Cây dứa dại mọc hoang phổ biến tại nhiều tỉnh thành của nước ta. Cây thuốc này có tác dụng trong việc điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như xơ gan, tiểu đường, bí tiểu, sỏi thận…. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm, thành phần và công dụng của thảo dược này, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chuyên trang.
Những thông tin về cây dứa dại
Là một giống cây mọc hoang ở nhiều nơi, tuy nhiên, ít người biết tới công dụng của cây dứa dại với sức khỏe con người cũng như những thông tin cần thiết về chúng.
Dưới đây là những thông tin về cây dứa dại:
- Tên dược liệu: Cây dứa dại
- Tên gọi khác: Dứa núi, dã ba la, sơn ba la, dứa gai,… Cây thuốc này còn được gọi theo một số tên khác theo người dân tộc: Mạy lạ (Tày), Co nam lụ (Thái), Lâu kìm (Dao)
- Tên gọi theo khoa học: Pandanus tonkinensis Mart. ex B. Stone
- Thuộc họ: Pandamus
Đặc điểm thực vật của cây dứa dại
Là cây thuốc quý và có nhiều dược tính, cây dứa dại có những đặc điểm nổi bật sau đây:
- Cây thuốc có chiều cao trung bình từ khoảng 3m đến 4m. Phân thành từng nhánh ở trên ngọc và thân cây có nhiều rễ phủ xuống đất.
- Lá cây dứa dại có đặc điểm rất dài, khoảng từ 1m đến 2m. Chung mọc thành từng chùm ở đầu nhánh. Mép lá cây có nhiều gai nhọn, sắc và chính giữa có một đường gân chạy qua.
- Cụm hoa của cây thuốc mang quả sẽ phát triển thành từng khối có hình dạng tựa quả trứng, có cuống và dài khoảng 15 - 25cm.
- Quả cây dứa dại có màu xanh, khi chín sẽ chuyển sang màu vàng cam rất bắt mắt. Quả hạch phẳng, góc cạnh và ở đỉnh tạo thành hình bướu, nhiều hốc, nhiều cạnh. Ở nhiều khuôn viên, người ta lựa chọn cây dứa dại cảnh để trang trí vườn tược thêm đẹp mắt.
Cây dứa dại và cây dứa thường có những đặc điểm gần giống nhau. Tuy nhiên, bộ phận quả có một số chi tiết khác nhau. Quả dứa thường có múi thưa, khe hở, khi chín có mùi thơm. Với quả dứa dại, các mùi liền khít với nhau và không có khe hở. Người bệnh cần phải lưu ý khi lựa chọn dược liệu này
Cây dứa dại mọc ở đâu? Phân bổ như thế nào?
Là một loại dược liệu hoang dại, mọc tự nhiên nên cây thuốc này có điều kiện sống khá đa dạng, thích hợp với nhiều thời tiết khác nhau. Tại Việt Nam, có thể dễ dàng tìm thấy chúng ở ven bờ ao, bờ sông, ven biển hay những khu vực có đất ngập mặt. Chúng xuất hiện ở nhiều tỉnh thành tại nước ta: Quảng Ninh, Hà Nam, Hòa Bình, Kiên Giang, Bình Thuận, Đồng Nai…
Ngoài ra, có thể thấy loại cây này ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở các nước châu Á: Lào, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Srilanka….
Tác dụng của cây dứa dại với sức khỏe con người rất tốt. Vậy nên, hiện nay, chúng được nhân giống và nuôi trồng tại nhiều cơ sở, trung tâm dược liệu trên toàn quốc.
Thu hoạch và bào chế
Rất nhiều bộ phận của dược liệu đều có thể sử dụng để làm thuốc: rễ, hoa, quả, lá và đọt non. Tuy nhiên, mỗi bộ phận lại có cách thu hái vào thời điểm khác nhau để đảm bảo được dược tính cũng như nhiều chất dinh dưỡng nhất từ chúng.
