Huyệt lương khâu là huyệt đạo có vai trò quan trọng tác động trực tiếp dạ dày và các bộ phận liên quan. Vậy huyệt đạo này ở vị trí nào? Có công dụng gì?

Huyệt lương khâu là gì? Nằm ở đâu?

Lương khâu còn có tên gọi khác là Hạc đỉnh, Lương khư, Khóa cốt, Lương khưu. Huyệt đạo này nằm ở phần trên của đầu gối, có hình dáng giống sườn đồi, sườn gò đất. Vậy nên mới có tên gọi là Lương Khâu (Theo Trung y cương mục).

  • Đặc tính: Huyệt lương khâu là huyệt đạo thuộc kinh Giáp Ất. Là huyệt thứ 34 của kinh Vị. Huyệt Khích của kinh Vị. Vì thế, khi chúng ta bị đau dạ dày huyệt này trở nên rất mẫn cảm.
  • Giải phẫu tại vị trí huyệt: dưới lớp biểu bì (da) có khe nằm giữa cơ thẳng trước và cơ rộng ngoài, cơ rộng giữa và xương đùi. Dây thần kinh vận động cơ là nhánh thuộc dây thần kinh đùi. Da vùng huyệt được chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3.

Trong đông y, để có thể điều trị bệnh hiệu quả cần xác định chính xác vị trí của huyệt đạo. Nếu không nắm được huyệt lương khâu nằm ở đâu thì rất khó để thực hiện các thao tác như bấm huyệt, châm cứu nhằm phát huy công năng của huyệt này.

Có 2 cách tìm vị trí của huyệt lương khâu như sau:

  • Cách 1: Dựa vào quan sát. Huyệt lương khâu nằm ở phía trên đầu gối 2 tấc, giữa hai đường gân, thẳng lên phía trên huyệt Độc Tỵ (Vi.35)
  • Cách 2: Xác định vị trí dựa vào vận động. Người bệnh thực hiện động tác co, duỗi đầu gối để tìm khe giữa gân cơ thẳng trước và cơ rộng ngoài của cơ tứ đầu đùi. Ấn ở góc trên ngoài xương bánh chè 2 tấc.

huyet-luong-khau
Vị trí huyệt lương khâu

Huyệt lương khâu có tác dụng gì?

Theo cách gọi trong tài liệu y học cổ thì huyệt lương khâu có tác dụng điều thông Vị khí, khu phong, hóa thấp.

Để trả lời cụ thể hơn cho câu hỏi huyệt lương khâu có tác dụng gì cần căn cứ vào 2 cơ sở là vị trí nằm của huyệt và dựa theo kinh của huyệt đạo này.

  • Tại vị trí huyệt: Do nằm gần ngay xương bánh chè nên huyệt lương khâu có tác dụng trị đau khớp đầu gối. Tác động tại chỗ giúp giải tỏa áp lực của dây thần kinh, các cơn đau từ đó thuyên giảm dần.
  • Dựa theo kinh: Do thuộc kinh Giáp Ất nên huyệt đạo này chuyên được dùng trong trị đau dạ dày, tắc tia sữa, viêm tuyến vú, đau dạ dày co thắt.

Bấm huyệt lương khâu còn giúp chúng ta cải thiện chức năng của cơ quan tiêu hóa trên cơ thể.

Có thể tác động theo cách bấm huyệt hoặc châm cứu. Trong đó, phương pháp day bấm được áp dụng phổ biến nhất. Bên cạnh đó, phương pháp châm cứu cũng mang lại hiệu quả rõ rệt.

Cách châm cứu huyệt lương khâu như sau: Châm kim thẳng sâu khoảng 0.5 đến 1 thốn, Cứu từ 3 đến 5 tráng, Ôn cứu khoảng 5-10 phút.

huyet-luong-khau
Châm cứu giúp giảm đau khớp gối

Ứng dụng bấm huyệt trong điều trị bệnh dạ dày

Y học cổ truyền định nghĩa bệnh đau dạ dày là chứng “vị quản thống”. Bệnh này thường do các nguyên nhân chính như căng thẳng mệt mỏi kéo dài, sinh hoạt không điều độ, ăn đồ cay nóng nhiều, lao động quá sức dẫn đến khí trệ ở Tỳ và Vị.

Khi chạm vào huyệt lương khâu bạn cảm thấy đau thường là dấu hiệu của bệnh đau dạ dày mãn tính.

Bấm huyệt trị đau dạ dày là thực hiện các động tác xoa bóp, day ấn tại vị trí huyệt giúp thúc đẩy khí huyết và lưu thông khí trệ. Từ đó đem lại hiệu quả giúp người bệnh giảm đau nhanh chóng.

Huyệt lương khâu cùng huyệt túc tam lý là hai huyệt đạo thường được dùng trong điều trị đau dạ dày. Trong đó, huyệt lương khâu thiên về khả năng giảm các chứng ợ chua do tăng acid trong dịch vị dạ dày, nóng cổ, đầy hơi (Du Huyệt Công Năng Biệt Lãm), giúp ngăn chặn bệnh xoang dạ dày cấp.

Thực hiện bấm huyệt như sau:

  • Đặt 2 ngón cái tại vị trí huyệt hai bên trái và phải
  • Day ngược chiều kim đồng hồ từ 1-3 phút
  • Thao tác từ nhẹ đến mạnh ở mức độ bạn có thể chịu được.

Bấm huyệt tuy giúp thuyên giảm nhanh chóng các triệu chứng đau dạ dày nhưng đây chưa được coi là một phương pháp được sử dụng để thay thế thuốc. Đây cũng là điều dễ gây hiểu nhầm cho người bệnh.

Để điều trị tận gốc bệnh đau dạ dày, ngoài việc thực hiện bấm huyệt bệnh nhân nên kết hợp với sử dụng thuốc. Những trường hợp đau cấp tính ở mức độ nặng thì bấm huyệt khó có thể đem lại hiệu quả.

huyet-luong-khau
Giảm đau dạ dày bằng cách bấm huyệt

Phối hợp huyệt trong điều trị bệnh

Khi áp dụng châm cứu chữa bệnh, người thầy thuốc phải có hiểu rõ được sự tuần hành của kinh mạch, cách phân bố huyệt vị và biểu hiện của bệnh ở mỗi kinh mạch.

Mỗi huyệt đạo nói chung đều giữ vai trò chi phối một vị trí nhất định trên cơ thể. Tuy nhiên, nếu biết cách phối hợp các huyệt đạo liên quan sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Dưới đây là một vài huyệt được phối với huyệt lương khâu trong Đông y:

  • Phối huyệt Dương Quan (Đ.33) + Khúc Tuyền (C.8) (Thiên Kim Phương): Trị co rút gân cơ, chân không bước được.
  • Phối huyệt Địa Ngũ Hội (Đ.42) (Tư Sinh Kinh): Trị vú sưng
  • Phối huyệt Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Tam Giao (Ty.6) (Trung Hoa Châm Cứu Học): Trị đầu gối sưng to.
  • Phối huyệt Lăng Tuyền (Ty.9) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Độc Tỵ (Vi.35) + Tất Dương Quan (Đ.33) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu): Trị viêm khớp gối.
  • Phối huyệt Nội Quan (Tb.6) + Trung Quản (Nh.12) (Châm Cứu Học Thượng Hải): Trị viêm dạ dày.
  • Phối huyệt Côn Lôn (Bq.60) + Trung Liêu (Bq.33) (Châm Cứu Học Thượng Hải): Trị hạ ly.

Như vậy, bài viết trên đây đã trình bày đầy đủ nhất các thông tin về huyệt lương khâu. Trả lời được các câu hỏi huyệt lương khâu nằm ở vị trí nào? Có tác dụng gì? Đồng thời hướng dẫn cách bấm huyệt giảm cơn đau do tăng acid dạ dày. Hi vọng bài viết có ích với bạn!

Nhóm bệnh

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Bài viết liên quan