Trên cơ thể người có khoảng 108 huyệt khác nhau, trong đó huyệt Phế Du này có vai trò rất lớn trong việc điều trị các bệnh liên quan đến hệ hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn… Để tìm hiểu thông tin vị trí, tác dụng và cách xác định huyệt, bạn đọc có thể tham khảo một số thông tin trong bài viết dưới đây.
Huyệt Phế Du là gì?
Phế Du là huyệt vị ở gần phổi nên còn gọi với cái tên là “huyệt phổi”. Đây cũng là vị trí mà thông qua đó kinh khí của Phế sẽ trực tiếp đi vào bên trong cơ thể.
Tên huyệt được các tài liệu y học cổ truyền giải nghĩa như sau:
- “Phế” mang ý nghĩa là phổi.
- “Du” được hiểu là nơi ra vào của kinh khí, giữ vai trò đưa khí vào bên trong tạng phế.
Đặc tính của huyệt Phế Du gồm:
- Phế Du thuộc huyệt đạo thứ 13 của vùng Bàng Quang Kinh (B13).
- Đây cũng là huyệt đạo Du Bối của Phế Khí, có tác dụng đặc biệt trong việc phân tán dương khí ở Phế.
- Phế Du nằm trong nhóm huyệt đạo có công dụng tán dương khí của Lục Phủ Ngũ Tạng.
Vị trí huyệt Phế Du ở đâu? Cách xác định?
Để xác định huyệt Phế Du nằm ở đâu, chúng ta cần nắm rõ vị trí của huyệt đạo này. Cụ thể, vị trí của huyệt nằm ở ngay gần phổi và người bệnh có thể dễ dàng xác định theo các cách sau:
- Từ vị trí dưới gai đốt sống lưng 3, đo ngang ra 1,5 thốn, tìm huyệt Phế Du tại vị trí ở ngang huyệt Thân Trụ.
- Huyệt Phế Du cũng được xác định tại vị trí dưới gai đốt sống thứ 3, thuộc cả hai bên.
Tác dụng của huyệt trong chữa bệnh
Là một huyệt giữ vai trò quan trọng trên cơ thể, do đó tác dụng huyệt Phế Du cơ bản gồm có:
- Hỗ trợ đào thải chất độc, cặn bã ra khỏi cơ thể để giúp vùng phổi khỏe mạnh hơn.
- Có khả năng điều trị chứng ra mồ hôi trộm, ra mồ hôi không kiểm soát. Bởi lẽ thông Phế Du huyệt, các thầy thuốc sẽ châm cứu để đào thải các tuyến bã nhờn và mồ hôi tích tụ lâu ngày ra khỏi cơ thể. Đây là yếu tố quan trọng giúp đẩy lùi được tình trạng ra mồ hôi trộm, tự ra mồ hôi.
- Huyệt Phế Du chữa lẹo mắt là mẹo cách thức được nhắc đến khá nhiều trong các tài liệu y học cổ truyền. Theo Đông y, các kinh mạch, kinh lạc và dương khí khi đi qua vùng nào sẽ có tác dụng trị bệnh cho vùng đó. Đặc biệt, Bàng Quang Kinh có mối quan hệ mật thiết với mắt nên việc châm cứu vào Phế Du có thể điều hòa và chữa trị được các bệnh ở mắt.
Các phương pháp tác động huyệt để chữa bệnh
Có thể thấy rằng, huyệt Phế Du khi được tác động đúng cách sẽ hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm thường gặp hiện nay. Các bạn có thể tham khảo các bước bấm huyệt, day ấn vào huyệt cụ thể như sau:
- Trước tiên cần xác định chính xác vị trí huyệt đạo theo hướng dẫn ở trên.
- Sử dụng 3 ngón tay chụm lại để đặt lên vị trí của huyệt đạo. Tiếp đến hãy tiến hành day ấn theo chiều kim đồng hồ, duy trì lực ấn vừa phải.
- Nên duy trì thời gian thực hiện trong thời gian khoảng 3 phút, nếu thấy khó chịu khi bấm huyệt có thể giảm lực ấn nhẹ hơn.
- Nên thực hiện đều đặn 5 lần cho 1 liệu trình, mỗi lần cách nhau khoảng 5 -7 phút.
Ngoài việc day ấn bấm huyệt như trên, người bệnh có thể được thực hiện châm cứu theo cách như sau:
- Tiến hành châm kim xiên về phía cột sống khoảng 0.3 – 0.5 thốn.
- Nên chú ý cứu 3 – 5 tráng thì ôn cứu trong 5 – 10 phút là được.
Khi thực hiện cần cẩn trọng, tuyệt đối không nên châm kim quá sâu vì có thể chạm phổi gây tác động xấu đến sức khỏe người bệnh. Vậy người bệnh nên chích huyệt Phế Du ở đâu? Tốt nhất các bạn hãy tìm đến các cơ sở y học cổ truyền, sở hữu đội ngũ thầy thuốc có chuyên môn và kinh nghiệm.
Huyệt vị này có thể phồi cùng nhiều huyệt khác để trị bệnh, ví dụ như:
- Phối huyệt Đản Trung (Nh.17), Phế Nhiệt Huyệt, Nội Quan (Tâm bào.6), Nghênh Hương (Đại trường.20) để trị chứng nước mũi chảy.
- Huyệt Phế Du cùng Cách Du (Bàng quang.17), trị đờm suyễn.
Trung Phủ (Phế 1) cùng Phế Du để trị hen phế quản. - Các huyệt vị được phối với nhau để trị bệnh lao phổi gồm: Thiên Trụ (Bàng quang.10), Ngọc Đường (Nh.18), Kết Hạch Huyệt, Túc Tam Lý, Đàn Trung (Nh.17), Đại Chùy (Đc.14), Xích Trạch (Phế 5).
- Phế Du phối cùng huyệt Kiên Tỉnh (Đ.21) và Kỳ Môn (C.14) để trị ho lâu ngày không hết.
Một số lưu ý khi tác động lên huyệt đạo
Để đảm bảo bấm huyệt hay châm cứu hiệu quả, bạn đọc cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Đảm bảo duy trì lực tác động vào huyệt đạo không quá mạnh, các bước và thao tác thực hiện phải diễn ra nhịp nhàng.
- Kiên trì thực hiện hàng ngày, mỗi lần thực hiện trong thời gian từ 15 – 20 phút. Bạn cũng cần lưu ý nên vừa day ấn vừa thư giãn, thả lỏng tinh thần để quá trình lưu thông máu và khí huyết diễn ra tốt hơn.
- Trong quá trình bấm huyệt hoặc châm cứu, nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu lạ như chóng mặt, hoa mắt, tim đập nhanh,… Người bệnh cần dừng thực hiện và nghỉ ngơi.
- Việc châm cứu, bấm, huyệt chỉ là phương pháp hỗ trợ. Do đó các bạn tuyệt đối không nên lạm dụng thường xuyên. Đối với trường hợp bệnh nặng cần kết hợp với những phương pháp chuyên biệt để có kết quả tốt nhất.
Trên đây là toàn bộ thông tin về huyệt Phế Du, đặc biệt là cách xác định và cách tác động huyệt đúng cách. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn đọc hiểu hơn về huyệt đạo này cũng như biết cách chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!