Trong 10 bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày thì đã có hơn 7 người thắc mắc rằng: “Bị viêm loét dạ dày ăn gì?”. Khi mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, chế độ ăn uống là yếu tố rất quan trọng trong quá trình điều trị. Nhưng không ai cũng biết và áp dụng đúng cách.
Bệnh nhân viêm loét dạ dày nên ăn gì?
Vì dạ dày là nơi tiêu hóa thức ăn trực tiếp nên mỗi loại thực phẩm chúng ta dùng đều ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của dạ dày. Bệnh nhân cần chọn lọc cẩn thận để xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng mà vẫn có thể hỗ trợ khắc phục tình trạng bệnh
Dưới đây là những nhóm thực phẩm tốt dành cho người viêm loét dạ dày:
Các thực phẩm “dồi dào” vitamin
Mặc dù về bản chất thì thực phẩm giàu vitamin đều tốt nhưng không phải loại nào cũng áp dụng được cho người mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Vì dịch axit trong dạ dày lúc này có nồng độ cao, nếu tiêu thụ nhiều họ vitamin C sẽ kích thích quá trình sản sinh dịch axit. Vì vậy bạn nên ưu tiên các loại rau củ còn non, tươi xanh, hoặc các loại đậu, khoai,…
Các thực phẩm chứa chất béo thực vật và giàu protein
Protein có trong dầu ăn sống giúp hạn chế được quá trình tiết dịch vị và hỗ trợ hoạt động tiêu hóa diễn ra “trơn tru”. Bên cạnh đó, bạn có thể tìm thấy nguồn protein sạch trong thịt, cá, trứng và sữa. Chất béo thực vật có thể kể đến như là dầu ô liu, dầu dừa, Omega-3, bơ,.. Đây là các thực phẩm cung cấp chất béo tốt cho cơ thể. Ngoài ra, Omega-3 trong cá hồi còn có khả năng kháng viêm rất tốt.
Tuy nhiên, với thức ăn giàu chất béo và protein, bạn chỉ nên tiêu thụ vừa đủ. Vì nếu lạm dụng sẽ gây khó tiêu và đầy bụng, khiến bệnh càng nặng thêm. Do đó, bạn hãy chia đều hàm lượng trong mỗi bữa ăn để chúng đủ để cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày.
Các thực phẩm chứa Flavonoid
Trong thực phẩm chứa Flavonoid có chất chống oxy hóa cao, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn HP. Flavonoid có trong hành tây, táo, việt quất, rau cần tây, quả anh đào. Người bệnh dùng thường xuyên sẽ giúp giảm triệu chứng bệnh và phòng ngừa tái phát.
Các thực phẩm kháng viêm, diệt khuẩn
Đây là nhóm thực phẩm tiếp theo để giải đáp thắc mắc: Bệnh viêm loét dạ dày ăn gì? Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì?
Theo nghiên cứu, hợp chất Isothiocyanate Sulforaphane trong cải xanh có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, chống lại các tác nhân gây bệnh. Hợp chất này cũng hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Những thực phẩm giúp kháng viêm diệt khuẩn như: cải xanh, các loại gừng, nghệ,… Bạn có thể kết hợp để chế biến trong các bữa ăn chính trong ngày hoặc dùng pha nước uống.
Mật ong và sữa chua
Mật ong và sữa chua giúp tăng cường vi khuẩn có lợi trong dạ dày. Từ đó đẩy lùi được các mầm bệnh và hỗ trợ hoạt động tiêu hóa “trơn tru” hơn. Sự kết hợp giữa mật ong và sữa chua còn được biết đến là bài thuốc nam trị bệnh viêm loét dạ dày rất hiệu quả.
10 món ăn gợi ý cho người bệnh bị viêm loét dạ dày
Để kết hợp các thực phẩm chữa viêm loét dạ dày hiệu quả mà vẫn đảm bảo đầy đủ dưỡng chất, bạn đọc có thể áp dụng 10 món ăn sau đây:
Lươn nấu với đảng sâm
Nguyên liệu:
- 1 con lươn
- 15gr đảng sâm
- 15gr vỏ quýt
- 5 quả táo đỏ (táo tàu)
- 1 củ gừng
Cách chế biến:
- Rửa sạch lươn, bỏ ruột và cắt khúc vừa ăn
- Rửa sạch đảng sâm, vỏ quýt và táo tàu
- Bỏ hạt táo tàu và cắt nhỏ
- Cho tất cả vào nồi với lượng nước vừa đủ
- Đun với lửa nhỏ trong 1 giờ
- Nêm nếm khẩu vị và tắt bếp
- Có thể dùng kèm với cơm hoặc dùng trực tiếp
- Ăn 2 lần/ tuần để thấy triệu chứng cải thiện rõ rệt
Món cháo hạt kê
Nguyên liệu:
- 50gr hạt kê
- 30gr đậu đỏ
- 50gr lạc
- Đường phèn
Cách chế biến:
- Ngâm tất cả trong một bát nước và để qua đêm
- Vớt nguyên liệu ra và cho vào nồi, ninh cho đến khi nhừ
- Khi cháo chín, cho lượng đường phèn vừa đủ vào cháo, đợi đến khi đường tan hết thì tắt bếp
- Nên sử dụng ngay khi nấu xong, không nên để qua đêm.
Viêm loét dạ dày ăn gì? – Thử dùng ngay với món cháo hạt sen
Nếu bạn đang băn khoăn viêm dạ dày nên ăn gì? Viêm loét dạ dày nên ăn gì? Hãy bổ sung ngay những món ăn dưới đây trong thực đơn hằng ngày:
Nguyên liệu:
- 20gr hạt sen
- 30gr gạo tẻ
- 30gr khiêm thực
- Đường trắng
Cách chế biến:
- Vo sơ gạo tẻ và ngâm khoảng 20 phút
- Bỏ tim hạt sen, ngâm khoảng 1 giờ
- Cho gạo, khiếm thực, hạt sen và lượng nước vừa đủ vào nồi
- Khi gạo đã nhừ cho thêm đường, khuấy đều rồi tắt bếp
- Sử dụng ngay khi còn nóng
- Khuyến khích dùng thường xuyên để bệnh thuyên giảm nhanh hơn
Khoai tây nấu cùng bạch cập
Nguyên liệu:
- 100gr thuốc bạch cập
- 100ml nước khoai tây
- Mật ong
Cách chế biến:
- Tán mịn bạch cập thành bột
- Trộn đều khoai tây, mật ong và bạch cập với nhau
- Dùng 3 lần mỗi ngày, một muỗng canh một lần
- Kiên trì thực hiện đều đặn
Thịt nạc hầm với nấm
Nguyên liệu:
- 100gr nấm rơm
- 100gr thịt lợn nạc
- Các loại gia vị
Cách chế biến:
- Rửa sạch thịt lợn và nấm rơm
- Cắt thịt thành từng miếng vừa ăn
- Cho nguyên liệu vào nồi và đun cho đến khi thịt chín mềm
- Nêm nếm theo khẩu vị rồi tắt bếp
Thịt gà hầm xương cá mực giải đáp thắc mắc viêm loét dạ dày ăn gì?
Nguyên liệu:
- 30gr xương cá mực
- 150gr thịt gà
- 2 trái táo tàu
- 2 nhánh gừng nhỏ
Cách chế biến:
- Rửa sạch tất cả nguyên liệu
- Cắt nhỏ táo tàu và gọt vỏ gừng, thái lát
- Cho xương cá mực, vài lát gừng, táo tàu và gia vị ướp cùng với gà
- Cho gà vào nồi hầm cho đến khi gà mềm
- Nêm nếm cho vừa khẩu vị rồi tắt bếp
- Dùng kèm với cơm, khuyến khích dùng 2 lần/ tuần
Canh sườn đu đủ
Nguyên liệu:
- 200gr sườn
- 150gr đu đủ
- 1 quả đu đủ
- 9 quả táo
- Các loại gia vị
Cách chế biến
- Rửa sạch đu đủ, gọt vỏ và cắt thành từng miếng vừa ăn
- Ngâm lạc trong 30 phút
- Cho tất cả nguyên liệu và lượng nước vừa đủ vào nồi, đun với lửa to
- Sau khi sôi, ninh với lửa nhỏ khoảng 3 tiếng
- Nêm nếm thêm gia vị và tắt bếp
- Có thể dùng làm canh ăn trong bữa chính
Viêm loét dạ dày ăn gì? – Thử ngay món lợn nấu đậu tương
Nguyên liệu:
- 100gr đậu tương
- 1 dạ dày lợn
- Các loại gia vị
Cách chế biến:
- Rửa sạch đậu tương và dạ dày lợn, cắt dạ dày thành từng lát dài
- Cho cả hai vào nồi ngập trong lượng nước vừa đủ
- Để lừa vừa, đun đến khi nhừ
- Cho thêm gia vị và tắt bếp
- Dùng chung với cơm trong các bữa chính
- Kiên trì dùng để cải thiện các triệu chứng bệnh
Bao tử heo nấu với quýt
Nguyên liệu:
- 10gr bột tần bì
- 250gr bao tử heo
- 5 múi quýt tiều
- Các loại gia vị
Cách chế biến:
- Rửa sạch bao tử heo, thái thành từng lát dài
- Cho bao tử heo, quýt, bột trần bì vào nồi, đun với lửa nhỏ
- Nấu cho đến khi các nguyên liệu chín đều
- Nêm nếm vừa ăn rồi tắt bếp
- Sử dụng lúc còn nóng để đạt kết quả tốt nhất
Gà nấu tử lương khương
Nguyên liệu:
- 6gr tử lương khương
- 3gr tiêu
- 3gr trần bì
- Một con gà trống
- Các loại gia vị
Cách chế biến:
- Làm sạch gà, bỏ đầu, nội tạng và móng
- Hầm tử lương khương, gà, tiêu và trần bì với lượng nước vừa đủ
- Đun với lửa nhỏ cho đến khi thịt mềm và nước đặc sệt
- Nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bế
- Dùng như canh gà trong bữa ăn chín
Bị viêm loét dạ dày kiêng ăn gì?
Dạ dày khi bị tổn thương, nó càng “kén” các món ăn tiêu thụ. Vì vậy bạn cần tránh những nhóm thức ăn sau đây:
Các loại thức ăn khó tiêu hóa
Người bệnh nên chọn thức ăn mềm, thanh đạm để dễ tiêu hóa. Tránh dùng thực phẩm dai, cứng,… hoặc nhiều axit như chanh, tắt hay sữa chua lên men quá độ.
Các chất kích thích
Cà phê, thuốc lá, bia rượu, … là những món ăn có hại đến dạ dày. Chất kích thích trong nhóm thực phẩm này sẽ làm tăng quá trình tiết dịch vị bên trong dạ dày. Khiến các cơn đau “đeo bám” dai dẳng và ngày càng dữ dội.
Các món ăn chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn đa phần đều được chế biến với chất bản quản. Chúng thực sự không tốt cho dạ dày của bạn khi tiêu hóa. Vì vậy bạn nên cẩn trọng với xúc xích, thịt xông khói, lạp xưởng, chả lụa, thịt nguội,…
Một số lưu ý trong chế độ ăn chế độ ăn cho người viêm loét dạ dày
Dưới đây là bộ nguyên tắc bạn cần phải tuân thủ để đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý trong quá trình điều trị:
- Nên thái nhỏ hoặc xay nhuyễn thức ăn khi chế biến. Ăn chín uống sôi để dạ dày dễ tiêu hóa
- Nên tập thói quen nhai kỹ và ăn chậm, nhằm giảm áp lực lên thành dạ dày và tiết chế hoạt động bài tiết nước bọt. Giúp trung hòa lượng axit trong dạ dày
- Nên chia bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày
- Nên dùng thực phẩm khi còn nóng, 40 đến 50 độ C là nhiệt độ thích hợp nhất để dùng
- Không nên ăn một lúc quá no hoặc quá đói
- Không nên vận động mạnh hoặc nằm ngay khi vừa mới ăn xong
Hy vọng bài viết này cung cấp thông tin hữu ích để bạn giải đáp được thắc mắc: viêm loét dạ dày ăn gì và viêm loét dạ dày hành tá tràng kiêng ăn gì. Tuy nhiên, dù là món ăn “thần thánh” nào thì sự kiên trì trong quá trình điều trị luôn là điều kiện tiên quyết bạn nhé.
Có thể bạn chưa biết:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!