Huyệt kiên ngung có tên gọi khác là kiên cốt, biên cốt,…Đây là một trong các huyệt liên quan đến bệnh vai gáy, da và bán thân bất toại. Muốn điều trị các tình trạng này, thầy thuốc sẽ bấm huyệt hoặc châm cứu chính xác vào huyệt kiên ngung. Do vậy, người bác sĩ Đông y phải nắm được những quy tắc kết hợp huyệt và xác định vị trí trước khi thực hiện.
Tổng quan về huyệt kiên ngung
Huyệt kiên ngung được biết đến với những tên gọi như: Biên cốt, kiên tỉnh, thượng cốt, kiên cốt, thiên kiên, trung kiên tỉnh. Huyệt có nguồn gốc từ giáp ất kinh và đặc trưng bởi một số yếu tố sau:
- Số thứ tự của huyệt là 15 trong kinh đại trường.
- Là giao hội của kinh tiểu trường, đại trường và mạch dương duy.
Theo đặc điểm giải phẫu, huyệt nằm ngay dưới da và là giao của bó cùng vài cơ delta và khe giữa bó đòn. Bên cạnh đó, huyệt này còn chịu sự tác động của dây thần kinh C4, thần kinh mũ nên có liên quan đến các tình trạng bệnh đau vai gáy, đau cổ và cử động.
Cũng chính bởi những đặc điểm này mà thầy thuốc Đông y thường thực hiện bấm huyệt hoặc châm cứu vào huyệt kiên ngung để điều trị bệnh. Lưu ý, việc xác định chính xác vị trí của huyệt sẽ tác động trực tiếp đến hiệu quả trên bệnh nhân sau đó nên cần thận trọng.
Vị trí huyệt kiên ngung
Huyệt kiên ngung có vị trí khó xác định, dễ bị nhầm lẫn so với những huyệt khác. Do vậy để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị, bệnh nhân nên lựa chọn những cơ sở thăm khám Đông y uy tín để điều trị.
Theo các chuyên gia y học, việc xác định vị trí huyệt kiên ngung có thể thực hiện theo 2 cách sau.
Cách 1:
- Thầy thuốc hướng dẫn bệnh nhân đưa cánh tay lên cao, sau đó tìm phần lõm ngoài của bờ vai.
- Vị trí nằm giao giữa xương vai và cánh tay chính là huyệt kiên ngung.
Cách 2:
- Thầy thuốc hướng dẫn bệnh nhân dang ngang hai bên cánh tay.
- Ở phần giao giữa mấu động xương cánh tay và mỏm cùng vai sẽ thấy hai vị trí bị lõm xuống.
- Vị trí lõm nhỏ hơn ở phía trước chính là huyệt kiên ngung.
- Dựa vào cách thực hiện trên mà thầy thuốc sẽ tìm thấy vị trí huyệt, sau đó tiến hành các tiếp các bước điều trị theo phác đồ.
Công dụng và sử dụng bát phong huyệt trong điều trị
Huyệt kiên ngung là nút giao của nhiều huyệt khác trong cơ thể, do vậy khi tác động sẽ giúp trị được nhiều chứng bệnh, đồng thời có thể bồi bổ nguyên khí. Theo các thầy thuốc Đông y, kiên ngung giúp điều hòa thanh tiết hỏa khí, hỗ trợ trục thấp, khu phong, giải nhiệt rất tốt. Chính vì vậy huyệt thường được sử dụng trong điều trị bệnh ở phần cánh tay, vai, khớp hoặc đau do chứng bán thân bất toại, phong thấp…
Trong các phác đồ điều trị Đông y, thầy thuốc thường kết hợp kiên ngung với một số huyệt khác để hiệp đồng tác dụng và giảm nguy cơ bị biến chứng, cụ thể là:
- Kết hợp cùng dương khê, chủ trị trong ban sởi hoặc chứng bệnh phong rất hiệu quả.
- Kết hợp 4 huyệt: Kiên ngung, phong môn, đại trữ, trung chủ để chủ trị trong chứng lưng sưng đau, bệnh vai gáy.
- Tác động cùng lúc lên điều khẩu, linh đạo, túc tam lý, hạ cự hư, ôn lưu để trị nhũ ung.
- Phối hợp phúc trì trong điều trị hạch lao.
- Kết hợp bá hội, phát tế, túc tam lý, khúc trì, phong thị, tuyệt cốt để phòng trúng gió.
- Phối hợp cùng dương lăng tuyền, phong trị, khúc trì để trị các chứng phong thấp và đau nhức xương khớp lâu năm.
- Tác động vào kiên liêu, nhu du, kiên trinh để điều trị tình trạng đau mỏi vai và khớp.
- Sử dụng các huyệt khúc trì, kiên nội lăng, kiên liêu để trị khớp vai bị viêm nhiễm.
- Kết hợp cùng huyệt kiên liêu, huyệt đạo dương lăng tuyền để trị tình trạng viêm ở bao khớp dưới vai.
- Kết hợp cùng khúc trì, hợp cốc để điều trị tình trạng liệt nửa người.
- Khi kết hợp kiên ngung là kiên liêu, nhu du, kiên trinh thì chứng bệnh đau mỏi vai gay sẽ được điều trị nhanh chóng.
Quy trình và lưu ý khi điều trị bằng kiên ngung
Huyệt kiên ngung được tác động bằng cách châm cứu và bấm huyệt là chủ yếu. Đối với mỗi cách thức điều trị, chúng ta cần đặc biệt hiểu rõ được kỹ thuật thực hiện, lực tác động,... Dưới đây là một số lưu ý trong quá trình bấm huyệt/châm cứu vào kiên ngung mà thầy thuốc và bệnh nhân cần quan tâm:
Bấm huyệt
- Huyệt kiên ngung tọa trên phần vai, do vậy thường được dùng trị các chứng đau mỏi vai gáy. Khi bấm huyệt, các khớp và phần gân sẽ được thông, từ đó giảm bớt tình trạng mỏi mệt, khó chịu hoặc đau nhức.
- Trước tiên, thầy thuốc cần xác định chính xác vị trí của kiên ngung. Điều này phụ thuộc vào trình độ và tay nghề của mỗi người, do vậy bạn nên lựa chọn cơ sở uy tín trước khi điều trị.
- Tác động vào huyệt kiên ngung cần đặc biệt chú ý đến lực tác động. Không nên dùng lực quá lớn (gây đau) hoặc lực quá nhỏ (không đủ để ấn vào huyệt) vì sẽ không mang lại hiệu quả điều trị.
- Những đối tượng cần đặc biệt thận trọng là phụ nữ đang mang thai và trẻ nhỏ.
Châm cứu
- Đối với châm cứu, thầy thuốc sẽ sử dụng các kim châm trực tiếp vào huyệt ở phần mô dưới da. Điều này sẽ giúp khí huyết được lưu thông, đẩy độc tố ra ngoài và giúp cơ thể thoải mái hơn. Dưới đây là quy trình thực hiện và một số lưu ý đi kèm:
- Lựa chọn loại kim châm phù hợp, sau đó châm kim thẳng đứng xuống 0,5 - 1,5 thốn. Thầy thuốc có thể hướng dẫn bệnh nhân giơ tay lên ngang vai, thực hiện châm trực tiếp vào cực tuyền, ôn cứu 5 đến 15 phút và cứu từ 3 đến 5 tráng.
- Nếu bệnh nhân muốn điều trị bệnh co cơ bó cùng và bó đòn thì bác sĩ hướng dẫn thực hiện đưa tay xuôi xuống, sau đó châm kim vào phần khớp vai và cánh tay. Lưu ý độ sâu phải từ 0,5 đến 1 thốn. Sau đó, khi đắc khí, thầy thuốc sẽ đưa mũi kim hướng ra hai bên, sâu 2 đến 3 thốn. Nhắc nhở bệnh nhân khi có cảm giác giống bị điện giật thì dừng.
- Nếu bệnh nhân mong muốn điều trị tay bị lệch ra phía ngoài thì thầy thuốc sẽ thực hiện luồn kim dưới da, đưa kim vào phần cơ tam giác.
- Nếu bệnh nhân đã ăn no hoặc đang trong tình trạng bụng rỗng thì thầy thuốc không nên thực hiện châm cứu. Bên cạnh đó, khi người bệnh có những vết thương đang bị hở thì việc châm cứu tại huyệt kiên ngung có thể khiến tình trạng nhiễm trùng bị tăng lên.
Huyệt kiên ngung đóng vai trò quan trọng trong điều trị các bệnh lý xương khớp, đặc biệt là ở đối tượng người già hoặc mắc bệnh lâu năm. Tuy nhiên, khi thực hiện không đúng theo quy trình hoặc xác định sau vị trí thì việc bấm huyệt/châm cứu có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Do vậy việc điều trị phải được tiến hành một cách thận trọng và có sự hiểu biết rõ của thầy thuốc để tránh những tác động không mong muốn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!