Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm đại tràng (viêm ruột già) là căn bệnh tiêu hóa phổ biến, người bệnh thường đau tức vùng bụng dưới, đầy bụng, rối loạn đại tiện… Tuy nhiên đó chưa phải là toàn bộ thông tin về bệnh đại tràng, đọc bài viết để rõ hơn về các loại bệnh, nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh viêm đại tràng.

Đại tràng là gì?

Trước khi hiểu rõ về bệnh viêm đại tràng thì chúng ta cần hiểu rõ về khái niệm đại tràng (ruột già), với tên gọi tiếng Anh đầy đủ là intestinum crassum hoặc gọi tắt là colon. Đây là bộ phận quan trọng của hệ thống đường ruột, là phần dưới cùng của đường ống tiêu hóa có hình chữ U ngược, thường có độ dài 1,2m. Nhiệm vụ của đại tràng chính là tiếp nhận thức ăn đã được tiêu hóa từ ruột non xuống.

Sau đó đại tràng sẽ hấp thụ muối khoáng và nước từ đó sẽ tạo ra được bã thức ăn dưới sự phân hủy cùng vi khuẩn. Khi đã có đủ lượng thì đại tràng lúc này sẽ có chức năng co bóp để bài tiết cặn bã thức ăn (phân) xuống trực tràng (đoạn cuối của đại tràng).

Với cơ chế như vậy, thì bạn cũng có thể thấy rằng đại tràng là nơi chứa những chất cặn bã từ thức ăn. Đó cũng là môi trường thích hợp để các loại vi sinh vật có thể phát triển thuận lợi, chính vì vậy nếu chúng ta không có cách phòng ngừa chính xác thì rất dễ mắc phải căn bệnh về đại tràng.

Vậy viêm đại tràng là gì?

Viêm đại tràng (Ulcerative Colitis, thường được gọi tắt là Colitis) là căn bệnh lây qua đường tiêu hóa. Đây là tình trạng một đoạn hoặc nhiều đoạn đại tràng bị viêm nhiễm, loét, tổn thương và ảnh hưởng đến chức năng của đại tràng.

Những trường hợp bị nhẹ thì niêm mạc sẽ có dấu hiệu kém bền vững, dễ bị chảy máu. Nếu người bệnh đã bị đau đại tràng ở giai đoạn nặng thì có thể bị xuất huyết, xuất hiện các ổ loét, ổ áp xe… gây ra những cơn đau bụng, mất kiểm soát trong bài đại tiện.

Đối với căn bệnh này thì đối tượng có nguy cơ mắc phải tập trung nhiều ở người cao tuổi và cả độ tuổi trưởng thành. Cụ thể về số liệu thống kê thì số lượng người bị viêm đại tràng ở nước ta khoảng 15%-20%, đặc biệt là nam giới có tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn so với nữ giới.

Điều này cũng vô cùng dễ hiểu, vì chỉ cần chế độ ăn uống không phù hợp, không lành mạnh và lạm dụng các thực phẩm có chất bảo quản, uống nhiều rượu bia, thuốc kháng sinh… thì khả năng mắc là rất cao. Ngoài ra cụ thể về nguyên nhân, viêm đại tràng triệu chứng thế nào và cách điều trị ra sao sẽ được chia sẻ ở phần nội dung tiếp theo.

viem dai trang
Viêm đại tràng là một đoạn hoặc nhiều đoạn đại tràng bị viêm nhiễm

Phân loại bệnh đại tràng phổ biến

Có thể nói rằng, đây là căn bệnh có tỷ lệ bị mắc khá cao và hiện nay bệnh được chia thành hai loại, đó là:

Viêm đại tràng cấp

Trong bệnh lý, cấp tính là giai đoạn mà bệnh mới bùng phát, hoặc khi bệnh có dấu hiệu nặng hơn dựa trên nền bệnh lý cũ. Hay nói một cách dễ hiểu hơn thì khi bệnh viêm nhiễm đại tràng thuộc cấp tính là tình trạng bị viêm nhiễm và niêm mạc đã bắt đầu xuất hiện những vết loét.

