Tổng quan về bệnh Phụ Khoa
Thống kê cho thấy, có đến 90% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mắc bệnh phụ khoa, nguy hiểm hơn, con số này đang dần tăng cao mỗi năm. Trong đó, những bệnh phụ khoa phổ biến nhất như u xơ cổ tử cung, u nang buồng trứng, viêm lộ tuyến, lạc nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang, tắc vòi trứng và một số bệnh lây qua đường tình dục như sùi mào gà, lậu, giang mai.
Những bệnh lý này gây các triệu chứng khó chịu tại vùng kín, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tạo tâm lý e ngại khi gần gũi với bạn đời. Nghiêm trọng hơn, nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng chức năng sinh sản, thậm chí nguy hiểm tính mạng.
Vậy nên, ngoài việc thăm khám định kỳ hằng năm, khi vùng kín xuất hiện những triệu chứng bất thường, dù là nhỏ nhất, chị em cũng cần đến bệnh viện, phòng khám để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán, phát hiện bệnh sớm và có hướng điều trị kịp thời.
Các bệnh lý Phụ Khoa thường gặp
Triệu chứng bệnh phụ khoa phổ biến
Dưới đây là một số triệu chứng nữ giới có thể gặp phải khi mắc bệnh phụ khoa:
- Rối loạn kinh nguyệt, máu kinh ra nhiều hoặc ra quá ít.
- Khí hư ra nhiều, có màu sắc bất thường và mùi khó chịu.
- Âm đạo ngứa ngáy, có mụn bất thường.
- Âm đạo xuất huyết bất thường.
- Đau rát hoặc chảy máu âm đạo trong quá trình quan hệ.
- Tiểu rắt, tiểu buốt, đau bụng dưới.
Bài test kiểm tra sức khỏe Phụ Khoa
Phương pháp điều trị bệnh lý phụ khoa
Có nhiều phương pháp được áp dụng trong phác đồ điều trị bệnh phụ khoa. Mỗi phương pháp sẽ phù hợp cho từng bệnh lý và từng đối tượng cụ thể. Dưới đây là thông tin chi tiết giúp chị em hiểu rõ hơn về từng phương pháp điều trị.
Sử dụng thuốc Tây y
Thuốc Tây y có mặt trong phác đồ điều trị của nhiều bệnh lý phụ khoa. Các loại thuốc Tây điều trị được chia thành nhiều dạng gồm viên đặt phụ khoa, thuốc uống, thuốc bôi.
- Viên đặt phụ khoa: Đây là dạng thuốc có chứa các hoạt chất giúp lấy lại độ cân bằng cho âm đạo. Thuốc thường bào chế dưới dạng viên nén, khi dùng sẽ đặt vào âm đạo thể thuốc tác động trực tiếp đến bộ phận này. Hiện nay, các viên đặt âm đạo thường được sử dụng trong điều trị bệnh viêm cổ tử cung, viêm âm đạo, viêm lộ tuyến tử cung.
- Thuốc bôi phụ khoa: Đối với tình trạng ngứa ngáy vùng kín, tiết nhiều khí hư hoặc khô rát âm đạo, chị em có thể sử dụng thuốc bôi phụ khoa để giảm triệu chứng khó chịu này. Nhưng cần lưu ý, tuyệt đối không bôi thuốc thụt sâu trong âm đạo và không thoa lên khi da đang có vết thương hở.
- Thuốc uống: Các loại thuốc uống như Metronidazol, Tinidazol, Clindamycin, Fluconazole,... có khả năng điều trị viêm âm đạo do nhiều nguyên nhân như nhiễm khuẩn, nhiễm nấm ở giai đoạn nặng. Thuốc giúp giảm các triệu chứng ngứa ngáy, đỏ rát vùng kín và tiêu diệt vi khuẩn triệt để, ngăn ngừa vi khuẩn và nấm gây bệnh sinh sôi phát triển. Một số loại thuốc khác như Ibuprofen – Acetaminophen, Progestin tổng hợp sẽ được dùng trong điều trị u xơ tử cung, rối loạn kinh nguyệt,...
Các loại thuốc tây có hiệu quả nhanh nhờ chứa nhiều hoạt chất mạnh. Nhưng điều này cũng khiến chị em dễ gặp phải các tác dụng phụ như nổi mề đay, thay đổi sắc tố da, kích ứng da, khô da,... nếu sử dụng không đúng cách. Nếu gặp tình trạng này, bạn cần ngưng sử dụng và thông báo sớm với bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp.
