Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Khoảng cách giữa 2 lần nội soi đại tràng là một trong những vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của những người bị bệnh đại tràng. Trên thực tế, khoảng thời gian này là không cố định trong tất cả các trường hợp. Tùy thuộc vào mục đích nội soi và tình trạng bệnh cụ thể mà các bác sĩ sẽ chỉ định thời điểm chính xác cần tiến hành lần nội soi kế tiếp.

Mục đích của việc nội soi đại tràng

Nội soi đại tràng là phương pháp chẩn đoán hình ảnh mang lại kết quả chính xác nhất trong việc chẩn đoán các bệnh lý tại đại tràng. Nội soi đại tràng được thực hiện với 2 mục đích chính sau:

  • Phát hiện sớm và kiểm soát tiến triển bệnh đại tràng: viêm đại tràng, viêm loét đại tràng xuất huyết, túi thừa đại tràng…
  • Tầm soát ung thư đại – trực tràng: nội soi đại tràng là phương pháp có khả năng phát hiện sớm ung thư đại tràng, giúp tỷ lệ điều trị ung thư thành công lên tới 90%.
Nội soi đại tràng là phương pháp hiệu quả nhất để phát hiện sớm ung thư đại - trực tràng
Nội soi đại tràng là phương pháp hiệu quả nhất để phát hiện sớm ung thư đại – trực tràng.

Nhờ khả năng thực hiện tốt các nhiệm vụ này mà nội soi đại tràng được đánh giá cao và sử dụng rất phổ biến trong chẩn đoán các bệnh đại tràng. Bệnh nhân có các triệu chứng nghi ngờ và người trên 40 tuổi là những đối tượng nên tiến hành nội soi đại tràng càng sớm càng tốt để tầm soát bệnh.

Khi nào cần nội soi đại tràng?

Để chẩn đoán sớm và tầm soát bệnh, nội soi đại tràng sẽ được chỉ định trong các trường hợp dưới đây:

  • Bệnh nhân có các triệu chứng như: đau bụng, tiêu chảy kéo dài, sụt cân không rõ nguyên nhân, đi tiêu ra máu.
  • X-quang hoặc chụp cắt lớp đại tràng cho thấy những dấu hiệu bất thường.
  • Thực hiện nội soi với bệnh nhân bị viêm loét hay u đường tiêu hóa dưới nhằm chẩn đoán độ lan rộng của tổn thương và rà soát biến chứng.
  • Bệnh nhân có tiền sử polyp đại tràng, ung thư đại tràng hoặc có người thân trong gia đình từng mắc các bệnh lý này thực hiện nội soi định kỳ để tầm soát bệnh.
  • Người trên 40 tuổi muốn tầm soát ung thư đại trực tràng.

Nội soi đại tràng là một phương pháp an toàn, với tỷ lệ xảy ra tai biến rất thấp. Kỹ thuật nội soi cũng không quá phức tạp, có thể diễn ra nhanh chóng và không hề gây đau đớn nhờ phương pháp nội soi gây mê (hoặc tiền mê). Vì vậy, bệnh nhân không nên có tâm lý lo lắng và e ngại quá mức khi cần thực hiện thủ thuật này.

Bệnh nhân có các triệu chứng nghi ngờ có thể được chỉ định nội soi đại tràng để chẩn đoán bệnh
Bệnh nhân có các triệu chứng nghi ngờ có thể được chỉ định nội soi đại tràng để chẩn đoán bệnh.

Khoảng cách giữa 2 lần nội soi đại tràng

Bao lâu nội soi đại tràng một lần là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của người bệnh. Dựa trên mục đích nội soi và tình trạng bệnh đại tràng mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra chỉ định cụ thể về khoảng cách giữa 2 lần nội soi. Dưới đây là khuyến cáo chung về khoảng cách thực hiện nội soi cho các nhóm đối tượng nhất định.

Đối với người mắc các bệnh đại tràng:

  • Người bị viêm đại tràng đang trong quá trình điều trị: khoảng cách thực hiện nội soi lý tưởng để tầm soát bệnh là 2 lần một năm.
  • Người bị viêm loét đại tràng chảy máu hoặc bệnh Crohn: nên nội soi mỗi năm 1 lần, thực hiện sau khoảng 8-12 năm tính từ thời điểm bệnh khởi phát.
  • Người bị viêm loét đại tràng vô căn (không rõ nguyên nhân): nên nội soi 2 năm một lần, bắt đầu thực hiện sau 15 năm kể từ ngày chẩn đoán.
  • Bệnh nhân đã mổ ung thư đại tràng: các mốc thời gian nội soi định kỳ sau phẫu thuật là 1 năm, 3 năm và 5 năm.
  • Bệnh nhân cắt polyp đại tràng: cần nội soi lại sau 1 năm cắt polyp.
Khoảng cách giữa 2 lần nội soi đại tràng được bác sĩ chỉ định tùy thuộc vào loại bệnh và tình trạng bệnh cụ thể
Khoảng cách giữa 2 lần nội soi đại tràng được bác sĩ chỉ định tùy thuộc vào loại bệnh và tình trạng bệnh cụ thể.

Đối với người có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng:

  • Người trên 40 tuổi là nhóm có nguy cơ trung bình. Nhóm đối tượng này nên chủ động tới bệnh viện thăm khám và thực hiện nội soi ngay cả khi không có dấu hiệu của bệnh. Nếu nội soi đại tràng cho kết quả bình thường thì tiếp tục thực hiện nội soi định kỳ 10 năm một lần.
  • Người có 1 người thân huyết thống bậc 1 bị ung thư đại tràng hoặc có từ 2 người thân mắc ung thư thuộc nhóm nguy cơ cao, nên thực hiện nội soi 3 năm một lần. Bắt đầu thực hiện vào mốc thời gian trước độ tuổi người thân trẻ nhất phát hiện ung thư là 10 năm. (Nếu người thân trẻ tuổi nhất phát hiện ung thư đại tràng ở tuổi 50 thì thực hiện nội soi tầm soát ung thư bắt đầu từ năm 40 tuổi)
  • Người có tiền sử gia đình bị đa polyp đại tràng thuộc nhóm nguy cơ rất cao, khuyến cáo nội soi tầm soát ung thư từ khi 12-14 tuổi, thực hiện mỗi năm một lần.

Nội soi đại tràng cần được chỉ định đúng người, đúng bệnh. Nội soi định kỳ để tầm soát bệnh, đặc biệt với các đối tượng có nguy cơ ung thư đại tràng cao là vô cùng quan trọng. Nếu không thực hiện theo khuyến cáo sẽ có thể bỏ lỡ cơ hội phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Nhưng nội soi quá thường xuyên sẽ gây tốn kém không cần thiết và có thể làm tăng nguy cơ xảy ra các tai biến cho người bệnh. Vì vậy, điều bệnh nhân cần làm là không lạm dụng hoặc né tránh thực hiện nội soi đại tràng. Hãy tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của bản thân.

Khoảng cách giữa 2 lần nội soi đại tràng có nhiều khác biệt phụ thuộc vào mục đích nội soi và tình trạng bệnh cụ thể của từng bệnh nhân. Hy vọng những thông tin trên đây là nguồn tham khảo hữu ích cho quý độc giả về khoảng cách giữa các lần nội soi đại tràng cũng như ý nghĩa của việc tái nội soi và nội soi định kỳ.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan
ns-chien-thang-chua-dai-trang-tai-tdt
thuc-don-giam-can
dai-trang-do-minh-chua-benh-tu-1-lieu-trinh
cach-an-trung-ga-chua-da-day
hepab-extra-giai-phap-moi-cho-benh-viem-gan-tai-viet-nam
dau-hieu-mat-nuoc-tren-benh-nhan-tieu-chay
chua-viem-dai-trang-co-that-bang-thuoc-nam
viem-dai-trang-cap-tinh