Lá, đọt non, rễ đều có thể thu hoạch quanh năm. Với rễ cây dứa dại, không nên thu hái rễ nằm quá sâu dưới đất, chỉ nên sử dụng rễ bám đất. Với quả dứa dại, mùa đông chính là thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch.
Sau khi thu hái xong, việc bào chế được thực hiện theo những cách sau:
- Thu hái xong, đọt non, rễ, quả và lá cần được làm sạch, thái mỏng rồi đem sấy hoặc phơi khô. Dược liệu khi được phơi khô sẽ giữ được lâu hơn mà không mất đi dưỡng chất.
- Cách ngâm cây dứa dại như sau: Quả dứa dại sau khi được rửa sạch, ngâm với rượu 40 độ. Ngâm khoảng 30 ngày để các dưỡng chất ngấm ra rượu.
Để đảm bảo được dược tính của cây, sau khi sấy hoặc phơi khô, cây dứa dại phải được bảo quản trong túi kín, tránh mối mọt, ẩm mốc và đặt tại nơi khô ráo, thoáng mát.
Cây dứa dại có tác dụng gì với sức khỏe?
Tác dụng của cây dứa dại đã được chứng minh trong y học cổ truyền và nghiên cứu khoa học hiện đại. Đây thật sự là một loại dược liệu tốt cho sức khỏe, được sử dụng làm thành nhiều bài thuốc khác nhau.
Tác dụng trong y học cổ truyền
Nhiều bộ phận của cây được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh và mỗi bộ phận sẽ có tính khác nhau:
- Rễ cây có tính mát
- Quả có tính bình
- Đọt non có tính hàn
- Hoa có tính lạnh
Dân gian thường sử dụng cây thuốc này để chữa một số bệnh lý:
- Quả dứa dại có tác dụng cường tâm, ích huyết, phá tích trệ, giải rượu độc, tiêu đờm và bổ tỳ vị.
- Hoa dứa dại có khả năng trừ thấp nhiệt, thanh nhiệt, cầm tiêu chảy do bị nhiệt đọc và lợi thủy.
- Đọt non giúp lương huyết, thanh nhiệt, sinh cơ, tán nhiệt độc, sinh cơ và chỉ huyết.
Ngoài ra, cây dứa dại còn có khả năng hỗ trợ điều trị các chứng bệnh: cảm sốt, sỏi thận, thấp khớp, viêm đường tiết niệu, lòi dom, đinh râu...
Tác dụng trong nghiên cứu khoa học hiện đại
Trong nghiên cứu khoa học hiện đại, cây thuốc có chứa nhiều hoạt chất: tinh dầu, acetate, salicylate, aldehyd, alcohol, guaiaco.... Những dưỡng chất này có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị viêm gan B, sỏi thận, tiêu đờm, bổ máu, giải độc, mộng mắt…
Rễ dứa dại có chứa Silymarin - hoạt chất có tác dụng bảo vệ tế bào gan khi bi virus tấn công. Ngoài ra, chúng kích thích quá trình tái tạo cấu trúc của những tế bào bị tổn thương, phá hủy, giúp cải thiện chức năng gan. Từ đó tác động tới việc điều trị men gan tăng cao và gan nhiễm mỡ.
Cây dứa dại trị bệnh gì? Các bài thuốc từ dược liệu
Theo dân gian, có không ít những bài thuốc từ dược liệu này giúp điều trị bệnh rất hiệu quả. Dưới đây là một số bài thuốc phổ biến và được nhiều người áp dụng từ cây dứa dại.
Bài thuốc cây dứa dại chữa bệnh tiểu đường
Tiểu đường là bệnh lý thường gặp ở những đối tượng độ tuổi từ 30 trở lên. Sử dụng cây dứa dại sẽ hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Chuẩn bị nguyên liệu: 20 - 30gr quả dứa dại.
Các bước thực hiện:
- Rửa sạch quả dứa dại, thái nhỏ vừa phải rồi sấy hoặc phơi khô.
- Cho vào ấm cùng khoảng 500ml nước. Đun sôi rồi vặn nhỏ lửa, đun khoảng 15 - 20 phút, khi nước chỉ còn lại 250ml và các dưỡng chất đã ngấm ra nước thì tắt bếp.
- Sử dụng thuốc trước khi ăn cơm và dùng khi còn nóng sẽ dễ uống hơn.
Với cách nấu nước cây dứa dại này, người bệnh cần kiên trì áp dụng 1 - 2 tháng để thấy được hiệu quả.
Bài thuốc cây dứa dại giải nhiệt
Uống nước cây dứa dại có tác dụng gì? Sử dụng đọt non kết hợp cùng một số dược liệu khác có tác dụng giải nhiệt cơ thể hiệu quả.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 30gr đọt non
- 5gr cỏ bấc đèn
- 30gr xích tiểu đậu
- 15 cái búp tre
Các bước thực hiện:
- Các nguyên liệu phải rửa sạch, để ráo nước trước khi sắc thành thuốc.
- Cho rất cả nguyên liệu vào ấm, đun cùng 1 lít nước. Đun sôi rồi vặn nhỏ lửa, khi nước còn khoảng 500ml thì tắt bếp.
Phần thuốc còn lại sử dụng trong ngày, chia thành nhiều lần uống khác nhau.
Bài thuốc cây dứa dại chữa xơ gan
Sử dụng rễ cây dứa dại cùng một số nguyên liệu khác để hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 20 - 30gr cỏ lưỡi mèo
- 20 - 30gr rễ cỏ xước
- 30 - 40gr rễ dứa dại
Các bước thực hiện:
- Đun 700ml nước cùng các dược liệu. Đun sôi và vặn nhỏ rửa, đun trong khoảng 15 - 20 phút để các dưỡng chất ngấm ra thuốc thì tắt bếp.
- Chia thuốc thành 2-3 lần uống và sử dụng trong ngày.
- Kiên trì dùng 1 tháng để thấy được hiệu quả.
Bài thuốc cây dứa dại chữa bệnh trĩ đơn giản
Rễ và đọt non từ dược liệu có thể chữa bệnh trĩ đơn giản, trĩ ngoại, trĩ nội, giúp co nhỏ búi trĩ và giảm đau hiệu quả.
Bài thuốc 1: Đắp thuốc
Chuẩn bị nguyên liệu: Đọt non và rễ dứa dại.
Các bước thực hiện:
- Rửa sạch rễ và đọt non, để ráo nước.
- Giã hoặc xay nhỏ, rồi đắp lên búi trĩ.
- Áp dụng trong 30 ngày sẽ thấy búi trĩ co nhỏ lại và những cơn đau sẽ từ từ chấm dứt.
Bài thuốc 2: Xông hơi
Chuẩn bị nguyên liệu: Đọt non và rễ dứa dại
Các bước thực hiện:
- Rửa sạch rễ và đọt non, để ráo nước.
- Đun dược liệu với nước, chờ khoảng 15 phút thì tắt bếp.
- Xông hơi vùng búi trĩ (có thể sử dụng nước thuốc để rửa). Trước khi xông hơi cần phải lưu ý tới nhiệt độ của nước. Không nên để nước quá nóng sẽ gây bỏng rát vùng hậu môn.
Bài thuốc cây dứa dại điều trị viêm gan B
Người bệnh mắc viêm gan B có thể sử dụng bài thuốc từ cây dứa dại để điều trị.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 12gr quả dứa dại
- 12gr nhân trần
- 12gr cốt khí củ
- 6gr ngũ vị tử
- 4gr cam thảo
Các bước thực hiện:
- Đun các dược liệu cùng 1 lít nước. Đun sôi rồi vặn nhỏ lửa, chờ khoảng 20 phút, khi thuốc chỉ còn 500ml thì tắt bếp.
- Chia thuốc làm 2-3 lần uống trong ngày, sử dụng trước khi ăn cơm sẽ phát huy được tác dụng của thuốc.
Bài thuốc cây dứa dại điều trị viêm gan do siêu vi
Sự kết hợp của cây dứa dại với các loại dược liệu khác giúp hỗ trợ điều trị viêm gan do siêu vi hiệu quả.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 12gr quả dứa dại
- 12gr nhân trần
- 12gr cốt khí củ
- 4gr cam thảo
- 6gr ngũ vị tử
- 8gr diệp hạ châu
- 8gr trần bì
Các bước thực hiện:
- Đun tất cả các nguyên liệu với 500ml nước. Đun sôi và nước thuốc chỉ còn 150ml thì tắt bếp.
- Sử dụng thuốc trong ngày và chia làm 3 lần uống.
- Sử dụng khi thuốc còn nóng sẽ dễ hơn.
Ngoài những bài thuốc trên, cây dứa dại chữa mụn là bài thuốc được nhiều người áp dụng và mang lại kết quả tốt. Không những vậy, đây còn là liều thuốc bổ giúp giải độc, thanh nhiệt và tăng cường sức khỏe.
Mua cây dứa dại ở đâu? Bao nhiêu tiền
Cây dứa dại là thảo dược mọc hoang ở nhiều nơi. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tiếp cận được dược liệu này. Đôi khi sự nhầm lẫn giữa các dược liệu sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cũng như quá trình điều trị bệnh của người dùng.
Lựa chọn cây dứa dại để làm thuốc chữa bệnh, người tiêu dùng hoàn toàn có thể mua sản phẩm sau khi đã được bào chế khô tại các cơ sở, đại lý. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều hiệu thuốc Đông y hay đại lý phân phối dược liệu có bán cây dứa dại với giá dao động từ 180.000 VNĐ - 250.000 VNĐ / kg.
Tuy nhiên, người tiêu dùng cần tìm kiếm đại lý uy tín để mua sản phẩm, đảm bảo được chất lượng và an toàn cho sức khỏe. Trong đó, trung tâm nghiên cứu nuôi trồng và phát triển dược liệu Vietfarm là thương hiệu có tiếng trên thị trường hiện nay. Với việc nuôi trồng, thu hoạch, bào chế và đóng gói đảm bảo quy chuẩn GACP - WHO, sản phẩm của Vietfarm khi đến tay người tiêu dùng luôn là sản phẩm chất lượng nhất.
Cây dứa dại khô tại Vietfarm được đóng gói trong túi 0.5 kg và 1kg với giá niêm yết 95.000 VNĐ/ 0.5 kg. Đặc biệt, khách hàng của Vietfarm sẽ được hỗ trợ vận chuyển miễn phí với mỗi hóa đơn có giá trị từ 500.000 VNĐ trở lên.
Những lưu ý khi sử dụng dược liệu dứa dại
Là một cây thuốc quý và có khả năng điều trị được nhiều bệnh lý khác nhau nhưng người bệnh khi áp dụng cần phải lưu ý những điều sau đây để dược liệu đảm bảo được dược tính:
- Với mỗi bệnh lý khác nhau sẽ có liều lượng phù hợp để sử dụng.
- Dứa dại có một lớp trắng bao bên ngoài và chúng có độc tính gây hại cho cơ thể. Khi bào chế người bệnh cần phải lưu ý.
- Phụ nữ mang thai, cho con bé và trẻ sơ sinh không nên sử dụng dược liệu.
- Kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học trong quá trình điều trị bệnh để có được kết quả tốt nhất.
- Cần phải tìm hiểu về các món ăn, thực phẩm phải kiêng kỵ khi sử dụng với cây thuốc này.
- Trước khi áp dụng bài thuốc từ cây dứa dại, cần phải có tham khảo lời khuyên từ những người có chuyên môn về Đông y.
- Người bệnh không được phép tự ý kết hợp giữa thuốc Tây cùng với các bài thuốc của cây dứa dại.
- Khi sử dụng các bài thuốc cây thuốc này, người bệnh cần phải kiên trì áp dụng để thấy được hiệu quả tốt hơn.
Trên đây là những kiến thức về cây dứa dại - thảo dược với công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người. Hy vọng rằng những chia sẻ của chuyên trang sẽ là nguồn thông tin bổ ích gửi tới quý độc giả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!