Phẫu thuật phụ khoa
Những bệnh phụ khoa khoa liên quan đến viêm nhiễm hoặc rối loạn nội tiết nhỏ có thể điều trị bằng thuốc. Nhưng đối với trường hợp bệnh nặng, có xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản hoặc tính mạng, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật.
Phương pháp này có thể điều trị được các bệnh lý liên quan đến các thành phần có mặt trong hệ thống sinh sản của nữ giới như cổ tử cung, ống dẫn trứng, âm đạo, buồng trứng,... Thông thường, các bệnh sau đây sẽ cần tiến hành phẫu thuật như:
- U xơ, u nang buồng trứng.
- Lạc nội mạc tử cung.
- Viêm, đau vùng chậu mãn tính.
- Thai ngoài tử cung.
- Ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng,...
Hiện tại, có 2 phương pháp phẫu thuật chữa trị bệnh lý ngoại khoa, mỗi phương pháp sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau như:
- Phẫu thuật mổ mở
Bác sĩ dùng dao phẫu thuật rạch 1 đường có độ dài từ 5 - 20cm ở bụng dưới của bệnh nhân rồi tiến hành điều trị như bóc tách khối u, điều trị ung thư, cắt bỏ tử cung,... Ưu điểm của phẫu thuật mổ mở là đảm bảo lấy được toàn bộ khối u dù lớn hay nhỏ, tuy nhiên, nhược điểm là thời gian phẫu thuật lâu, để lại sẹo kém thẩm mỹ và có thể mất nhiều máu.
- Phẫu thuật nội soi
Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ rách 1 đường nhỏ tại rốn, sau đó đưa ống dài có gắn máy thu trên đầu (để thu hình ảnh ở bên trong cơ thể, phục vụ quá trình phẫu thuật). Từ hình ảnh thu được, bác sĩ xác định được vị trí cần phẫu thuật, sau đó đưa dụng cụ y khoa vào trong và tiến hành cắt bỏ khối u hoặc những phần gây bệnh.
Phương pháp phẫu thuật nội soi có ưu điểm là thời gian thực hiện nhanh, vết mổ ngắn (chỉ khoảng 5 - 10mm) nên ít để lại sẹo, đồng thời hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm. Vậy nên, dù có nhược điểm là chi phí nhỉnh hơn mổ mở nhưng phẫu thuật nội soi vẫn được ưu tiên lựa chọn.
Dù thực hiện bằng phương pháp phẫu thuật nào, nhưng người bệnh cũng không tránh khỏi việc đụng chạm dao kéo khi tiến hành phẫu thuật. Những rủi ro như mất máu, nhiễm trùng,... có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vậy nên, để đảm bảo an toàn ở mức tối đa, bạn cần chọn một đơn vị bệnh viện, phòng khám chuyên khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao cùng hệ thống thiết bị hỗ trợ tân tiến để tiến hành phẫu thuật điều trị bệnh.
Mẹo điều trị bệnh phụ khoa tại nhà
Đối với một số bệnh lý như viêm nhiễm phụ khoa, nấm ngứa, huyết trắng hoặc viêm lộ tuyến,... ở giai đoạn đầu, các triệu chứng bệnh còn nhẹ, chị em hoàn toàn có thể áp dụng các mẹo điều trị tại nhà như sau:
- Dùng nước muối: Nước muối được sử dụng rộng rãi trong quá trình điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa nhờ đặc tính sát trùng, tiêu diệt nấm, khuẩn. Nữ giới có thể rửa vùng kín với nước muối pha loãng mỗi ngày sẽ giúp giảm ngứa, giảm sưng viêm, đồng thời cải thiện tình trạng ra huyết trắng vùng kín hiệu quả.
- Giấm táo: Đây là loại giấm lên men từ táo tươi, trong thành phần chứa nhiều acid hữu cơ tự nhiên như acid malic, acid acetic. Những chất này giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh và xoa dịu các kích ứng, giảm ngứa và giảm tiết dịch âm đạo. Bên cạnh đó, thành phần trong giấm táo cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp cân bằng pH âm đọa, hỗ trợ làm lành tổn thương âm đạo do viêm nhiễm. Chị em có thể pha loãng giấm táo để rửa vùng kín hoặc pha cùng mật ong để uống hằng ngày.
- Khử trùng bằng betadine: Dùng dung dịch betadine để khử trùng, sát khuẩn vùng kín đang bị viêm nhiễm mang đến hiệu quả cao. Chị em có thể tự thực hiện tại nhà nhưng trước tiên cần tham khảo hướng dẫn của bác sĩ để sử dụng đúng cách nhất. Để tránh hiện tượng kích ứng da, chị em nên pha loãng dung dịch betadine với nước ấm để rửa vùng kín. Trong trường hợp phát sinh triệu chứng bất thường, cần thông báo với bác sĩ, dược sĩ để có hướng xử lý phù hợp, an toàn.
Các phương pháp này rất lành tính, nhưng chỉ có thể áp dụng cho trường hợp bệnh viêm nhiễm ở giai đoạn đầu. Đồng thời, chị em cũng cần kiên trì và thực hiện đều đặn hằng ngày để thấy hiệu quả tích cực nhất.
Phương pháp điều trị bằng Đông y
Để tránh các tác dụng phụ của thuốc Tây y, hiện nay nhiều chị em ưu tiên lựa chọn phương pháp điều trị bệnh phụ khoa bằng thuốc Đông y. Với cơ chế điều trị từ căn nguyên, gốc rễ của bệnh, nên các bài thuốc Đông y trở thành phương pháp hữu hiệu trong điều trị bệnh phụ khoa mãn tính hoặc bệnh phụ khoa tái phát dai dẳng. Cụ thể như sau:
- Bổ chính: Bài thuốc Đông y chú trọng kết hợp các dược liệu phù hợp giúp bổ huyết, ích khí, chống lại sự tấn công của tà khí gây bệnh phụ khoa.
- Khu tà: Các dược liệu trong bài thuốc Đông y sẽ giúp tiêu diệt nấm và vi khuẩn gây hại, loại trừ thấp nhiệt, duy trì độ cân bằng pH trong âm đạo, ổn định hệ lợi khuẩn lại vùng kín.
Đặc biệt, các bài thuốc Đông y bổ sung nhiều thành phần dược liệu tốt giúp nâng cao tác dụng bổ chính - khu tà, khôi phục sức khỏe các tạng phủ cho nữ giới.
Các bài thuốc Đông y được chuyên gia đánh giá an toàn, mang đến hiệu quả điều trị bệnh phụ khoa. Nhưng cần được điều trị đúng thuốc, đúng bệnh, tuyệt đối không cắt thuốc bừa bãi, không tự ý sử dụng. Đồng thời, mỗi bài thuốc lại có cách sắc khác nhau, vậy nên, bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn từ thầy thuốc.
Dược liệu trị bệnh phụ khoa
Chữa bệnh phụ khoa bằng dược liệu từ lâu đã là phương pháp được nhiều chị em lựa chọn. Các dược liệu này có thành phần chứa nhiều hoạt chất mạnh, giúp khắc phục các triệu chứng mà bệnh phụ khoa gây ra một cách hiệu quả. Phương pháp này tận dụng 100% từ thiên nhiên nên lành tính, ít gây tác dụng ngoài ý muốn. Đặc biệt, các dược liệu này dễ dễ tìm kiếm, giá thành không cao nên giúp chị em tiết kiệm chi phí tối đa.
Tuy nhiên, người dùng cần nhớ rằng, hiệu quả mà dược liệu mang lại cũng tùy thuộc vào cơ địa cùng khả năng hấp thụ của mỗi người. Vì thế, quá trình áp dụng đòi hỏi sự kiên trì để đạt được kết quả trị bệnh như mong muốn.
Cây ngải cứu
Cây ngải cứu thuộc họ cúc, tên khoa học là Artemisia vulgaris L. Loại cây này dễ dàng nhận biết thông qua đặc điểm lá mọc so le, không có cuống, mặt trên lá màu xanh thẫm, mặt lá bên dưới màu trắng tro và có lông nhung ở mặt dưới lá.
Trong Y học cổ truyền, ngải cứu có vị hơi đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tiêu viêm, sát khuẩn, trấn thống và lý khí huyết. Nhờ đó, thảo dược giúp chữa trị các bệnh như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến, viêm cổ tử cung,...
Y học hiện đại cũng đã phát hiện trong lá ngải có thành phần anabsinthine - hoạt chất ức chế vi khuẩn có hại, chống oxy hóa, thúc đẩy chữa lành tổn thương tại niêm mạc của âm đạo.
Lá trầu không
Lá trầu thuộc họ hồ tiêu với tên khoa học là Piper betle. Loại lá này nổi tiếng với tác dụng chữa bệnh da liễu, bên cạnh đó còn được dùng phổ biến trong điều trị bệnh phụ khoa.
Cụ thể, lá trầu sở hữu tính dược học cao, chứa thành phần nhiều khoáng chất (canxi, iốt, phốt pho, sắt, kali), vitamin (vitamin A, vitamin B1, vitamin B2) cùng các hoạt chất chất tốt cho phụ khoa (eugenol, caryophyllene, terpinene, cadinene, terpinolene và 3-carene). Các chất này sẽ giúp ức chế hoạt động của nhiều chủng loại vi khuẩn, virus và nấm gây hại. Từ đó hỗ trợ điều trị tốt những bệnh về phụ khoa.
Trinh nữ hoàng cung
Cây trinh nữ hoàng cung là dược liệu được sử dụng rất nhiều trong quá trình điều trị bệnh phụ khoa. Bởi theo các thầy thuốc Y học cổ truyền cho biết, cây có tính cay, vị đắng, mang tác dụng tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc. Đồng thời, nghiên cứu y học hiện đại cũng tìm thầy hơn 11 acid amin có lợi, kết hợp cùng glucan A, glucan B giúp điều trị u xơ, ung thư tử cung, u nang buồng trứng hiệu quả.
Người dùng cần chú ý rằng phải sơ chế sạch sẽ các dược liệu trước khi dùng. Tốt nhất là nên ngâm với nước muối loãng từ 5 - 10 phút để diệt sạch khuẩn. Đồng thời, tuyệt đối không dùng nguồn thảo dược kém chất lượng, còn tồn dư thuốc trừ sâu để tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Trong tự nhiên có nuôi dưỡng vô vàn vị thuốc quý, ngoài những dược liệu kể trên, chuyên gia cũng thống kê nhiều dược liệu khác có tác dụng chữa trị bệnh phụ khoa tích cực.
Huyệt đạo trị bệnh phụ khoa
Để điều trị bệnh phụ khoa, phương pháp xoa bóp, bấm huyệt được áp dụng phổ biến. Khi tác động lên các huyệt vị phù hợp sẽ giúp đả thông kinh mạch, hồi phục chức năng tạng phủ, điều trị tình trạng huyết ứ, khí trệ. Nhờ đó, bệnh phụ khoa được đẩy lùi hiệu quả.
Cách xoa bóp, bấm huyệt trị bệnh phụ khoa rất đơn giản, chỉ cần xác định được chính xác vị trí huyệt đạo, sau đó tác động day ấn theo chiều kim đồng hồ từ 1 - 2 phút. Mỗi ngày nên tiến hành đều đặn 2 lần vào buổi sáng và buổi tối, sau khoảng 4 tuần sẽ thấy triệu chứng bệnh được thuyên giảm rõ rệt.
Nhưng để đảm bảo an toàn sức khỏe và phát huy hiệu quả điều trị tốt nhất, thầy thuốc đưa ra một số lưu ý quan trọng như sau:
- Không xoa bóp, bấm huyệt lên vị trí huyệt đạo đang có vết thương hở, bị sưng viêm hoặc chảy máu.
- Cắt móng tay ngắn gọn và vệ sinh sạch sẽ trước khi tiến hành xoa bóp, bấm huyệt trị bệnh.
- Nếu chưa chắc chắn xác định được vị trí huyệt đạo và kỹ thuật day bấm, bạn cần gặp bác sĩ Đông y để được hướng dẫn chi tiết.
- Một số đối tượng chống chỉ định áp dụng phương pháp này gồm phụ nữ có thai, đang bị thủng dạ dày, viêm ruột thừa hoặc mắc bệnh viêm vòi trứng vỡ.
Sau khi thăm khám, chẩn đoán, thầy thuốc sẽ xác định được loại bệnh và nguyên nhân gây ra bệnh. Từ đó, lựa chọn huyệt đạo tương ứng để chữa bệnh như sau: