Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Thoái hóa cột sống ở vị trí nào phổ biến nhất hiện nay, nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh thoái hóa cột sống ở các vị trí này như thế nào? Bạn đọc hãy tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây để có được những giải đáp chính xác nhất.

Thoái hóa cột sống ở vị trí nào phổ biến nhất

Cột sống là một trục kéo dài từ hộp sọ đến xương chậu, được tạo thành từ hàng loạt các đốt xương xếp chồng lên nhau. Giữa các đốt xương được ngăn cách bởi một lớp đĩa đệm, có tác dụng hấp thu chấn động, bảo vệ cột sống, cho phép bạn di chuyển dễ dàng.

Cột sống chia thành 3 khu vực:

  • 7 đốt sống cổ được kí hiệu từ C1 đến C7
  • 12 đốt sống ngực được kí hiệu từ T1 đến T12
  • 5 đốt sống thắt lưng được ký hiệu L1 đến L5
  • Ngoài ra còn có đốt sống cùng và đốt sống xương cụt
Thoái hóa cột sống ở vị trí nào phổ biến nhất hiện nay
Thoái hóa cột sống ở vị trí nào phổ biến nhất hiện nay

Vậy trong các vị trí trên, thoái hóa cột sống ở vị trí nào phổ biến nhất hiện nay? Theo chia sẻ của lương y, bác sĩ Đỗ Minh Tuấn cũng như thống kê từ chuyên khoa xương khớp của các bệnh viện lớn cho thấy: Cột sống ở cổ và thắt lưng là các vị trí dễ bị thoái hóa nhất.

Nguyên nhân do đây là các vị trí phải chịu tác động với cường độ và tần suất lớn nhất, cụ thể:

Thoái hóa đốt sống cổ

Cột sống cổ gồm 7 đốt sống kí hiệu từ C1-C7, là nơi tập trung rất nhiều dây thần kinh, dây chằng, gân cơ, tủy sống. Bắt đầu từ đốt sống C2 sẽ hình thành các đĩa đệm dạng vòng, bên trong chứa nhân nhầy.

Phần địa đệm này có tác dụng hấp thu và phân tán trọng lực, giúp cổ hoạt động nhịp nhàng, linh hoạt: Xoay trái phải, gật lắc, ngửa gập cổ…

Làm việc sai tư thế, thường xuyên cúi hoặc ngửa cổ trong thời gian dài, nằm gối quá cao, cúi cổ sử dụng điện thoại thường xuyên…sẽ dẫn đến bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Ngoài ra một số lý do góp phần hình thành bệnh chúng ta không thể bỏ qua như thoát vị đĩa đệm, loãng xương, chế độ ăn uống không hợp lý…

Cổ và thắt lưng là hai vị trí bị thoái hóa cột sống phổ biến nhất
Cổ và thắt lưng là hai vị trí bị thoái hóa cột sống phổ biến nhất

Vị trí  C4, C5 và C6 là những đốt sống cổ vận động với tần suất và cường độ lớn nhất do đó dễ mắc bệnh thoái hóa, thoát vị nhất.

Bệnh gây đau nhức cổ, cứng cổ, khó khăn khi vận động. Cơn đau xuất hiện đột ngột, kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày, đau có thể lan xuống bả vai hoặc cánh tay.

Thoái hóa cột sống thắt lưng

Cột sống thắt lưng là vùng phải nâng đỡ trọng lực nửa trên cơ thể. Đồng thời phối hợp thực hiện các hoạt động có cường độ cao,  biên độ dao động lớn như bê vác vật nặng, xoay, gập người…

Phụ nữ trải qua việc mang thai sinh đẻ, người cao tuổi, người lao động nặng, người từng phẫu thuật cột sống… là những đối tượng có nguy cơ cao bị thoái hóa cột sống thắt lưng.

Trong 5 cột sống thắt lưng được kí hiệu từ L1 đến L5, vị trí L3 L4 L5 có nguy cơ bị thoái hóa cao nhất.

Bệnh gây ra những cơn đau thắt lưng âm ỉ, kéo dài trong nhiều tuần. Cảm giác đau tăng lên khi người bệnh giữ tư thế ngồi trong thời gian dài hoặc khi thực hiện các động tác cong, xoay người hoặc nâng vác đồ vật.

Cách điều trị thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống nếu không được điều trị kịp thời, sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Đau lan tới vùng vai, tay, chân
  • Gây tê yếu bả vai, tay, chân
  • Gây liệt, làm mất cảm giác ở bàn tay, chân
  • Khiến người bệnh gặp khó khăn, thậm chí không thể di chuyển

Đặc biệt, những tổn thương do thoái hóa cột sống gây ra hầu như không có khả năng phục hồi. Bởi vậy, khi có những dấu hiệu nghi ngờ, người bệnh cần chú ý để thăm khám, điều trị bệnh sớm.

Điều trị thoái hóa cột sống bằng thuốc Tây

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, Ultracet, Efferalgan, Oliat…

Đau là cảm giác phổ biến mà những bệnh nhân bị thoái hóa cột sống đều gặp phải. Dùng thuốc có thể nhanh chóng đẩy lùi cảm giác đau đớn, nhức nhối, khó chịu.

Tuy nhiên, thuốc giảm đau chỉ có tác dụng tức thời, không có hiệu quả trong điều trị bệnh, ngoài ra có thể gây phản ứng phụ nếu lạm dụng, dùng sai cách.

  • Thuốc chống viêm không steroid (Diclofenac, Meloxicam) dùng khi bệnh nặng

Với trường hợp bệnh nặng, cơn đau kéo dài không giảm, các loại giảm đau thông thường không mang lại tác dụng bác sĩ sẽ kê đơn loại giảm đau mạnh hơn, ngoài ra còn có thuốc chống viêm, thuốc giãn cơ… Loại thuốc nào có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày, vì vậy người có tiền sử mắc bệnh không nên lạm dụng.

  • Thuốc giãn cơ: Eperisone, Tolperisone

Thuốc làm giãn cơ, giúp giảm lực cho cột sống và dây thần kinh, có tác dụng gây tê, ngăn hình thành cảm giác đau.

  • Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm: Piascledine, Glucosamine sulfate, Chondroitin sulphate, thuốc ức chế IL1

Người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm đặc trị giúp bổ sung dưỡng chất, tăng cường chất nhầy cho sụn khớp, cung cấp canxi cho cơ thể, đồng thời giảm đau nhẹ.

Thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm có thể gây nhiều tác dụng phụ
Thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm có thể gây nhiều tác dụng phụ

Thuốc Tây y điều trị thoái hóa cột sống cho hiệu quả trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị, không nên tự ý dùng thuốc, tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn, khiến bệnh trầm trọng hơn.

Phẫu thuật

Trong trường hợp bệnh nghiêm trọng, gây nhiều biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động của cơ thể, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp phẫu thuật cho bệnh nhân.

Một số phương pháp phẫu thuật thoái hóa cột sống phổ biến hiện nay là:

  • Mổ hở
  • Mổ nội soi
  • Cố định cột sống thắt lưng
  • Mổ thoái hóa cột sống bằng tia laser
  • Phẫu thuật bắt vít qua da

Người bệnh có thể tham khảo các biện pháp phẫu thuật kỹ thuật cao, ít xâm lấn giúp phục hồi nhanh.

Vật lý trị liệu

Ngoài việc dùng thuốc, phẫu thuật, người bệnh có thể tập các bài tập nhẹ nhàng để tăng cường hiệu quả, thúc đẩy quá trình hồi phục sau phẫu thuật.

Bài tập kéo giãn cơ lưng

  • Bước 1: Nằm ngửa để xương chậu và lưng chạm đất
  • Bước 2: Co một chân lên, đầu gối hướng về ngực, hai tay đan chéo ở chân gập lên.
  • Bước 3: Hít vào thở ra nhẹ nhàng
  • Bước 4: Duy trì tư thế trong 4 giây, đổi chân và làm tương tự với bên kia
Động tác kéo giãn cột sống lưng
Động tác kéo giãn cột sống lưng

Bài tập xương chậu: Mỗi ngày 10-20 lần

  • Bước 1: Giữ tư thế nằm thẳng, hai chân gập lại, siết cơ bụng
  • Bước 2: Sử dụng lực hông để nhấc phần thân dưới lên, hít sâu
  • Bước 3: Hạ chân xuống và thở ra

Bài tập đốt sống cổ

  • Bước 1: Ngửa cổ lên hết cỡ, hít sâu, duy trì 3 giây, sau đó cúi đầu xuống hết cỡ
  • Bước 2: Từ từ xoay cổ theo hình tròn từ trái qua phải
  • Bước 3: Lặp lại các động tác trên từ 7-10 lần.

Bài tập thích hợp với những người thường ngồi lâu trước máy tính, vừa giảm tốc độ thoái hóa cột sống cổ, vừa giúp giảm căng thẳng, mỏi mệt.

Cách phòng tránh thoái hóa cột sống

Đây là bộ phận quan trọng, có tác dụng nâng đỡ cơ thể, giữ thăng bằng, đảm bảo mọi hoạt động hàng ngày diễn ra trơn tru. Vì vậy, chúng ta cần xây dựng lối sống lành mạnh để có thể ngăn ngừa bệnh tật, làm chậm quá trình thoái hóa.

Ngồi đúng tư thế giảm nguy cơ thoái hóa cột sống
Ngồi đúng tư thế giảm nguy cơ thoái hóa cột sống
  • Ngồi học tập, làm việc đúng tư thế: Lưng, cổ thẳng, nghỉ giải lao, thay đổi tư thế, luyện tập nhẹ nhàng sau mỗi 30-60 phút.
  • Nằm ngủ đúng tư thế, lựa chọn loại gối, đệm phù hợp.
  • Hạn chế các loại đồ uống có gas, đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, kiểm soát cân nặng, tránh để béo phì, thừa cân.
  • Bổ sung đủ lượng canxi, vitamin, dưỡng chất cần thiết cho cơ thể: Ăn nhiều loại trái cây, rau xanh, uống bổ sung các loại thực phẩm chức năng khi nhu cầu dưỡng chất tăng cao: mang thai, tiền mãn kinh, mới ốm dậy…
  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của cơ thể.

Thoái hóa cột sống nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể kiểm soát tới 90% biến chứng, tăng khả năng phục hồi sụn khớp.

Bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi: “Thoái hóa cột sống ở vị trí nào phổ biến nhất hiện nay?” cùng những thông tin hữu ích về cách điều trị, phòng tránh thoái hóa cột sống hiệu quả. Hy vọng bạn đọc đã thu được những kiến thức cần thiết, từ đó đưa ra biện pháp chăm sóc sức khỏe bản thân và những người thân yêu tốt hơn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan
thoai-hoa-cot-song-chen-day-than-kinh
gai-cot-song
bai-tap-yoga-chua-thoai-hoa-cot-song
thoai-hoa-cot-song-han-quoc
gai-cot-song-khong-nen-an-gi
dau-day-than-kinh-lien-suon
chua-gout-bang-thuoc-nam
hinh-anh-nghe-si-xuan-hinh-khoi-thoai-hoa-dot-song-co-1