Huyệt Phong Trì là một huyệt đạo được ứng dụng nhiều trong Đông y để điều trị bệnh. Huyệt chủ trị các bệnh lý như cảm mạo, đau đầu, chóng mặt, ù tai. Khi tác động vào huyệt, bạn cần xác định chính xác huyệt đạo nằm ở đâu. Vậy huyệt Phong Trì nằm ở đâu, tác dụng chữa bệnh ra sao?

Huyệt Phong Trì là gì? Huyệt Phong Trì nằm ở đâu?

Huyệt Phong Trì là một huyệt đạo quan trọng nằm trên cơ thể người. Lần đầu tiên, huyệt được giới thiệu trong cuốn Thiên Nhiệt Bệnh (sách Linh Khu). Phong trì huyệt là huyệt thứ 10 của nhóm Kinh Đởm, hội với mạch Dương Quy.

Theo nghĩa Hán Việt, Phong là gió và Trì đó là cái ao. Phong Trì có nghĩa là cái ao để chứa gió, nghĩa là nơi chứa ngoại cảm xâm nhập vào. Ngoài ra, huyệt còn là nơi phòng gió, ngăn chặn gió xâm nhập từ bên ngoài vào. 

Huyệt Phong Trì là một huyệt đạo rất quan trọng trong cơ thể người, liên kết với các dây thần kinh trung ương, thuộc nhánh dây thần kinh vận động (dây thần kinh cổ số 2). Những trường hợp bị đau ở huyệt Phong Trì có thể dẫn đến liệt nửa người, không vận động được.

huyet-phong-tri
Phong Trì là huyệt đạo được ứng dụng nhiều trong Đông y

Vậy vị trí huyệt Phong Trì ở đâu?

  • Huyệt nằm ở bờ lõm bên trong của ức đòn chũm và bờ bên ngoài cơ ngang ngay sát đáy sau của hộp sọ.
  • Khi bị đau huyệt Phong Trì, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp các vấn đề sức khỏe như đau đầu, tiền đình. 

Huyệt chủ trị: Trị đau đầu, cổ gáy cứng, chóng mặt, cảm mạo, hoa mắt, ù tai, huyết áp cao, các bệnh lý ở não. 

Huyệt Phong trì có tác dụng gì trong điều trị bệnh?

Huyệt Phong Trì được các thầy thuốc Đông y ứng dụng rất nhiều trong châm cứu, bấm huyệt để hỗ trợ điều trị bệnh. Vậy huyệt đạo này có những công dụng ra sao? Phong trì huyệt có công dụng hỗ trợ điều trị các tình trạng như sau:

  • Thiếu máu não.
  • Chức năng ở não bị tổn thương nghiêm trọng do chấn thương, tác động từ bên ngoài.
  • Tình trạng đau nửa đầu lâu năm, đau kinh niên do nhiều nguyên nhân khác nhau.
  • Mắc bệnh viêm kết mạc.
  • Tổn thương đốt sống cổ, sụn đốt sống, mất động mạch đốt sống và các vị trí khác trên cột sống được sự điều khiển trực tiếp từ dây thần kinh cổ số 2. 
  • Thị lực bị suy giảm trầm trọng, ù tai do nhiều nguyên nhân bệnh lý liên quan đến thần kinh.
  • Đau lưng cấp và mãn tính, đau dây thần kinh chẩm, đau nhức nửa đầu và vai gáy.
  • Giảm đau vai do tính chất công việc như ngồi nhiều, lao động nặng nhọc.
  • Huyệt còn hỗ trợ điều trị bệnh nhiễm trùng ở đường hô hấp trên ở mức cấp tính, cảm mạo, sốt, ho…

Đặc biệt, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, xoa bóp bấm huyệt Phong Trì có tác dụng trong việc điều trị bệnh rối loạn tiền đình rất hiệu quả. 

huyet-phong-tri
Huyệt đạo có tác dụng chữa bệnh đau đầu, thiếu máu não

Hướng dẫn cách bấm và châm cứu huyệt Phong Trì

Dưới đây là cách xác định huyệt Phong Trì cũng như hướng dẫn châm cứu, bấm huyệt để điều trị bệnh:

Cách xác định huyệt

Có rất nhiều phương pháp để bạn có thể xác định vị trí huyệt và sờ thấy huyệt vị này. Cách xác định huyệt như sau:

Đối với những người có chuyên môn

Huyệt nằm ở góc lõm phía bờ của cơ thang và bờ bên trong của ức đòn chũm. Bạn cần xác định được hộp sọ, cơ thang và vị trí ức đòn chũm. Huyệt được hợp lại bởi Kinh Đởm và mạch Dương Quy nên bạn dễ dàng sờ thấy huyệt đạo này.

Đối với những người không có chuyên môn

  • Xòe hai lòng bàn tay, sao cho hõm giữa của lòng bàn tay giữa ngón cái và ngón trỏ đặt lên điểm cao nhất của hai tai. Tương tự như tư thế ôm đầu của mình. Hai ngón cái ở hai tay đặt phía sau gáy.
  • Bạn di chuyển ngón tay, miết từ trên xuống dưới, đi qua đáy hộp sọ và trượt xuống một vùng trũng, hõm sau gáy. Đó chính là huyệt Phong Trì hõm xuống giống một cái ao chắn gió.

huyet-phong-tri
Nên bấm huyệt, châm cứu đúng phương pháp, kỹ thuật

Cách châm cứu và bấm huyệt

Sau khi đã xác định được huyệt chính xác, bạn thực hành châm cứu và bấm huyệt theo quy trình như sau:

Chọn tư thế thoải mái

Bạn cần chọn tư thế phù hợp, thoải mái, thả lỏng toàn bộ cơ thể để bấm huyệt hiệu quả nhất. Bệnh nhân nên ngồi lên ghế có lưng tựa, tập trung vào công việc bấm huyệt, không suy nghĩ lung tung vì sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Bấm huyệt

Bạn tiến hành bấm huyệt một cách nhẹ nhàng, không bấm quá nhanh, quá chậm, bấm với mực đều đặn, vừa sức. Day ấn huyệt theo chiều kim đồng hồ khoảng 2 - 3 phút. Không nên tác động vào huyệt một lực mạnh khiến huyệt bị đau. 

Mỗi ngày, bạn bấm huyệt từ 1 - 2 lần để cảm thấy thoải mái, dễ chịu, bớt đau nhức đầu.

Châm cứu

Châm thẳng, ngang với trái tai, hướng xuống dưới, hướng mũi kim về mắt bên kia, sâu 0,5 - 1 thốn hoặc châm xuyên thấu Phong Trì bên kia. 

Những lưu ý khi tác động vào huyệt chữa bệnh

Để đạt hiệu quả chữa bệnh tốt nhất và hạn chế mắc phải các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số lưu ý khi tác động vào huyệt Phong Trì mà bạn nên lưu ý:

  • Lựa chọn phòng khám chuyên khoa, người thực hiện có chuyên môn cao để tiến hành châm cứu, bấm huyệt. Nếu không có kỹ năng, chuyên môn bạn không nên tự thực hiện tại nhà.
  • Không châm cứu, bấm huyệt ở những vùng da bị viêm nhiễm, có vết thương hở, vùng có xương bị chấn thương.
  • Khi bấm huyệt, chỉ nên tác động với một lực vừa đủ, không quá mạnh vì có thể gây nguy hiểm cho cơ, xương khớp.
  • Kết hợp phương pháp bấm huyệt, châm cứu với lối sống lành mạnh như ăn đầy đủ chất, tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để duy trì sức khỏe. 

Trên đây là những thông tin cần thiết về huyệt Phong Trì về vị trí, cách xác định và công dụng chữa bệnh. Khi tác động vào huyệt, bạn nên lưu ý thực hiện chính xác kỹ thuật cũng như đúng phương pháp để đạt hiệu quả chữa trị tốt nhất. 

Nhóm bệnh

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Bài viết liên quan