Tuy nhiên, bệnh lúc này chưa nguy hiểm nhiều và vẫn có thể điều trị dễ dàng hơn. Nhưng nếu không kịp thời chữa trị và để bệnh kéo dài từ 3 tháng trở đi thì rất có thể sẽ bị chuyển thành giai đoạn bệnh phức tạp hơn.

Viêm đại tràng mãn tính

Khi bệnh ở giai đoạn cấp tính mà người bệnh không phát hiện và chữa trị trong thời gian dài thì sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn, rồi dẫn đến mãn tính. Lúc này tình trạng viêm nhiễm của đại tràng đã nghiêm trọng, gây ra nhiều tổn thương và tác động tiêu cực đến niêm mạc của đại tràng. Nếu nặng hơn thì sẽ xuất hiện hiện tượng xung huyết, xuất hiện vết loét, ổ áp xe.

Triệu chứng viêm đại tràng

Với mỗi giai đoạn của bệnh hay tác nhân gây bệnh thì sẽ có những biểu hiện đau đại tràng tương ứng khác nhau.

Triệu chứng viêm đại tràng cấp

  • Do lỵ Amip: Người bệnh sẽ có hiện tượng đau bụng, đôi khi là quặn lại thành từng cơn dữ dội, mất kiểm soát đại tiện, thường xuyên buồn đại tiện nhưng mỗi lần đi lại ra được rất ít phân và kèm theo chất nhầy, máu.
  • Do lỵ trực khuẩn: Người bệnh sẽ đau bụng, biểu hiện sốt, đi phân lỏng có màu như máu cá (không thành khuôn, chảy theo đường hậu môn), thậm chí một đêm bị đi nhiều không đếm xuể số lần. Dẫn đến mất nước, mất chất điện giải nên có thể tim mạch cũng sẽ bị ảnh hưởng.
  • Do nguyên nhân khác: Trong trường hợp này thì dấu hiệu viêm đại tràng của người bệnh chủ yếu là đau bụng. Tuy nhiên tập trung nhiều ở phần bụng dưới, đau theo từng đoạn, người mệt mỏi, có thể tự nhiên bị tiêu chảy (phân lỏng có máu và chất nhầy), suy nhược cơ thể…

Triệu chứng viêm đại tràng mãn tính

Khác với giai đoạn cấp tính, thì mãn tính sẽ có các thể bệnh khác nhau được phân loại tương ứng với các triệu chứng.

Thể đau bụng và tiêu lỏng:

Đối với thể này thì người mắc bệnh sẽ có biểu hiện đau bụng theo từng cơn, mắc đi đại tiện và phải đi xong thì mới giảm bớt được cảm giác đau. Trung bình mỗi ngày có thể đi tiêu khoảng từ 3 – 4 lần, đa phần là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc ăn xong, sau đó buổi chiều sẽ giảm dần và ban đêm thì khá yên ổn.

Ngoài ra, để thấy rõ hơn về triệu chứng này thì người bệnh cũng nên để ý phần phân. Bởi lần đi đầu có thể phân không thành khuôn nhưng đặc, còn những lần sau thì sẽ lỏng, nát có chất nhầy. Và mỗi lần đau bụng cần đi tiêu thì sẽ bị đau ở phần dọc khung đại tràng (hố chậu phải hoặc trái).

Thể đau bụng và táo bón:

Đối với thể này thì người mắc bệnh sẽ đau bụng, đi ngoài khó khăn, bị táo bón, phân ra ít, khô và cứng. Thường thì nữ giới và người cao tuổi dễ mắc vào thể bệnh này hơn.

Thể tiêu lỏng và táo bón:

Có nghĩa là người bệnh sẽ có từng đợt bị táo bón kèm với một đợt bị tiêu chảy (phân lỏng). Với thể này thì diễn biến bệnh có thể diễn biến nhiều năm và thể trạng của người bệnh vẫn sinh hoạt như bình thường, chỉ có phần bụng thường bị đầy hơi.

viem dai trang
Bệnh nhân thường xuyên đau bụng

Triệu chứng Viêm Đại Tràng phổ biến

Nguyên nhân viêm đại tràng

Mỗi giai đoạn bệnh đều có những nguyên nhân khác nhau, cụ thể là:

Viêm đại tràng cấp tính:

  • Ăn phải thực phẩm nhiễm vi sinh vật gây bệnh: Ký sinh trùng, lỵ amip, giun, vi khuẩn (Salmonella – vi khuẩn thương hàn, Shigella – lỵ trực khuẩn…), nấm Candida,…;
  • Ngộ độc, bị dị ứng với thực phẩm do nhiễm khuẩn hoặc chưa được đảm bảo vệ sinh;
  • Thói quen sinh hoạt hằng ngày chưa lành mạnh, thường xuyên bị stress, táo bón liên tục, sử dụng kháng sinh liệu cao hoặc kéo dài…

Viêm đại tràng mãn tính:

Nếu các bạn đã tham khảo nội dung bên trên thì cũng có thể biết rằng nguyên nhân của giai đoạn này chính là khi người bệnh đã mắc phải giai đoạn cấp tính của bệnh kéo dài từ 3 tháng trở lên và chưa được chữa trị triệt để. Hoặc bị bệnh lao đại tràng, viêm loét đại trực tràng, chảy máu nên dẫn đến bị mãn tính. Và trong bệnh lý thì đây là bệnh viêm đại tràng mãn tính có nguyên nhân.

Ngược lại, bệnh còn có loại không rõ nguyên nhân và nó thường là viêm đại tràng mãn tính không đặc hiệu.

Bệnh viêm đại tràng có nguy hiểm không? Biến chứng ra sao?

Mỗi căn bệnh đều có những đặc điểm và mức độ nguy hiểm khác nhau, đối với bệnh lý về đại tràng này thì người bệnh không chỉ bị ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn gặp phải những biến chứng nguy hiểm khi không được phát hiện sớm hay kịp thời chữa bệnh viêm đại tràng. Như:

  • Gây xuất huyết: Là tình trạng các lớp niêm mạc của đại tràng đã bị viêm loét ở giai đoạn nghiêm trọng. Và người bệnh thường xuyên sử dụng các sản phẩm có chứa chất kích thích, kháng sinh liều cao liên tục thì sẽ gây ra việc xuất huyết.
  • Thủng đại tràng: Là khi lợi khuẩn trong đường tiêu hóa đã bị tiêu diệt, các vết loét bị ăn sâu hơn và thành đại tràng cũng ngày bị bào mòn. Khi không được điều trị hay cấp cứu kịp thời thì sẽ rất nguy hiểm.
  • Giãn đại tràng cấp tính: Lúc này các chức năng của đại tràng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây ra viêm nhiễm, thậm chí là thủng gấp nhiều lần nên sẽ tạo ra những cơn đau bụng dữ dội, đầy bụng… nên khi có những dấu hiệu đau đại tràng thì nên nhanh chóng đến các cơ sở khám chữa bệnh để được điều trị kịp thời.
  • Ung thư đại tràng: Theo số liệu được thống kê thì có đến 20% bệnh nhân bị viêm đại tràng gặp phải biến chứng nguy hiểm này. Thời gian xuất hiện của biến chứng thường sẽ được kéo dài từ 7 đến 10 năm sau khi mắc bệnh. Bởi lúc này các niêm mạc của đại tràng cũng đã bị viêm nhiễm, tổn thương trong thời gian dài, khi đó các tế bào biểu mô cũng sẽ dần chuyển thành các tế bào ác tính, ung thư.

Phương pháp chẩn đoán bệnh đau đại tràng hiện đại, chính xác nhất hiện nay

Trên thực tế, thì biểu hiện bệnh cũng chính là một trong những cơ sở để đưa ra được những biện pháp chẩn đoán hiệu quả, chính xác. Bởi mỗi một loại trong các bệnh về đại tràng đều có những cách khám khác nhau.

  • Khám sơ bộ: 

Bác sĩ sẽ đưa ra những câu hỏi liên quan đến triệu chứng như thời gian bắt đầu xuất hiện, thời gian đau bụng, số lần đi ngoài hoặc những biểu hiện bất thường khác…

Ngoài ra cũng có thể bệnh nhân cần cung cấp các thông tin giúp bác sĩ xác định được nguyên nhân, ví dụ như: Tiền sử bệnh, chế độ ăn uống, lịch trình đi lại, thói quen sinh hoạt…

Bằng những câu hỏi đó bác sĩ sẽ chẩn đoán được sơ bộ về nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng và phân biệt được với những bệnh lý đại tràng khác thì cần phải thực hiện thêm các bước tiếp theo.

  • Làm xét nghiệm mẫu phân: 

Tìm kiếm vi khuẩn, virus; đánh giá, xác định lượng mất máu qua phân và tình trạng nhiễm trùng của cơ thể của người bệnh.

  • Nội soi đại tràng (thời gian thực hiện từ 30 – 60 phút): 

Đối với những người bệnh có triệu chứng đau bụng, trong phân có máu và chất nhầy, có tiền sử bệnh lý đại tràng (polyp, viêm loét, ung thư) thì sẽ được thực hiện phương pháp chẩn đoán này.

Các bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi chất liệu mềm có kèm theo camera để quan sát được tình trạng đại tràng thông qua đường miệng hoặc hậu môn.

Sau khi quan sát tổng thể, nếu phát hiện sự xuất hiện của Polyp trong đại tràng, thì có thể bác sĩ sẽ cắt loại bỏ nó bằng công cụ y khoa trong chính ống nội soi đó.

Mặc khác, nếu bác sĩ chưa tìm ra được nơi tổn thương hay sự bất thường thì sẽ lấy một mẫu nhỏ của niềm mạc đại tràng. Rồi đem sinh thiết làm giải phẫu bệnh, để có kết quả chính xác nhất.

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): 

Phương pháp này khá phổ biến, nó giúp các bác sĩ theo dõi được các tạng trong bụng thông qua hình ảnh rõ nét. Từ đó dễ dàng đánh giá tình trạng bệnh chính xác, việc chẩn đoán cũng hiệu quả hơn.

viem dai trang
Cần thực hiện nội soi khi chẩn đoán bệnh

Đối tượng dễ mắc bệnh

Viêm đại tràng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, bao gồm:

  • Người cao tuổi: Hệ tiêu hóa suy yếu theo tuổi tác khiến người cao tuổi dễ mắc các bệnh về đường ruột, trong đó có viêm đại tràng.
  • Người thường xuyên căng thẳng, stress: Căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, làm tăng nguy cơ viêm đại tràng.
  • Người có chế độ ăn uống không lành mạnh: Thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, ăn uống không đúng giờ giấc… đều là yếu tố thuận lợi cho viêm đại tràng phát triển.
  • Người lạm dụng thuốc kháng sinh: Sử dụng kháng sinh trong thời gian dài có thể gây mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại phát triển gây viêm đại tràng.

Phòng ngừa bệnh đại tràng thế nào?

Dân gian ta vẫn có câu: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, vậy nên trước khi quá muộn hãy cố gắng thực hiện theo những lời khuyên của chuyên gia như:

  • Nếu có thể thì nên ăn nhẹ, chia thành nhiều bữa khác nhau và không ăn cơm tối quá muộn.
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao, vận động cơ thể cũng sẽ phần nào loại bỏ căng thẳng và  tăng cường miễn dịch.
  • Luôn đảm bảo thực phẩm an toàn, vệ sinh và được nấu chín kỹ trước khi ăn, đặc biệt là nên tránh xa những món ăn như gỏi cá, tiết canh, thịt bò tái sống, rau sống nên được rửa và ngâm nước muối.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Các triệu chứng của viêm đại tràng thường xuyên tái diễn và kéo dài trên 2 tuần là dấu hiệu cảnh báo cần thăm khám bác sĩ tiêu hóa. Một số triệu chứng đáng lo ngại bao gồm:

  • Đi ngoài ra máu: Máu tươi hoặc máu thâm trong phân có thể là dấu hiệu của viêm loét đại tràng hoặc các bệnh lý đường tiêu hóa nghiêm trọng khác.
  • Đau bụng dữ dội: Cơn đau quặn bụng dữ dội, không giảm sau khi đi ngoài hoặc kèm theo sốt cao cần được bác sĩ kiểm tra ngay lập tức.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân: Giảm cân bất thường có thể do tình trạng viêm đại tràng nặng, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng.
  • Mất nước: Đi ngoài nhiều lần có thể dẫn đến mất nước và điện giải, gây ra triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi, tiểu ít.

Cách chữa viêm đại tràng an toàn, hiệu quả

Do bệnh về đại trang là một trong những căn bệnh phổ biến, dễ thấy nên cũng có không ít cách chữa trị bệnh viêm đại tràng khác nhau. Tuy nhiên mỗi cách đều có những đặc điểm và liều thuốc khác nhau. Ngoài việc, nhanh chóng đến các cơ sở khám chữa bệnh để kịp thời tìm ra bài thuốc điều trị phù hợp nhất thì bạn cũng nên tìm hiểu các cách chữa thông dụng hiện nay.

Chữa bệnh đại tràng bằng Tây y

Trong Tây y, có khá nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh tuy nhiên không phải bệnh nhân bị viêm đại tràng triệu chứng và cách điều trị cũng như nhau. Bởi mỗi liều thuốc được kê đơn đều được dựa trên nguyên nhân, biểu hiện của bệnh. Hiện nay, đa phần các bác sĩ cũng sẽ sử dụng điều trị ngoại khoa kết hợp với nội khoa theo từng trường hợp để mang lại kết quả chữa bệnh được hiệu quả và nhanh nhất.

Điều trị nội khoa:

Một số nhóm thuốc thường được bác sĩ kê đơn như:

  • Thuốc giảm đau: Phù hợp với người thường bị đau quặn bụng như Papaverin, Phloroglucinol, Trimebutin…
  • Thuốc chống tiêu chảy và táo bón (cải thiện tình trạng rối loạn đại tiện): Actapulgite, Actapulgite, Sorbitol, Forlax và Smecta…
  • Thuốc kháng khuẩn, chống viêm (loại bỏ các virus, vi khuẩn có hại): Ciprofloxacin, Metronidazol, Berberin…
  • Thuốc kháng sinh (dùng trong 5 – 7 ngày): Metronidazol 250mg, Ciprofloxacin 500mg, Bisteptol 480mg…
  • Thuốc chống ký sinh trùng: Cloramphenicol, Sulfadiazin, Praziquantel…
  • Thuốc chống đầy bụng: Motilium – M, Phosphalugel, Omeprazol, Metoclopramid, Neopeptine…

viem dai trang
Có khá nhiều loại thuốc dùng cho bệnh nhân viêm đại tràng

Điều trị ngoại khoa:

Thực hiện phẫu thuật đại tràng (cắt bỏ) đối với trường hợp bệnh nhân đã quá nặng, bị bệnh trong thời gian dài. Tuy nhiên với cách này thường sẽ gây ra suy giảm chức năng của ruột, đồng thời tác động tiêu cực đến tâm lý người bệnh. Cho nên cách này thường sẽ chỉ áp dụng với bệnh nhân mắc bệnh đến giai đoạn nghiêm trọng.

Với cách điều trị như trên thì bạn cũng có thể thấy rằng, ưu điểm của việc điều trị bằng cách này sẽ đem lại hiệu quả nhanh. Nhưng việc chữa trị không được thực hiện từ nguyên căn cũng như gốc rễ nên dù bệnh nhân có sử dụng thuốc thì cũng chỉ mang tính chất tạm thời.

Không thể hạn chế được việc tái phát bệnh nếu như không đảm bảo được chế độ sinh hoạt cũng như ăn uống hợp lý. Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng thuốc Tây y lâu dài cũng sẽ gây ra những tác dụng phụ như nhờn thuốc, ảnh hưởng đến dạ dày,… Thế nên, mỗi người bệnh đều cần lựa chọn cho mình thuốc chữa bệnh đại tràng phù hợp và có hiệu quả lâu dài.

Điều trị bệnh đại tràng bằng mẹo dân gian

So với Tây y thì cách chữa trị bệnh này sẽ tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều. Và cũng là những bài thuốc dân gian được ứng dụng thực tế từ nhiều đời trước. Cụ thể về một số bài thuốc được ông cha ta truyền lại như:

Chữa bệnh viêm đại tràng bằng lá ổi non hoặc búp lá ổi:

Là loại lá dễ tìm, có thể chọn phần búp lá non hoặc cả lá non lẫn với lá già với công thức:

  • Bước 1: Chuẩn bị 50g lá ổi đã rửa sạch và 2 bát nước.
  • Bước 2: Sau đó bỏ chung vào nồi, đun cho đến khi sôi thì để nhỏ lửa 5 phút rồi mới tắt.
  • Bước 3: Để nguội và uống trong ngày (một ngày uống 2 lần), có thể uống sau ăn.

Chữa bệnh viêm đại tràng bằng hỗn hợp mật ong với nha đam: 

Đây vốn là hai nguyên liệu có nhiều dưỡng chất, thường được sử dụng để chữa các bệnh về tiêu hóa. Cách sử dụng bài thuốc này cũng rất dễ thực hiện:

  • Bước 1: Lấy khoảng 5 lá nha đam có kích thước bình thường.
  • Bước 2: Sau đó sẽ gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài, xay nhuyễn ra để trộn lẫn với 2 thìa mật ong nguyên chất. Với liều lượng như vậy đủ để người bệnh có thể chia ra uống 2-3 lần một ngày.
  • Bước 3: Bảo quan với nhiệt độ thường và sử dụng ngày 2 – 3 lần sau ăn khoảng 10 phút.

Chữa bệnh đau đại tràng bằng lá vối tươi: 

Với bài thuốc này thì bạn cần tìm lá vối tươi, rồi thực hiện theo công thức:

  • Bước 1: Rửa sạch khoảng 250g lá, vò nát để khi ngâm với nước dưỡng chất dễ tan ra.
  • Bước 2: Chuẩn bị 1 lít nước sôi và cho lá đã vò nát vào ngâm. Sau người bệnh sử dụng nước này hằng ngày thay nước lọc.

Mặc dù, phương pháp và cách thực hiện đều khá dễ dàng, đơn giản và giá thành rẻ. Tuy nhiên, đó đều là những bài thuốc dân gian được truyền miệng cho nên liều lượng có thể không hoàn toàn chính xác. Bên cạnh đó, công dụng cũng phụ thuộc nhiều vào cơ địa cũng như thể trạng bệnh của từng người. Nếu bệnh đã chuyển biến nặng thì sẽ khó có tác dụng như mong muốn.

viem dai trang
Lá ổi non có thể cải thiện bệnh lý

Chuyên gia tư vấn: Người bị bệnh viêm đại tràng nên kiêng gì, ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh

Có thể nói đây là câu hỏi quá quen thuộc trên các diễn đàn tư vấn y tế, sức khỏe. Với điều kiện sinh hoạt bận rộn, chế độ ăn uống chưa lành mạnh như đại đa số người dân hiện nay cũng chính là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh. Vậy nên điều đầu tiên cần thực hiện là điều chỉnh chế độ ăn uống, cải thiện điều kiện sinh hoạt hằng ngày:

  • Không ăn những loại thực phẩm: Chứa nhiều chất bảo quản, chất kích thích (bia, rượu, thuốc lá, cafe), chưa được đun sôi, nấu chín,… Nên kiêng những món ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, hành sống, trứng, sữa… và đồ ăn ngọt như: kẹo, bánh.
  • Nên ăn: Thay vào đó là thường xuyên ăn các thực phẩm dinh dưỡng cao (gạo, sữa đậu nành, thịt lợn nạc, rau xanh), trái cây giàu kali (đu đủ, chuối…), quả bơ, bí đao… Luôn cung cấp đầy đủ chất muối khoáng, nước, vitamin.

Nếu thực hiện tốt những kinh nghiệm chia sẻ ở trên thì bạn đã giảm bớt được rất nhiều nguy cơ mắc bệnh và luôn khỏe mạnh. Hy vọng những thông tin chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh viêm đại tràng ở trên đã mang lại nhiều hữu ích đến bạn!

Huyệt đạo trong điều trị viêm đại tràng

Viêm đại tràng là một bệnh lý phổ biến, gây ra nhiều khó khăn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Bên cạnh các phương pháp điều trị y học hiện đại, y học cổ truyền, đặc biệt là bấm huyệt, cũng đã chứng minh được hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị và giảm nhẹ triệu chứng của viêm đại tràng. Dưới đây là một số huyệt đạo quan trọng và cách thức bấm huyệt được ứng dụng trong điều trị viêm đại tràng.

Huyệt Túc Tam Lý (ST36)

  • Vị trí: Huyệt Túc Tam Lý nằm dưới đầu gối, trên đường kinh Vị, cách xương bánh chè khoảng 3 tấc (khoảng 7.5 cm), ở mặt ngoài chân. Vị trí cụ thể có thể được xác định bằng cách đặt ba ngón tay dưới xương bánh chè, huyệt nằm ngay dưới ngón tay thứ ba, giữa đường nối từ đầu gối đến mắt cá chân.
  • Tác dụng: Huyệt Túc Tam Lý được biết đến với tác dụng điều hòa khí huyết, tăng cường chức năng tiêu hóa, giảm đau và chống viêm. Bấm huyệt này có thể giúp giảm các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy và đầy hơi do viêm đại tràng gây ra.
  • Cách bấm huyệt: Dùng ngón tay cái nhấn vào huyệt với một lực vừa phải, giữ trong khoảng 1-2 phút. Lặp lại động tác này 2-3 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Huyệt Thái Xung (LV3)

  • Vị trí: Huyệt Thái Xung nằm trên đường kinh Can, nằm giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai, cách khớp ngón chân khoảng 1.5 tấc (khoảng 3.8 cm).
  • Tác dụng: Huyệt Thái Xung có tác dụng điều hòa khí trong cơ thể, giảm căng thẳng, lo âu và các triệu chứng tiêu hóa do stress gây ra. Điều này rất quan trọng trong việc điều trị viêm đại tràng, vì stress là một yếu tố góp phần làm trầm trọng hơn triệu chứng của bệnh.
  • Cách bấm huyệt: Dùng ngón tay cái hoặc đầu ngón tay trỏ nhấn vào huyệt, giữ trong khoảng 1-2 phút. Lặp lại 2-3 lần mỗi ngày, đặc biệt là vào buổi sáng và trước khi đi ngủ.

Huyệt Trung Quản (CV12)

  • Vị trí: Huyệt Trung Quản nằm trên đường giữa bụng, cách rốn khoảng 4 tấc (khoảng 10 cm).
  • Tác dụng: Huyệt này có tác dụng điều hòa chức năng của dạ dày và ruột, giảm đau bụng, tiêu chảy và khó tiêu. Bấm huyệt Trung Quản giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa tổng thể, rất hữu ích cho bệnh nhân viêm đại tràng.
  • Cách bấm huyệt: Dùng ngón tay cái nhấn vào huyệt Trung Quản, giữ trong khoảng 1-2 phút, thực hiện 2-3 lần mỗi ngày.

Huyệt Đại Tràng Du (BL25)

  • Vị trí: Huyệt Đại Tràng Du nằm trên lưng, đối diện với vùng đại tràng, cách cột sống khoảng 1.5 tấc (khoảng 3.8 cm) về hai bên, ở vị trí tương đương với đốt sống thắt lưng thứ tư (L4).
  • Tác dụng: Huyệt này có tác dụng trực tiếp lên đại tràng, giúp điều hòa chức năng tiêu hóa, giảm đau và viêm ở vùng đại tràng.
  • Cách bấm huyệt: Dùng ngón tay cái hoặc ngón trỏ nhấn vào huyệt với một lực vừa phải, giữ trong khoảng 1-2 phút. Thực hiện 2-3 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Huyệt Khí Hải (CV6)

  • Vị trí: Huyệt Khí Hải nằm dưới rốn khoảng 1.5 tấc (khoảng 3.8 cm), trên đường giữa bụng.
  • Tác dụng: Huyệt này có tác dụng tăng cường năng lượng, điều hòa khí huyết, hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện chức năng của ruột.
  • Cách bấm huyệt: Dùng ngón tay cái nhấn vào huyệt, giữ trong khoảng 1-2 phút, lặp lại 2-3 lần mỗi ngày.

Việc áp dụng bấm huyệt trong điều trị viêm đại tràng cần được thực hiện đều đặn và đúng cách. Ngoài ra, việc kết hợp với các phương pháp điều trị y học hiện đại và duy trì lối sống lành mạnh cũng là yếu tố quan trọng để đạt được hiệu quả điều trị tối ưu.

Danh sách huyệt đạo tham khảo

Dược liệu chữa bệnh

Đông y cũng sử dụng một số dược liệu có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm đại tràng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các bài thuốc này cần được kê đơn bởi thầy thuốc Y học cổ truyền, dựa trên tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân. Không nên tự ý sử dụng các dược liệu khi chưa có sự hướng dẫn của thầy thuốc.

Một số dược liệu thường dùng trong điều trị viêm đại tràng bao gồm:

  • Nghệ: Nghệ có đặc tính kháng viêm, giảm đau, giúp làm lành các tổn thương niêm mạc đại tràng. Có thể sử dụng bột nghệ pha với mật ong hoặc sữa ấm để uống.
  • Lá mơ lông: Lá mơ lông có tác dụng giảm viêm, cầm máu, hỗ trợ điều trị viêm đại tràng thể lỵ. Thường được dùng dưới dạng sắc thuốc uống.
  • Ngải cứu: Ngải cứu có tác dụng làm ấm tỳ vị, cầm lạnh (giảm tình trạng tiêu chảy do lạnh bụng), hỗ trợ điều trị viêm đại tràng thể hàn. Thường được dùng dưới dạng sắc thuốc uống hoặc đắp nóng lên vùng bụng.

Viêm đại tràng là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến. Duy trì lối sống lành mạnh, kết hợp với việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Danh sách dược liệu tham khảo
Câu hỏi thường gặp
Chữa viêm đại tràng bằng nghệ mật ong là một trong những mẹo dân gian điều trị bệnh đại tràng rất phổ biến. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về mức độ an toàn, hiệu quả và hướng dẫn cách dùng 2 loại thảo mộc tự nhiên này để chữa bệnh viêm đại tràng. Chữa viêm đại...
Viêm đại tràng có siêu âm được không? Có phát hiện bệnh không? Ưu, nhược điểm và cần lưu ý những gì khi siêu âm? Là băn khoăn của hầu hết những người đang có dấu hiệu xuất hiện bệnh. Những thông tin hữu ích có trong bài viết sau đây chắc chắn sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn...
Chữa viêm đại tràng bằng quả sung là một trong những mẹo chữa bệnh dân gian được sử dụng phổ biến. Nhưng thực tế phương pháp này có thật sự tốt cho việc điều trị viêm đại tràng và nên sử dụng quả sung như thế nào để phát huy tốt nhất hiệu quả chữa bệnh? Những thông tin này...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Viêm Đại Tràng bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan