Huyệt bát liêu được y học cổ truyền đánh giá là có hiệu quả đối với các bệnh vùng lưng, bệnh đường sinh dục,.. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn mơ hồ về cách chữa bệnh này. Bài viết hôm nay sẽ thông tin chi tiết đến bạn đọc về vị trí, công dụng và ứng dụng của huyệt để trị bệnh.
Huyệt bát liêu là gì?
Huyệt bát liêu hay có thể gọi đảo là bát liêu huyệt. Chúng xuất hiện đầu tiên trong cuốn sách cổ có tên Châm cứu Học Thượng Hải. Theo đó, các khái niệm, nội dung về bát liêu huyệt được lý giải kĩ càng.
Tên gọi bát liêu xuất phát từ bát là số 8, liêu là ở cạnh. Tức là có 8 huyệt ở gần ngay bên cạnh xương cùng nên gọi là bát liêu.
Đặc tính của huyệt vị này là thuộc kinh Bàng quang nên chủ trị các căn bệnh về bàng quang, đường sinh dục, đường tiểu và vùng xương cùng. Ví dụ các bệnh cụ thể như: Đau ở xương cùng, đau bụng kinh, đau lưng, đau dây thần kinh hông, bí tiểu, hai chi dưới tê yếu,...
Về cấu trúc, huyệt bát liêu bao gồm 4 cặp huyệt là thượng liêu, thứ liêu, trung liêu, hạ liêu. Các cặp huyệt này nằm đối xứng nhau qua xương sống và theo thứ tự từ trên xuống dưới.
Vị trí huyệt bát liêu và cách xác định
Để thuận tiện cho việc ghi chép và ứng dụng, trong sách Châm cứu Học Thượng Hải đã kí hiệu các huyệt đạo này như sau: BL31 tương ứng huyệt thượng liêu, BL32 tương ứng thứ liêu, BL33 tức huyệt trung liêu và BL34 là huyệt hạ liêu.
Ngoài ra, vị trí và cách xác định các cặp huyệt cũng được ghi chép rõ ràng:
- BL31: Nằm tại lỗ xương cùng đầu tiên, ở vị trí cao nhất lên được gọi là thượng liêu.
- BL32: Nằm ở vị trí lỗ xương cùng thứ hai, đồng thời nằm giữa huyệt thượng liêu và trung liệu nên được gọi là thứ liêu.
- BL33: Tức huyệt trung liêu, có vị trí tại lỗ xương cùng thứ 3, ở giữa huyệt thứ liêu và hạ liêu.
- BL34: Huyệt đạo có vị trí ở lỗ xương cùng thấp nhất tức lỗ xương thứ 4, nằm ngay sau huyệt trung liêu.
Như vậy có thể thấy, vị trí của tám huyệt thuộc bát liêu nằm tương đối thẳng hàng và đối xứng nhau. Vậy nên để xác định vị trí huyệt và chữa bệnh khá dễ dàng.
Tác dụng chữa bệnh của huyệt
Không chỉ có tác dụng chữa bệnh theo đường kinh bàng quang, bát liêu huyệt còn có tác động chữa bệnh đến toàn cơ thể. Đặc biệt, trong sách y học cổ cũng ghi nhận việc kết hợp huyệt bát liêu với các huyệt khác cũng đem lại hiệu quả điều trị cao.
Chữa bệnh theo đường kinh
Huyệt bát liêu có tác dụng: Kiện yêu, kiện thoái, lý hạ tiêu. Nghĩa là có tác dụng làm mạnh lưng, làm mạnh đùi và đả thông cùng hạ tiêu. Do đó các bệnh như đau xương cùng, đau thắt lưng, đau hai bên hông, chân tê bì,... đều có thể chữa khỏi nhờ tác động lên đúng vị trí của huyệt.
Chữa bệnh toàn cơ thể
- Các bệnh liên quan đến sinh dục: Ở nữ là các bệnh như đau bụng khi đến kỳ kinh, kinh nguyệt không đều, xuất hiện khí hư bất thường, sa tử cung,...Còn với nam giới, huyệt chữa các bệnh về liệt dương, di tinh, tinh trùng yếu, suy giảm chức năng sinh lý nam,...
- Bệnh về đường tiểu: Tiểu bí, tiểu rắt, bí đại tiểu tiện…
Kết hợp bát liêu với các huyệt khác để trị bệnh
- Huyệt bát liêu phối cùng huyệt quan nguyên thấu trung cực và tam âm giao điều trị đau bụng kinh (thống kinh).
- Khi phối với huyệt thừa sơn và trường cường giúp chữa bệnh rò hậu môn.
- Phối 2 cặp huyệt thượng liêu, thứ liêu với huyệt hợp cốc và tam âm giao có tác dụng kích thích sinh sản (thúc đẻ).
- Phối cùng các huyệt huyết hải, khí hải, quan nguyên, tam âm giao, tử cung và túc tam lý điều trị tình trạng xuất huyết ở tử cung.
Ứng dụng để châm cứu, bấm huyệt
Bấm huyệt và châm cứu đều là những phương thức trị liệu nổi tiếng thông qua các kích thích vật lý, tác động trực tiếp lên cơ thể. Không chỉ chữa bệnh mà chúng còn giúp phục hồi sức khỏe cơ thể một cách bền vững, an toàn. Do đó, ứng dụng huyệt bát liêu thông qua hình thức châm cứu, bấm huyệt đã trở nên phổ biến và chứng minh được hiệu quả điều trị cao.
Cách châm huyệt
- Chuẩn bị tư thế trước khi châm cứu: Để người bệnh ở tư thế thoải mái sao cho dễ xác định vị trí huyệt bát liêu và dễ thực hiện châm nhất. Tư thế được gợi ý là nằm sấp.
- Châm kim theo hướng thẳng với độ sâu từ 1-2 thốn, cứu 3-7 tráng và ôn cứu trong khoảng thời gian từ 5 đến 20 phút.
- Khi châm đúng vị trí huyệt (hay còn gọi là châm đắc khí) người bệnh sẽ cảm thấy căng tức ở vùng sống cùng, có thể lan xuống hai chân hoặc cảm thấy tê như có tia điện chạy qua.
Cách bấm huyệt
- Bấm huyệt dùng hai ngón tay chính là ngón cái và ngón trỏ. Hai ngón đặt cách nhau một chiều dài bằng bề ngang ngón trỏ và ngón giữa (khoảng 1,5 thốn). Sau đó, day xung quanh bát liêu tạo nhiệt dần dần cho vùng huyệt nóng lên.
- Có thể nắm tay chặt và dùng phần mô ngón tay cái hoặc ngón út để day vào phần huyệt bát liêu.
- Ngoài ra, chà sát cho lòng bàn tay nóng lên rồi đặt vào vùng huyệt cũng giảm đau hiệu quả
Để được điều trị an toàn, hiệu quả bằng hai phương pháp trên, người bệnh nên đến các bệnh viện hoặc phòng khám y học cổ truyền để được các thầy thuốc đông y trực tiếp tiến hành.
Lưu ý khi tác động lên huyệt bát liêu
Tuy chữa bệnh bằng châm cứu hay bấm huyệt là liệu pháp tương đối đơn giản song để tránh những nguy cơ tai biến khi tác động đến huyệt, cần lưu ý một số điều sau:
- Vệ sinh sạch sẽ công cụ chữa bệnh như rửa tay, sát trùng da, sát trùng y cụ,...
- Không áp dụng châm cứu, bấm huyệt cho các vị trí huyệt đang có vết thương hở, bị bầm tím hay có dấu hiệu viêm nhiễm
- Không áp dụng chữa bệnh cho các trường hợp ngay sau khi sử dụng rượu bia, ăn quá no hoặc quá đói
- Một số đối tượng không được áp dụng châm cứu, bấm huyệt là phụ nữ có thai, người có thể trạng yếu, người đang mắc các bệnh xương khớp, bị bệnh ngoại khoa,....
Như vậy thông tin trong bài viết đã chứng minh hiệu quả của việc chữa bệnh bằng huyệt bát liêu. Bạn đọc hãy yên tâm đến các cơ sở Đông y uy tín, chất lượng để thực hiện chữa bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!