Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao tình trạng sức khỏe của mỗi người. Mỗi thể trạng, mỗi độ tuổi, đặc điểm cơ địa, tình trạng bệnh khác nhau sẽ có chế độ dinh dưỡng riêng biệt. Tuy nhiên không phải cũng hiểu đúng về quá trình xây dựng nên thói quen ăn uống khoa học. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức quan trọng về một chế độ dinh dưỡng hợp lý.

dinh dưỡng cho người bệnh
Dinh dưỡng là yếu tố quyết định cho sức khỏe người bệnh

Thế nào là chế độ dinh dưỡng hợp lý dành cho người bệnh?

Chế độ dinh dưỡng là thuật ngữ chỉ chế độ ăn uống hằng ngày của mỗi người. Thông thường ở những độ tuổi khác nhau, giới tính và các giai đoạn phát triển khác nhau, cơ thể con người sẽ đòi hỏi những nhu cầu về dinh dưỡng khác nhau. 

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý đảm bảo cung cấp nhu cầu năng lượng cho một ngày dài, giúp cho các bộ phận trong cơ thể hoạt động hiệu quả. Việc nạp quá nhiều hoặc quá ít năng lượng so với khẩu phần ăn tiêu chuẩn có thể gây nên hiện tượng béo phì hoặc suy dinh dưỡng.

chế độ dinh dưỡng
Cần cân đối dinh dưỡng trong từng bữa ăn

Thông thường chế độ ăn uống hợp lý trong 1 ngày sẽ được chia thành 3 bữa chính, bao gồm: Bữa sáng, bữa trưa và bữa tối.

  • Bữa sáng: Trong khi nhiều người bận rộn thường bỏ qua hoặc không chú trọng nhiều vào cung cấp dinh dưỡng trong bữa sáng, trên thực tế, đây là bữa ăn đóng vai trò quan trọng nhất. Để đảm bảo có đủ năng lượng cho cả buổi sáng, bạn nên ăn các món chứa tinh bột (bánh mì, bún, phở, sandwich…), kết hợp với thịt, cá, trứng, rau củ. Đối với người đang trong chế độ ăn kiêng có thể ăn các loại ngũ cốc từ hạt (yến mạch, hạt chia, nho khô, hạt bí…). Tránh xa các món ăn tiện lợi như chuối, đồ ngọt, nước ép trái cây hoặc đồ ăn vị cay…
  • Bữa trưa: Bạn nên đảm bảo bữa trưa có đầy đủ chất xơ, tinh bột và đạm. Nếu đang trong quá trình giảm cân, bạn có thể giảm lượng tinh bột khó tiêu và thay thế bằng các loại tinh bột tốt như khoai lang, gạo lứt hoặc tăng khẩu phần cho các món ăn phụ để tránh bị đói hoặc đau dạ dày.
  • Bữa tối: Nên giữ thói quen ăn bữa tối nhẹ nhàng vì bạn sẽ không cần quá nhiều dưỡng chất vào cuối ngày. Khi ăn tối quá no sẽ làm cho áp suất dạ dày tăng, khiến cơ quan này làm việc quá sức có thể gây đau dạ dày, khó tiêu, đầy bụng, nguy cơ béo phì.

Vai trò của dinh dưỡng đối với người bệnh

Vai trò của chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đã được chứng minh trong y học cổ truyền và y học hiện đại ngày nay.

Vai trò của dinh dưỡng theo đánh giá của các đại danh y

Từ xa xưa, các vị Đại danh y trong y học cổ truyền Việt Nam có rất nhiều nghiên cứu và thành tựu trong việc chứng minh vai trò của chế độ dinh dưỡng với sức khỏe người bệnh. Danh y Tuệ Tĩnh ở thế kỷ thứ XIV đã tổng kết trong cuốn “Nam dược thần hiệu” hàng nghìn bài thuốc hay về cách trị 184 loại bệnh khác nhau. Trong đó hầu hết các các kinh nghiệm dân gian, các bài thuốc cổ truyền do ông học tập, nghiên cứu hoặc đúc kết từ quá trình hành nghề y của mình. 

Đồng thời qua đó, Danh y Tuệ Tĩnh đã góp phần lớn giúp y học dân gian nước ta tách biệt hoàn toàn, không lệ thuộc vào thuốc bắc. Tuy nhiên vào thời đó, quan niệm về chế độ dinh dưỡng chưa được hình thành rõ ràng nhưng có thể thấy rõ các bài thuốc mà ông sử dụng hầu hết đều xuất phát từ các nguyên liệu quen thuộc trong chế biến thực phẩm như hành, tỏi, riềng, sả, tía tô, nghệ, hạt sen…

Đến thế kỷ thứ XVII, Hải Thượng Lãn ông Lê Hữu Trác đã có những phát hiện sâu rộng và uyên bác về lĩnh vực y học. Ông là người quan niệm rằng bể học là bao la, kiến thức y lý và vô tận. Tuy nhiên điều quan trọng là phải biết học và ứng dụng cụ thể với đặc điểm địa lý và cơ địa người Việt Nam. Trong cuốn “Hải thượng y tông tâm lĩnh” ông đã trực tiếp chỉ ra “có thuốc mà không có ăn thì cũng đi đến chỗ chết”. Từ đó khẳng định vai trò quan trọng của chế độ dinh dưỡng cho người bệnh

Hải Thượng Lãn Ông
Hải Thượng Lãn Ông từng khẳng định: “có thuốc mà không có ăn thì cũng đi đến chỗ chết”

Ngoài ra, Danh y Lê Hữu Trác còn cho ra đời “Nữ công thắng lãm” hướng dẫn làm các món ăn bổ dưỡng cho người bệnh, thông qua việc kết hợp các nguyên liệu đời thường với các vị thuốc.

Tầm quan trọng của dinh dưỡng với người bệnh hiện nay

Ngày nay, hình thành và duy trì thói quen dinh dưỡng không chỉ giúp bạn có thể tránh được bệnh tật mà trong một số trường hợp có tác dụng giảm triệu chứng bệnh, nâng cao sức đề kháng. Dưới đây là một số vai trò không thể bỏ qua của một bữa ăn hợp lý:

Bồi bổ và phục hồi cơ thể

  • Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh giúp cung cấp dưỡng chất cho cơ thể để duy trì sự sống. Khi cơ thể mắc bệnh báo hiệu các hệ miễn dịch và cơ quan đã bị tổn thương do vi khuẩn tấn công. Chính vì vậy, song song với việc dùng thuốc, người bệnh cần có chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng và hồi phục sức khỏe. Ví dụ như người sau mổ hoặc bệnh nhân sốt rét nếu được bồi dưỡng sẽ phục hồi nhanh hơn.
chế độ dinh dưỡng cho người bị ốm
Người bệnh nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

Hỗ trợ điều trị bệnh

  • Việc ăn uống có thể giúp tác động hoặc hỗ trợ loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh. Đối với một số bệnh như ngộ độc, nhiễm khuẩn, viêm gan, tiểu đường, bệnh thận, huyết áp, sốt virus… chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị, hỗ trợ giảm triệu chứng và đẩy lùi căn nguyên gây bệnh một cách an toàn.

Tăng cường đề kháng, phòng tránh bệnh

  • Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh khả năng nâng cao đề kháng trong dinh dưỡng. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ phản ứng tốt hơn trước sự tấn công của vi khuẩn. Thời gian vi khuẩn khu trú trên cơ thể sẽ bị giới hạn nếu các hệ cơ quan đủ khỏe để chống lại nó.

Điều hòa các hệ cơ quan trong cơ thể

  • Chế độ dinh dưỡng có khả năng điều trị rối loạn cơ chế điều hòa của hệ cơ quan. Ví dụ bệnh tiểu đường là biểu hiện của rối loạn đường huyết, đột quỵ do sự hình thành máu đông, đau dạ dày do rối loạn axit… Chính vì vậy, lượng thức ăn còn ảnh hưởng tới nội tiết tố và các chất hóa học bên trong cơ thể như adrenalin, thyroxin…

Thúc đẩy sản sinh tế bào mới, làm lành vết thương

  • Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc hỗ trợ làm liền da, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng giúp thúc đẩy sản sinh tế bào mới, khiến các vết thương mau lành, lên da non. Ngược lại, nắm bắt được các thực phẩm nên kiêng sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ sẹo lồi, sẹo xấu, sưng viêm.

Tăng cường lưu thông máu, cải thiện tinh thần

  • Thức ăn tác động rất tốt tới hệ thần kinh trung ương. Ăn uống đúng bữa, phù hợp với tình trạng sức khỏe có thể khiến cơ thể sinh ra các hormone “hạnh phúc”, tăng cường lưu thông máu tới các bộ phận trong cơ thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ, lạc quan, xua tan căng thẳng, mệt mỏi.
chế độ dinh dưỡng cho người bệnh
Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ đem lại sức khỏe cả thể chất và tinh thần

Chế độ dinh dưỡng giúp hoàn thiện cơ thể

  • Đối với một số đối tượng như phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc trẻ nhỏ là những người dễ bị vi khuẩn tấn công đồng thời cần đặc biệt chú trọng dinh dưỡng hằng ngày. Một chế độ dinh dưỡng đảm bảo sẽ giúp cải thiện các biểu hiện bệnh đồng thời tăng cường sức khỏe, giúp bảo vệ sức khỏe cho bà bầu và thai nhi, cho trẻ nhỏ cao khỏe, giảm nguy cơ thấp còi.

10 tiêu chuẩn của một chế độ dinh dưỡng cho người bệnh hợp lý

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh bao gồm những gì? Thắc mắc này của không ít bạn đọc sẽ được giải đáp qua 10 tiêu chuẩn cơ bản hình thành nên một chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Đảm bảo bữa ăn của bạn đầy đủ 5 nhóm chất

Bất kể bữa ăn nào của bạn đều cần có đủ các dưỡng chất từ đạm, tinh bột, chất béo, vitamin, muối khoáng. Một loại thực phẩm có thể chứa từ 1 đến 2 dưỡng chất nhưng không thực phẩm nào chứa đầy đủ nhu cầu cho cả cơ thể.

thế nào là chế độ dinh dưỡng khoa học
Bữa ăn dinh dưỡng cần đảm bảo đầy đủ các chất cần thiết

Chính vì vậy, việc kết hợp các loại thực phẩm khác nhau sẽ giúp đảm bảo dinh dưỡng và gia tăng khẩu vị. Trung bình một người cần nạp ít nhất 15 loại thực phẩm chứa các chất kể trên.

Cân bằng giữa lượng thức ăn từ thực vật và động vật

Các loại cá, trứng, tôm, sữa, cua có lượng axit amin cần thiết cao cần thiết cho cơ thể. Trong khi đó các loại thực vật lại chứa rất ít cholesterol. Tỷ lệ duy trì giữa lượng đạm thực vật/động vật nên là ⅓ hoặc ½. Bạn nên thường xuyên bổ sung cá món ăn từ cá biển trong bữa ăn hàng ngày.

Tận dụng chất béo từ các loại hạt

chế độ dinh dưỡng từ các loại hạt
Các chuyên gia khuyến khích thay mỡ động vật bằng dầu thực vật.

Vừng, lạc là các thực phẩm chứa cả chất béo lẫn đạm. Trong đó các axit béo này có ít cholesterol, vitamin B nên tốt cho tim mạch và cân nặng. Bạn nên ưu tiên sử dụng các loại dầu có chiết xuất từ thực vật.

Thói quen ăn nhạt

Hình thành thói quen ăn nhạt có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, thận, hen suyễn, huyết áp giúp bạn sống lâu hơn. Lượng muối trung bình mỗi ngày cơ thể cần là 5g. Ngoài ra bạn nên bổ sung iot trong khi chế biến món ăn để phòng chống bệnh bướu cổ.

Ăn rau, củ hằng ngày

bị ốm nên ăn gì
Bổ sung đầy đủ rau củ hoa quả

Các món ăn từ rau, củ, quả chứa rất nhiều dưỡng chất tốt như chất xơ, các loại vitamin A, B, C, D, kẽm, chất khoáng. Một số loại củ có tính kháng viêm cao như tỏi, hành giúp chữa được rất nhiều bệnh, giúp cơ thể giải phóng độc tố, cholesterol dư thừa và tốt cho tiêu hóa. Lượng rau củ người trưởng thành cần tiêu thụ là khoảng 300g/ngày và trẻ nhỏ là 200g. Để thay đổi khẩu vị, bạn có thể kết hợp nấu nhiều loại củ quả với nhau hoặc ninh lấy nước cốt.

Chú ý giữ vệ sinh thực phẩm

Trước vấn đề an toàn vệ sinh ngày nay, bạn nên đảm bảo thực phẩm được mua ở các địa chỉ uy tín, không có chất bảo quản, chất kích thích tăng trưởng. Ngoài ra, khi chế biến cần đảm bảo loại bỏ sạch cặn bẩn, bùn đất, nên ngâm với nước muối trước khi tiến hành đun nấu. Các chất độc hại thường không ảnh hưởng ngay mà khiến cơ thể ủ bệnh trong thời gian dài.

Uống đủ nước

Trung bình một ngày, mỗi người cần nạp đủ từ 2 – 2,5l nước. Trong đó chỉ có khoảng 1 – 1,5l được đưa vào cơ thể thông qua nước uống và số còn lại đến từ bữa ăn. Uống đủ lượng nước cần thiết sẽ giúp đào thải độc tố và cặn bã qua đường tiểu. 

Nước chiếm tới ½ trọng lượng cơ thể người trưởng thành và ⅔ ở trẻ nhỏ nên thiếu nước có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề như mệt mỏi, chân tay khô, ngất xỉu thậm chí phù não…Ngoài ra bạn có thể luyện tập thói quen uống nước bằng việc uống trà loãng hoặc trái cây….

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh

Trẻ nhỏ cần bú mẹ ngay sau khi sinh và duy trì trong 6 tháng đầu. Trong 24 tháng tiếp theo, mẹ nên kết hợp dinh dưỡng trong chế độ ăn dặm và tiếp tục cho bú sữa. 

Việc ăn chỉ nên diễn ra sau 6 tháng và nên khuyến khích ăn các thức ăn dạng mề, từ nước rau củ, không nên cho gia vị vì có thể ảnh hưởng tới thận của trẻ nhỏ. Các mẹ không nên cho ăn dặm quá sớm hoặc cai sữa quá sớm sẽ ảnh hưởng xấu tới sự phát triển tầm vóc và thể chất sau này.

Bổ sung sữa phù hợp

Đối với người trưởng thành và trẻ từ 6 tuổi trở nên có thể uống sữa để cung cấp năng lượng, cải thiện vóc dáng. Không chỉ riêng sữa bò mà bạn đọc có thể tham khảo các chế phẩm của sữa hoặc các loại sữa dê, sữa hạt…

dinh dưỡng cho người bệnh
Không chỉ trẻ nhỏ mà cả người lớn cũng cẩn bổ sung sữa phù hợp

Người già hấp thụ kém có thể lựa chọn các sản phẩm riêng biệt. Tuy nhiên người mắc các bệnh ngoài da như mụn, mẩn ngứa, vảy nến nên hạn chế các sản phẩm từ sữa bò.

Kết hợp thói quen luyện tập phù hợp

Một chế độ thể dục thể thao hợp lý có thể giúp kích thích cảm giác ngon miệng, giải phóng năng lượng và nâng cao thể chất. Bạn nên duy trì song song giữa chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp nhất. Đồng thời hạn chế tiếp xúc với các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh hợp lý là yếu tố quan trọng giúp nâng cao chất lượng cuộc sống. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và nhu cầu sẽ có những chế độ ăn khác nhau. Mong rằng qua bài viết trên đây đã giúp người đọc “bỏ túi” những kiến thức cần thiết để xây dựng chế độ dinh dưỡng cho riêng mình.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan