Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi. Tuy nhiên với thói quen sinh hoạt và làm việc thiếu khoa học đã khiến cho nguy cơ mắc ở người trẻ ngày một tăng cao. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ tới bạn đọc những thông tin cần thiết nhất để nhận biết, điều trị và phòng ngừa hiệu quả tình trạng này.

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh gì?

Thoái hóa cột sống là bệnh lý xương khớp xảy ra chủ yếu ở nhóm người lớn tuổi, đang bước vào giai đoạn lão hóa. Trên cấu trúc của cột sống, cột sống lưng và đốt sống cổ là hai phần dễ mắc thoái hóa nhất. Trong đó, cột sống cổ được tạo thành 7 đốt sống, lần lượt ký hiệu từ C1 – C7. Và từ đốt sống C2 trở xuống, sẽ hình thành các đĩa đệm dạng vòng sợi chứa nhân nhầy. 

Thoái hóa cột sống cổ là tình trạng các lớp đĩa đệm trở nên xẹp dần
Thoái hóa cột sống cổ là tình trạng các lớp đĩa đệm trở nên xẹp dần

Phần đĩa đệm này có vai trò quan trọng trong việc hấp thu và phân tán trọng lực, giúp cổ hoạt động nhịp nhàng, linh động. Tại vùng đốt sống cổ là nơi tập trung rất nhiều dây thần kinh, dây chằng, gân cơ, tủy sống. 

Thoái hóa cột sống cổ là tình trạng các lớp đĩa đệm trở nên xẹp dần, mất đi độ ẩm nhầy vốn có, khiến các đốt xương cọ sát trực tiếp vào nhau, lâu ngày dẫn tới tổn thương, đau nhức dữ dội. Một số trường hợp khi bị thoái hóa sẽ hình thành các khối viêm dày, canxi lắng lại tại các dây chằng cổ. Từ đó làm bít tắc hoặc làm hẹp lỗ ra vào của rễ thần kinh, gây cứng khớp. Thoái hóa đốt sống cổ c5 c6 và thoái hóa đốt sống cổ c4 c5 là tình trạng phổ biến nhất.

Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ không chỉ là nỗi lo của những người bệnh trên 60 tuổi. Những cơn đau nhức xương khớp ở tuổi 25- 30 có thể là những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ trẻ hóa. Chính vì vậy, đặc biệt lưu ý tới các yếu tố gây bệnh sau đây sẽ giúp bạn tránh được những yếu tố sau đây sẽ giúp bạn phòng tránh và điều trị hiệu quả bệnh lý này.

Tuổi tác làm đĩa đệm thoát ra ngoài vòng bao xơ
Tuổi tác làm đĩa đệm thoát ra ngoài vòng bao xơ
  • Di truyền: Người sinh ra trong gia đình có bố hoặc mẹ từng điều trị bệnh lý xương khớp sẽ được thừa hưởng gen trội mang nguy cơ cao, thường có sụn khớp yếu và dễ hao mòn hơn so với người bình thường.
  • Bị chấn thương, tai nạn: Đây là một trong những yếu tố gây tổn thương phổ biến nhưng thường xảy ra bất ngờ và khó phòng tránh. Khi bị chấn thương hoặc tai nạn có thể kéo theo rách sụn, viêm xương khớp, tổn thương dây chằng.
  • Đặc điểm nghề nghiệp: Những người thường xuyên phải làm việc mang vác nặng nhọc, đi lại nhiều hoặc nhân viên công sở ngồi quá lâu trước màn hình máy tính có thể gây mỏi khớp cổ, thúc đẩy thoái hóa sớm, sai lệch cấu trúc cổ, biến đổi mô xương, hình thành gai đốt sống cổ.
  • Người cao tuổi: Tùy vào đặc điểm cơ thể mà mỗi người sẽ bước vào giai đoạn lão hóa tại thời điểm khác nhau. Thông thường, ở tuổi 45 – 60, lớp đĩa đệm sẽ mất dần đi độ nhầy ẩm trong nhân, xơ hóa vòng sợi đĩa đệm làm cho các đốt sống cổ trực tiếp ma sát, gây tổn thương. Lâu dần, cơ thể sẽ giảm đáng kể khả năng tổng hợp và hấp thu canxi, mất liên kết dây chằng, dẫn tới thoái hóa đốt sống cổ và rất khó để phục hồi tổn thương.
  • Người béo phì: Thừa cân hoặc béo phì là nguyên nhân dẫn tới ít vận động, thường nằm hoặc ngồi nhiều và ít thay đổi tư thế dẫn tới khí huyết lưu thông kém, giảm sức bắp ở các chi. Thêm vào đó, mức trọng tải mà xương khớp cần nâng đỡ thường lớn hơn so với người bình thường nên sụn khớp sẽ dễ yếu đi và có nguy cơ lão hóa nhanh hơn.

Triệu chứng nhận biết thoái hóa cột sống cổ

Ngoài các cơn đau nhức thông thường sẽ khiến người bệnh chủ quan hoặc lầm tưởng với bệnh lý khác. Dưới đây là một số triệu chứng thoái hóa cột sống cổ thường gặp:

Thoái hóa đốt sống cổ gây ra các cơn đau nhức dữ dội
Thoái hóa đốt sống cổ gây ra các cơn đau nhức dữ dội
  • Đau mỏi vùng vai gáy, cổ xuống đến vai sau đó lan nhanh chóng xuống phần cánh tay.
  • Thoái hóa đốt sống cổ đau vai gáy. Các cơn đau thường xuất hiện bất ngờ, kéo dài âm ỉ đến vài tiếng thậm chí nhiều ngày.
  • Khi vận động có thể nghe thấy tiếng kêu lục khục, đau cứng cổ và khó để cử động, đặc biệt là khi mới ngủ dậy hoặc thay đổi động tác đột ngột.
  • Các cơn trải dài từ phần cột sống cổ xuống đến tai, lên đỉnh đầu, thậm chí đau vùng chẩm. Cánh tay bị tê mỏi, mất dần cảm giác xuống tới ngón tay. Một số trường hợp khi cầm nắm dễ bị tuột tay.
  • Thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu, thiếu máu não do sự chèn ép vào các dây thần kinh vận chuyển chất dinh dưỡng, khiến giảm lượng oxy và máu bơm lên não.
  • Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý gây ra bởi sự thoái hóa.
  • Mất nước đĩa đệm khiến xương đốt sống tiếp xúc với nhau gây tổn thương, đau nhức.

Biến chứng nguy hiểm của thoái hóa cột sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Không chỉ ảnh hưởng tới chức năng vận động hằng ngày của người bệnh mà những tổn thương do thoái hóa gây ra hầu như không có khả năng phục hồi. Chính vì vậy, trang bị những hiểu biết về các biến chứng thường gặp sẽ giúp bạn tránh khỏi tâm lý chủ quan, tích cực điều trị sớm để tránh tổn thương.

Thoái hóa đốt sống cổ ảnh hưởng tới chức năng vận động hằng ngày của người bệnh
Thoái hóa đốt sống cổ ảnh hưởng tới chức năng vận động hằng ngày của người bệnh
  • Gai cột sống: Thoái hóa cột sống có thể kéo theo khởi phát thoát vị đĩa đệm. Khi đĩa đệm bị thoái hóa, trở nên khô và co lại làm tăng sinh tủy sống. Từ đó làm xuất hiện gai xương cột sống.
  • Xơ hóa dây chằng: Sự liên kết và đàn hồi giữa dây chằng và sụn khớp mất dần, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi chuyển động.
  • Thoái hóa đốt sống cổ gây thiếu máu não: Cột sống cổ là nơi bảo vệ các dây thần kinh quan trọng của não bộ, có vị trí gần hộp sọ nhất. Chính vì vậy, khi thoái hóa xảy ra có thể gây ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển dinh dưỡng, truyền tín hiệu tới các tổ chức bên trong cơ thể, gây thiếu máu não, rối loạn tiền đình, đau đầu. 
  • Teo nhỏ các chi: Thoái hóa đốt sống cổ khiến các mạch máu gặp khó khăn trong quá trình lưu thông khí huyết, máu và dinh dưỡng tới các chi. Khi đó cơ thể sẽ dần trở nên mệt mỏi, khó cử động, lực tại chân, tay mất dần. Lâu ngày dẫn tới teo cơ, giảm kích thước các chi. 
  • Bại liệt: Liệt hai tay hoặc nửa người là hệ quả tất yếu của biến chứng teo cơ. Khác với thoái hóa cột sống lưng, đốt sống cổ là nơi tập trung nhiều dây thần kinh và tủy sống. Chính vì vậy, việc chèn ép và gây tổn thương do quá trình thoái hóa có thể gây ra tổn thương không thể phục hồi, dẫn tới bại liệt.

Thoái hóa đốt sống cổ uống thuốc gì nhanh khỏi nhất?

Yếu tố quan trọng quyết định tới hiệu quả điều trị chính là thời điểm phát hiện và lựa chọn giải pháp phù hợp nhất. Người bệnh nên tới thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín hoặc tham khảo ý kiến của các chuyên gia xương khớp để tránh những sai lầm không đáng có

Thuốc trị thoái hóa đốt sống cổ

Điều trị bằng thuốc Tây có thể đem lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý sử dụng dẫn tới tác dụng phụ.

Thuốc giảm đau sẽ được chỉ định tùy theo mức độ
Thuốc giảm đau sẽ được chỉ định tùy theo mức độ
  • Thuốc giảm đau: Các sản phẩm giảm đau thường được phân chia theo từng mục đích sử dụng như thuốc giảm đau thông thường, giảm đau và kháng viêm, thuốc giảm đau ức chế thần kinh, thuốc giảm đau gây nghiện. Thuốc có thể nhanh chóng đẩy lùi cơn đau nhức, đem lại cho người bệnh cảm giác dễ chịu. Trường hợp không đáp ứng với sản phẩm dạng viên uống, các bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng phương pháp tiêm thuốc giảm đau. Vì yêu cầu cao trong chuyên môn và ẩn chứa nhiều rủi ro nên người bệnh cần lựa chọn các địa chỉ khám chữa uy tín để thực hiện điều trị.
  • Thuốc giãn cơ: Thay vì sử dụng các sản phẩm giảm đau, người bệnh cũng có thể tham khảo các loại thuốc có tác dụng giãn cơ vân, giảm áp lực lên dây thần kinh, khắc phục tình trạng đau mỏi, tê cứng. 
  • Thực phẩm chức năng: Để phục hồi chức năng sụn khớp một cách nhanh chóng, bạn có thể tham khảo một số sản phẩm bổ sung dưỡng chất. Không chỉ giảm đau, phần xương dưới sụn, hàm lượng canxi, chất lượng xương khớp, chất nhầy sụn khớp có thể được cải thiện một cách toàn diện. Hầu hết các sản phẩm này đều có nguồn gốc từ các nước Châu Âu, Mỹ, Nhật nên người bệnh cần tìm hiểu chính xác thông tin sản phẩm, địa chỉ uy tín trước khi lựa chọn mua.
  • Can thiệp ngoại khoa: Trường hợp nghiêm trọng, đã xuất hiện các biến chứng nguy hiểm và không đáp ứng với thuốc đặc trị tại chỗ, các bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp ngoại khoa. Với sự phát triển của công nghệ hiện đại sẽ giúp người bệnh hạn chế tối đa nguy cơ xâm lấn, tác dụng phụ và phục hồi nhanh chóng.

Bài tập thoái hóa đốt sống cổ

Trong quá trình điều trị, người bệnh có thể kết hợp với các bài tập thoái hóa đốt sống cổ để đẩy nhanh quá trình hồi phục, tăng cường hiệu quả của thuốc và làm chậm chu trình lão hóa. Người bệnh có thể tham khảo một số bài tập như sau

Tư thế Yoga chữa thoái hóa đốt sống cổ 
Tư thế Yoga chữa thoái hóa đốt sống cổ

Bài tập thoái hóa đốt sống cổ thứ nhất

  • Bước 1: Người bệnh ngồi thẳng lưng, thả lỏng hai vai, đầu ngẩng cao.
  • Bước 2: Hai tay thả lỏng, để lên đùi. Sau đó từ từ ngẩng đầu lên cao, hít thở đều.
  • Bước 3: Xoay nhẹ cổ từ phải sang trái. Cố duy trì tư thế vai và lưng thẳng.
  • Bước 4: Thực hiện động tác 3 – 4 vòng. Có thể luyện tập bất cứ lúc nào. Đặc biệt sau mỗi 3 – 4 tiếng ngồi làm việc.

Bài tập thoái hóa đốt sống cổ thứ hai

  • Bước 1: Ngồi thẳng lưng, hai chân quanh tròn, mắt nhìn về phía trước.
  • Bước 2: Hai tay thả lỏng trên đùi. Tay phải đưa lên cao chạm vào thái dương bên trái, đồng thời nghiêng đầu sang phải một góc 30 độ. Giữ tư thế trong khoảng 4 giây.
  • Bước 3: Thực hiện tương tự với bên còn lại. Lặp lại động tác 3 –  5 lần.

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng mẹo dân gian

Các cách chữa thoái hóa đốt sống cổ tại nhà tuy không đem lại hiệu quả cao trong điều trị tổn thương nghiêm trọng. Nhưng có thể giúp giảm đau nhanh và đảm bảo sự lành tính cho người dùng.

  • Cách chữa thoái hóa bằng ngải cứu: Đem sao khô ngải cứu trên chảo nóng trong khoảng 7 phút. Sau đó cho 1 thìa muối hạt to, đảo đều tay. Khi hỗn hợp đủ nóng thì đổ ra khăn để chườm nóng lên vùng đau nhức.
  • Bài thuốc chữa thoái hóa từ lá đinh lăng: Dùng phần rễ đinh lăng phơi khô, sắc cùng 4 bát nước lớn. Khi thuốc cạn chỉ còn ½ thì đổ ra bát và uống ngày 2 – 3 lần.
  • Chữa bệnh thoái hóa bằng quả đu đủ: Người bệnh đem rửa sạch nhựa đu đủ, chỉ dùng ½ quả đu đủ. Sau khi thái nhỏ, đem đun với 300ml nước. Hạt ý dĩ ngâm trong nước khoảng 30 phút thì vớt ra, chờ cho nước sôi thì bỏ vào đun chung cùng đu đủ. Khi hai nguyên liệu đã chín nhừ, bỏ thêm đường kính hoặc đường phèn cho vừa đủ ăn. Thực hiện 2 – 3 lần/tuần. 
  • Sử dụng gừng giúp giảm đau xương khớp: Gừng tươi đem rửa sạch, cao vỏ và đập nát. Sau đó đem ngâm cùng 100ml rượu trắng. Để hỗn hợp ở nơi thoáng mát, cao ráo, tránh ánh sáng mặt trời trong khoảng 2 – 3 tháng. Khi thấy nước rượu có màu hơi ngả vàng có thể lấy ra dùng mỗi ngày, thoa đều lên vùng đau nhức.

Lời khuyên giúp phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống cổ

Nhằm ngăn ngừa quá trình lão hóa xương khớp xảy ra sớm và giảm thiểu nguy cơ biến chứng ở người già, bên cạnh việc áp dụng phương pháp điều trị, bạn cần chú ý tới một số lưu ý quan trọng như:

Người bệnh cần tránh các thực phẩm nhiều đạm
Người bệnh cần tránh các thực phẩm nhiều đạm
  • Ngồi làm việc, học tập đúng tư thế. Nghỉ giải lao, luyện tập nhẹ nhàng sau mỗi 2 tiếng làm việc.
  • Kiểm soát cân nặng, tránh xa đồ uống có gas, thực phẩm nhiều đạm hoặc các món ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ.
  • Lựa chọn môn thể thao phù hợp, sắp xếp tần suất luyện tập khoa học.
  • Bổ sung canxi cần thiết cho cơ thể, các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất.
  • Nằm ngủ đúng tư thế, lựa chọn loại gối phù hợp, tránh nằm các loại gối quá cao hoặc đệm quá mềm dễ gây biến dạng cột sống.
  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần. Chủ động điều trị ngay khi nhận thấy cơn đau bất thường của cơ thể.

Thoái hóa đốt sống cổ nếu được phát hiện và điều trị sớm có thể giúp ngăn ngừa biến chứng tới 90%. Đồng thời tăng khả năng phục hồi tổn thương sụn khớp. Hy vọng rằng qua những thông tin mà bài viết gửi tới đã giúp độc giả có thêm nhiều kiến thức bổ ích trên hành trình điều trị và phòng ngừa căn bệnh này.

Xem thêm: 10 cách chữa thoái hóa cột sống tại nhà loại bỏ cơn đau nhức không cần thuốc

Câu hỏi thường gặp
Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không, có nguy hiểm không, bệnh ảnh hưởng gì tới sức khỏe là thắc mắc chung của nhiều người. Tapchidongy.org sẽ giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc trên trong bài viết dưới đây. Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không? Phóng viên Tapchidongy.org đã thực hiện...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan