Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Những bệnh lý dạ dày, đại tràng không chỉ gặp ở người lớn mà trẻ nhỏ cũng là đối tượng dễ mắc và rất dễ nhầm lẫn với bệnh khác. Để chuẩn đoán bệnh chính xác, nội soi đại tràng cũng được chỉ định trong một số trường hợp. Bố mẹ luôn băn khoăn có nên nội soi đại tràng cho trẻ em không? Cần lưu ý gì? Lời giải có ngay trong bài viết sau đây!

Nội soi đại tràng trẻ em là gì?

Nội soi là phương pháp thăm khám trực tiếp các cơ quan trong hệ tiêu hóa dạ dày – đại tràng. Khi tiến hành nội soi đại tràng cho bé, bác sĩ sẽ dùng ống nội soi mềm có gắn camera qua đường hậu môn để quan sát được niêm mạc đại tràng. Từ đó, các dấu hiệu tổn thương được phát hiện và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất với trẻ.

Phương pháp nội soi đại tràng được áp dụng cho trẻ khi các xét nghiệm, siêu âm hay chụp Xquang, chụp CT scan đều không thể khảo sát được bệnh lý.

Phương pháp nội soi đại tràng cho bé rất thông dụng
Phương pháp nội soi đại tràng cho bé rất thông dụng

Các phương pháp nội soi đại tràng cho trẻ em

Phụ thuộc vào thể trạng của trẻ nhỏ mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương án nội soi phù hợp nhất. Thông thường, có 2 hình thức được lựa chọn là nội soi tươi và nội soi không đau.

Nội soi tươi

Nội soi tươi hay còn gọi là nội soi thường, là kỹ thuật áp dụng khi bệnh nhân trong trạng thái tỉnh táo hoàn toàn vì không sử dụng thuốc gây mê, thuốc an thần. Tuy nhiên, các bệnh nhi thường có phản ứng mạnh: Giãy giụa, khóc, hoảng sợ. Hình thức này chỉ áp dụng cho bé không sử dụng được thuốc gây mê.

Nội soi không đau

Kỹ thuật này được tiến hành sau khi bệnh nhi được gây mê hoặc dùng thuốc an thần. Vì vậy, trong quá trình nội soi đại tràng, trẻ em sẽ không đau, không khó chịu. Điều này giúp bác sĩ quan sát thuận lợi toàn bộ cấu trúc niêm mạc của đại tràng để chẩn đoán bệnh chính xác. Đây là phương án được sử dụng phổ biến nhất cho đối tượng bệnh là trẻ em.

Có nên nội soi đại tràng cho trẻ em không?

Nội soi là phương pháp thăm dò, phát hiện chính xác tình trạng bệnh lý ở đại tràng cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên sử dụng sai liều lượng thuốc gây mê, hoặc dùng loại thuốc không phù hợp có thể dẫn đến những biến chứng khôn lường. Điển hình là tăng huyết áp, tụt huyết áp, loạn nhịp tim, suy hô hấp, thiếu oxy, dị ứng thuốc tại chỗ.

Có nên nội soi đại tràng cho bé không?
Có nên nội soi đại tràng cho bé không?

Hiện nay, các thiết bị nội soi được nghiên cứu và thiết kế phù hợp với đối tượng trẻ em. Bên cạnh đó, các loại thuốc gây mê, an thần thời gian ngắn chỉ 5 phút cũng được áp dụng. Vì vậy mà bé sẽ tỉnh táo trở lại ngay sau khi kết thúc quá trình thăm khám. Tai biến và di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của bé gần như không xảy ra.

Hơn thế, khi các xét nghiệm, chụp Xquang không tìm ra bệnh lý thì nội soi đại tràng là phương pháp duy nhất để chẩn đoán bệnh chính xác. Bố mẹ có thể yên tâm cho bé nội soi đại tràng mà không gặp vấn đề.

Nội soi đại tràng trẻ em khi nào?

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định nội soi đại tràng cho bệnh nhi có biểu hiện sau đây:

Bé bị đại tràng thường đau dữ dội, phân lẫn máu
Bé bị đại tràng thường đau dữ dội, phân lẫn máu
  • Đi ngoài ra máu;
  • Tiêu chảy kéo dài mà không tìm được nguyên nhân;
  • Có tổn thương xung quanh hậu môn của bé (áp xe, lỗ rò);
  • Bé thiếu máu, sụt cân nhanh;
  • Nghi ngờ bé có polyp đại tràng, viêm đại tràng, phình đại tràng;
  • Nghi ngờ bé bị mắc bệnh Crohn, có dị vật ở đại tràng;
  • Nội soi đại tràng cho bé không gây đau đớn và bé sẽ được ra về ngay trong ngày nếu không phát hiện bất thường.

Các trường hợp không nội soi đại tràng cho trẻ em

Trong một số trường hợp, trẻ sẽ không được áp dụng phương pháp nội soi đại tràng:

  • Trẻ đang bị cảm lạnh, cúm, sốt không được nội soi gây mê.
  • Khi tình trạng sức khỏe của trẻ yếu và không chịu được cuộc nội soi: Trẻ bị nhiễm trùng, suy hô hấp, suyễn, viêm phế quản.
  • Trẻ mắc chứng viêm phúc mạc đại tràng hoặc trẻ mới trải qua phẫu thuật đại tràng cũng không được chỉ định nội soi.

Cần chuẩn bị gì cho trẻ trước khi nội soi đại tràng?

Trước khi nội soi đại tràng, bố mẹ cần lưu ý cho bé những điều sau đây:

  • Bố mẹ ngừng cho bé dùng thuốc kháng sinh 1 tháng trước nội soi.
  • Khoảng 1 tuần trước khi đi nội soi, mẹ nên cho bé ăn nhẹ nhàng, bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu chất xơ, thực phẩm dễ tiêu hóa và tránh thực phẩm khó tiêu.
  • Mẹ tránh cho bé ăn các thực phẩm, nước uống có màu đỏ, cam vì có thể ảnh hưởng đến kết quả nội soi.
  • Trẻ cần nhịn ăn uống tối thiểu 6 tiếng trước khi được nội soi đại tràng. Thời gian nội soi tốt nhất là vào buổi sáng để tránh trường hợp trẻ đói lả, tụt huyết áp vì nhịn ăn.

Quá trình nội soi đại tràng cho trẻ em

Sau khi được chỉ định nội soi đại tràng, bé sẽ được đưa vào phòng nội soi và được tiến hành kỹ thuật như sau:

Kiểm tra tổng quát cho bé

Trước khi tiến hành nội soi, bé được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết để tránh tác dụng phụ của thuốc gây mê. Sau đó, bác sĩ sẽ thảo luận với bố mẹ bệnh nhi để giải đáp thắc mắc của người nhà cũng như tư vấn các vấn đề xảy ra. Sau đó, bố mẹ phải ký vào giấy cam kết thực hiện nội soi đại tràng theo quy định của bệnh viện.

Đại tràng sạch chất thải giúp bác sĩ thuận lợi quan sát
Đại tràng sạch chất thải giúp bác sĩ thuận lợi quan sát

Bé được thụt rửa đại tràng để làm sạch toàn bộ niêm mạc và giúp quá trình quan sát được thuận lợi. Tháo thụt là việc đưa nước qua đường hậu môn để làm lỏng chất thải tại đại tràng và bài tiết ra ngoài. Niêm mạc được sạch sẽ gia tăng độ chính xác kết quả chẩn đoán bệnh lý cho bệnh nhi.

Quy trình nội soi đại tràng cho trẻ em

Quy trình nội soi đại tràng cho trẻ được tiến hành theo các bước:

Bước 1: Tiến hành gây mê

Nội soi đại tràng chỉ được tiến hành khi mọi xét nghiệm, đánh giá đều bình thường. Sau đó, trẻ thay quần áo chuyên dụng và được bác sĩ truyền thuốc mê hoặc thuốc an thần qua đường tĩnh mạch. Bé được gắn các thiết bị để theo dõi nhịp tim, huyết áp khi nội soi.

Bước 2: Nội soi

Bác sĩ chuyên khoa dùng máy soi chuyên dụng dành riêng cho đối tượng trẻ em để bắt đầu nội soi. Ống nội soi mềm được đưa từ hậu môn lên trên đại tràng. Bác sĩ sẽ quan sát toàn bộ niêm mạc đại tràng của bé thông qua camera có gắn ở đầu ống mềm. Hình ảnh niêm mạc được truyền lên trên màn hình để bác sĩ tìm ra bất thường.

Bước 3: Trả kết quả

Kết thúc nội soi sau 10 phút, bé được chuyển sang phòng nghỉ. Bé sẽ tỉnh lại ngay sau đó mà bố mẹ không cần quá lo lắng. Sau đó, kết quả được bác sĩ tư vấn cho phụ huynh cùng với phương án điều trị nếu cần.

Chăm sóc trẻ sau khi nội soi đại tràng

Trải qua quá trình nội soi đại tràng, bé có thể vẫn cảm thấy đau, tức vùng bụng dưới. Vì thế, mẹ cần vỗ về, chăm sóc cho bé. Đặc biệt, khi thấy trẻ có biểu hiện bất thường: Tụt huyết áp, loại nhịp tim, khó thở, nôn… cần báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa.

Theo dõi nhiệt độ, biểu hiện của cơ thể bé sau khi nội soi
Theo dõi nhiệt độ, biểu hiện của cơ thể bé sau khi nội soi

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống cho bé sau nội soi cũng cần được chú ý:

  • Không nên cho trẻ ăn uống khi vừa nội soi xong bởi bé còn khó chịu ở vùng bụng.
  • 1 tiếng sau nội soi đại tràng bé có thể uống sữa.
  • Sau khi nội soi đại tràng nên ăn gì? Theo chuyên gia khuyến cáo, sau 2 – 3 tiếng sau nội soi bé có thể ăn được cháo loãng. Những ngày tiếp theo, bố mẹ cho bé ăn thức ăn dễ tiêu hóa, tránh đồ ăn khó tiêu.
  • Mẹ không nên cho bé ăn quá no mà nên chia nhỏ bữa ăn cho bé thưởng thức.
  • Theo dõi thân nhiệt của trẻ để kịp thời xử lý, đưa bé đi viện nếu có biểu hiện sốt cao.

Bố mẹ đã tìm được câu trả lời nội soi đại tràng cho trẻ em qua bài chia sẻ trên? Phương pháp hiện đại giúp phát hiện sớm các bệnh lý mà xét nghiệm hay chụp Xquang không thể tiếp cận. Bố mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi áp dụng kỹ thuật nội soi cho bệnh nhi!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan
noi-soi-dai-trang-sigma
thuoc-dac-tri-viem-loet-da-day-ta-trang
cach-chua-benh-tri-tai-nha
viem-loet-da-day-an-gi
o-chua
ung-thu-dai-trang
thuoc-dong-y-tri-trao-nguoc-da-day
hinh-anh-benh-nhan-chua-khoi-viem-dai-trang-man-tinh-o-tuoi-75-1