phá thai bằng thuốc sử dụng thuốc khẩn cấp làm đình chỉ sự tiếp diễn của quá trình phát triển thai nghén bình thường. Thuốc cũng làm ngừng quá trình phát triển của thai và kích thích dạ con co bóp để đẩy phôi thai ra khỏi tử cung.
Phá thai bằng thuốc chỉ dùng cho thai nằm trong tử cung, không hiệu quả đối với thai nhi ngoài tử cung.
Trước khi phá thai bằng thuốc
- Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng, siêu âm để xác định tuổi thai, vị trí thai, sức khỏe thai phụ nhằm đảm bảo điều kiện.
- Thai phụ được hỏi những vấn đề liên quan đến sức khỏe bản thân, gia đình và khẳng định lại quyết định của mình.
- Bà bầu sẽ được lắng nghe về quy trình thực hiện, tư vấn chăm sóc sức khỏe cũng như các biện pháp phòng tránh về sau.
- Thực hiện một số xét nghiệm siêu âm, cam kết tự nguyện phá thai.
- Phụ nữ không phải nằm viện khi đình chỉ thai nghén bằng thuốc, bác sĩ sẽ tư vấn để bạn có thể tự chăm sóc tại nhà.
Quy trình thực hiện
Toàn bộ quy trình thực hiện phá thai sẽ không có sự can thiệp của dao kéo nên không gây đau. Tuy nhiên một số trường hợp có thể bị đau đầu, mệt mỏi và khó chịu trong người.
- Sau khi khám và đủ điều kiện, phụ nữ được chỉ định uống 1 viên thuốc và theo dõi. Thông thường thuốc sẽ có tác dụng ngay và nếu không có gì bất thường bác sĩ sẽ cho về nhà.
- Mẹ bầu có thể bị chảy máu từ âm đạo như đang bước vào thời kỳ kinh nguyệt.
- Người bệnh phải ở trung tâm y tế uống tiếp 2 viên với 2 loại thuốc theo chỉ định và theo dõi trong 4 giờ.
- Trong 30 phút đến 4 giờ khi cơ thể nạp thuốc, loại thứ 2 sẽ gây đau bụng nhiều hơn và bị ra máu. Nếu bị ra quá nhiều thì cần thông báo với bác sĩ để được khám lại và theo dõi.
- Sau 48 giờ từ khi uống viên thuốc đầu tiên mẹ bầu sẽ được uống viên thứ 2 để kích thích tử cung co bóp đẩy phôi thai.
- Nếu bị đau đầu, chóng mặt thì nên uống thêm nhiều nước lọc, nước trái cây hoặc thuốc giảm đau nếu quá đau.
Sau khi phá thai bằng nội khoa
- Uống thuốc và chăm sóc theo chỉ định từ bác sĩ.
- Vệ sinh cá nhân và tắm rửa như bình thường, không thụt rửa âm đạo.
- Thường xuyên thay băng vệ sinh cho đến khi máu âm đạo ra hết hẳn.
- Nếu bác sĩ không yêu cầu kiêng cữ thì nên ăn đồ nhiều thịt nạc, sữa, trứng,…
- Hạn chế tình trạng mang vác đồ nặng, lao động nặng trong vòng 2 tuần đầu phá thai.
- Kiêng quan hệ tình dục.
- Nếu phá thai bằng thuốc không thành công thì cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ điều trị, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này.
Dấu hiệu phá thai thành công
- Ra máu đông, do thuốc có tác dụng co bóp tử cung và đẩy thai nhi ra ngoài.
- Chảy máu âm đạo trong nhiều ngày như thế kỳ kinh nguyệt, kéo dài từ 5 – 7 ngày.
- Đau bụng dưới do tử cung đang co bóp để đẩy dịch ra bên ngoài.
- Do phản ứng của thuốc với cơ thể nên mẹ bầu cũng có thể bị sốt nhẹ và ớn lạnh.
- Buồn nôn tiêu chảy do cơ thể đang phản xạ lại với thuốc và thường diễn ra trong 1 – 2 ngày.
- Dùng que thử thai kiểm tra thấy lên 1 vạch.
Phá thai bằng cách nạo hút
Phương pháp đình chỉ thai nghén bằng việc hút thai chân không, hút thai mini…. cũng khá phổ biến và được áp dụng cho những thai từ 8 – 12 tuần. Phương pháp được thực hiện bằng việc sử dụng thiết bị y tế chuyên dụng để bơm hút thai nhi ra ngoài.
- Hút điều hòa kinh nguyệt: Áp dụng khi phôi thai mới được hình thành và bác sĩ dùng dụng cụ bơm hút chân không bằng tay, ống hút thai chuyên dụng để hút phôi thai ra ngoài. Hút điều hòa kinh nguyệt nhanh nhưng vì cổ tử cung phải chịu tác động của dụng cụ y tế nên sẽ vẫn đau.
- Nạo phá thai: Áp dụng với những thai từ 8 – 12 tuần trở nên. Để thực hiện, bác sĩ phải nong rộng cổ tử cung để đưa dụng cụ y tế vào trong. Sau đó, 1 que kim loại đã được sát trùng cẩn thận đưa vào tử cung để nạo, múc phôi thai ra ngoài. So với hút điều hòa kinh nguyệt thì nạo phá thai sẽ đau và nguy hiểm hơn. Nếu nạo không kỹ sẽ sót nhau, sót dịch bên nhau, nạo quá đà cũng sẽ làm sang chấn cổ tử cung, dễ gây vô sinh sau này.
Đình chỉ thai nghén bằng nong gắp
Phá thai bằng nong gắp là cách chấm dứt thai kỳ bằng cách dùng thuốc Misoprostol và que nong. Sau đó bác sĩ sẽ dùng bơm hút chân không kết hợp với kẹp để gắp phôi thai ra ngoài. Phương pháp này áp dụng cho thai nhi 13 – 18 tuần theo siêu âm.
Quá trình thực hiện
Khi quyết định thủ thuật, bác sĩ sẽ tư vấn, giải thích cho mẹ bầu về sự nguy hiểm, tai biến, hậu quả xảy ra, đặc biệt là khi thai đã lớn. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện các bước quan trọng như sau:
- Khai thác bệnh sử của mẹ bầu, khám toàn thân.
- Khai thác thông tin về tình trạng kinh nguyệt.
- Khám ngoại khoa.
- Siêu âm để xác định tuổi thai, các bất thường kèm theo.
- Xét nghiệm máu.
- Thực hiện cam kết tự nguyện phá thai từ mẹ bầu.
- Ngậm vào bên má 400mcg thuốc Misoprostol và đưa vào phòng theo dõi 4 – 6 tiếng.
Tiếp theo, bác sĩ sẽ thực hiện các bước nong và gắp thai như sau:
- Giảm đau toàn thân, khám để xác định kích thước, tư thế tử cung.
- Đặt van và bộc lộ tử cung, sát khuẩn âm đạo, cổ tử cung.
- Gây tê cạnh tử cung và kẹp cổ tử cung, nong cổ tử cung.
- Dùng bơm hút nước ối, kéo phần thai xuống thấp và tiến hành gắp thai.
- Nếu khó khăn trong khi lấy thai thì sử dụng siêu âm để xác định vị trí, kích thước của thai để dễ thực hiện hơn.
- Xử lý dụng cụ theo quy trình.
Kết thúc thủ thuật nong và gắp thai, chị em được chuyển theo dõi để đảm bảo an toàn. Bác sĩ sẽ đo huyết áp, mạch, nhiệt độ cơ thể, tình trạng đau bụng, ra máu âm đạo,… trong 4 – 6 giờ.
Kỹ thuật phá thai bằng phương pháp Kovax
Phá thai bằng phương pháp Kovax là thủ thuật dùng cho những chị em mang thai hơn 22 tuần tuổi, không thể thực hiện các phương pháp đình chỉ thai kể trên.
Đây là biện pháp kích thích sinh non, thai phụ được tác động để sinh con ra bằng tự nhiên hay phẫu thuật. Trong quá trình tiến hàng để tác động chuyển dạ, kích thích co bóp tử cung để sinh con sẽ gây đau đớn.
Quy trình thực hiện
- Bác sĩ đặt một túi nước vào buồng tử cung của thai phụ và bơm để túi nước căng lên, nó đóng vai trò như túi ối giả.
- Bác sĩ truyền chất oxytocin để kích thích và gây co bóp tử cung, thai nhi và rau thai bị đẩy ra ngoài như một hình thức sinh non.
- Nếu như thai to, có các bộ phận cơ thể đầy đủ và có mối liên hệ nhất định thì người mẹ nên giữ lại em bé. Kovax chỉ được khuyến cáo khi không thể tiếp tục giữ lại đứa trẻ.
Biến chứng khi thực hiện
- Thủng tử cung: Kích thích chuyển dạ khi cơ thể chưa vào thời kỳ gây nguy cơ rách tử cung, thủng tử cung và dẫn đến việc phải cắt bỏ toàn bộ tử cung để bảo toàn tính mạng người mẹ.
- Băng huyết: Biến chứng này xảy ra sau khi bị rách tử cung hoặc xảy ra riêng rẽ sau khi đình chỉ thai nghén. Máu ra nhiều khiến thai phụ mất máu, kiệt sức, thậm chí tử vong.
- Mang thai ngoài tử cung: Ở lần mang thai tiếp theo chị em có thể bị thai ngoài tử cung vì tử cung đã bị tổn thương gây ảnh hưởng đến quá trình làm tổ. Nó đe dọa nhiều đến tính mạng của chị em phụ nữ.
- Vô sinh: Không chỉ riêng phương pháp Kovax mà bất cứ phương pháp phá thai nào cũng có thể gây vô sinh, phụ nữ mất khả năng sinh sản nên bạn cần cân nhắc thật kỹ.
Hậu quả nghiêm trọng khi thực hiện đình chỉ thai nghén
Nạo phá thai tác động trực tiếp đến buồng tử cung nên có thể gây ra nhiều nguy hiểm. Tùy vào mức độ thành công của thủ thuật mà sự an toàn của người phụ nữ cũng được quyết định. Người ta chia biến chứng của phá thai theo thời gian.
Hậu quả khi phá thai sớm
Hậu quả khi phá thai ngoài ý muốn có thể xảy ra trong quá trình thực hiện thủ thuật hoặc sau thời gian thực hiện không lâu. Cụ thể:
- Chảy máu: Chảy máu âm đạo, ứ máu tử cung gặp trong những trường hợp thai to, tử cung nhão vì sinh đẻ nhiều lần, sót nhau thai, tử cung co hồi kém, thủng tử cung, bị bệnh về máu,…
- Nhiễm trùng: Nếu bị nhiễm trùng, phụ nữ sẽ sốt cao, đau bụng dưới, huyết trắng có mùi, đau khi quan hệ,… Nguyên nhân có thể do người bệnh không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, vệ sinh không sạch sẽ. Ngoài ra, nguyên nhân cũng có thể do phẫu thuật sót nhau, dụng cụ không đảm bảo vô trùng,…
Hậu quả khi phá thai muộn
Một số hậu quả khi đình chỉ thai nghén muộn thường khá nghiêm trọng, chủ yếu do thủ thuật phá thai thô bạo, thai quá lớn.
- Vô kinh: Vô kinh xảy ra do viêm dính buồng tử cung, gặp ở người có tiền sử phá thai nhiều lần.
- Vô sinh: Bệnh do viêm dính buồng tử cung, viêm tắc vòi trứng.
- Sảy thai: Phá thai khiến thành tử cung yếu, eo tử cung trong lần thực hiện nạo phá trước đó gây hở eo tử cung và suy yếu tử cung gây sảy thai nhiều lần.
- Thai ngoài tử cung: Do thành tử cung suy yếu, vòi trứng viêm nhiễm khiến thai nhi không thể về làm tổ và làm tổ ở các vị trí khác.
- Nhau tiền đạo: Đây là tình trạng sau khi thụ tinh không làm tổ ở vị trí thuận lợi ở tử cung và xảy ra do tổn thương tử cung gây hình thành sẹo,….
Những chú ý sau khi thực hiện đình chỉ thai nghén
Đình chỉ thai là việc không ai mong muốn và nó chỉ nên được thực hiện khi không còn sự lựa chọn nào khác. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, sau khi phá thai chị em chú ý:
- Kiêng quan hệ tình dục trong vòng 1 – 2 tháng để đảm bảo cơ thể được hồi phục, tránh gây đau âm đạo hay tổn thương cổ tử cung.
- Hạn chế làm những việc nặng nhọc, bê vác đồ nặng gây mất sức.
- Không thực hiện các hoạt động chạy bộ, bơi lội hoặc các môn thể thao tốn nhiều sức lực.
- Ăn uống đầy đủ, ăn đủ dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe nhanh chóng, đặc biệt là ăn nhiều trái cây để bổ sung vitamin và tăng cường sức đề kháng sau khi phá thai.
- Vệ sinh vùng kín từ trước ra sau và không làm theo hướng ngược lại, cớ thể tắm rửa nhưng không nên thụt rửa quá sâu.
- Cần kiêng ăn đồ cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ, không uống bia rượu, đồ có cồn.
- Nếu bị ra máu quá nhiều, đau bụng kéo dài trên 1 tuần thì cần đi khám ngay để được xử lý.
Đình chỉ thai nghén là phương pháp y khoa hiện đại và được thực hiện để giúp loại bỏ thai nhi trong những trường hợp không mong muốn hoặc bị dị tật. Tuy nhiên nếu không thực sự cần thiết thì mẹ bầu không nên can thiệp, hãy quan hệ tình dục an toàn để tránh có thai ngoài ý muốn. Nếu cần thực hiện hãy làm sớm để tránh nguy hại đến sức khỏe, tránh gặp những biến chứng không mong muốn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!