Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi khiến bé ăn uống không ngon miệng, ảnh hưởng đến sức khỏe. Các bậc phụ huynh càng lo lắng, sốt ruột hơn khi không biết rõ căn bệnh này là gì? Có ảnh hưởng đến sức khỏe con trẻ không? Hãy bình tĩnh và cùng Tapchidongy.org xóa tan mọi lo âu với những thông tin hữu ích dưới đây.

Nguyên nhân bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ 2 tuổi?

Trào ngược dạ dày là tình trạng hệ tiêu hóa bị rối loạn khiến axit dạ dày, dịch vị và thức ăn trong dạ dày bị trào ngược lên cơ quan thực quản. Tình trạng này thường xảy ra phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi và không có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của trẻ. Đến khi trẻ 12 tháng tuổi, bệnh sẽ từ từ biến mất.

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu từ hai nhóm nguyên nhân chính:

Trào ngược dạ dày do sinh lý

Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ những yếu tố sinh lý:

  • Cơ vòng thực quản phát triển chưa toàn diện: Cơ vòng có chức năng đóng mở “cửa” để thu nạp thức ăn và làm lá chắn cản trở acid dịch vị trào ngược. Tuy nhiên, khi cơ quan phát triển chưa toàn diện thì nguy cơ cao dịch acid có thể len lỏi bên trên
  • Chức năng của hệ tiêu hóa chưa ổn định: Trẻ 2 tuổi rất dễ mắc phải hiện tượng rối loạn hệ tiêu hóa, co bóp bất thường. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho acid trào ngược
  • Trẻ vận động vừa ăn xong: Khi ăn xong trẻ cần ít nhất 30 phút đến 1 tiếng để tiêu hóa. Các hoạt động chạy nhảy lúc này sẽ gia tăng áp lực lên hệ tiêu hóa. Khiến cho khả năng kiểm soát acid yếu đi.
  • Cho trẻ nằm khi uống sữa: Trẻ rất dễ nôn trớ khi nằm uống sữa vì lúc này cơ hoành nằm ngang với dạ dày, sữa rất dễ dàng trào ngược ra ngoài.
  • Chế độ dinh dưỡng hằng ngày: Các thức ăn nhiều gia vị, dầu mỡ hoặc sữa công thức không phù hợp… cũng góp phần tăng cao nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ 2 tuổi

Các trường hợp mắc trào ngược dạ dày do sinh lý thường nôn trớ sau khi uống sữa hoặc ăn dặm. Tuy nhiên tình trạng này chỉ diễn ra ở cấp độ nhẹ. Trẻ vẫn có thể ăn uống, sinh hoạt bình thường.

Bé 2 tuổi bị trào ngược dạ dày - Nguyên nhân do đâu?
Bé 2 tuổi bị trào ngược dạ dày – Nguyên nhân do đâu?

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi do bệnh lý

Bên cạnh các yếu tố sinh lý, một số bệnh lý sau đây cũng “góp mặt” gây ra các triệu chứng bệnh:

  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Chứng bệnh này gây tổn thương niêm mạc dạ dày hoặc cơ quan tá tràng dẫn đến loét.
  • Thoát vị cơ hoành: Đây là một dị tật bẩm sinh do các cơ quan ở ổ bụng “trồi” lên lồng ngực thông qua các lỗ khuyết, thường ở lỗ sau và phía trên ở cơ hoành.
  • Sa dạ dày: Bệnh lý xuất hiện khi đáy của dạ dày nằm ở vị trí thấp hơn so với bình thường. Dẫn đến việc khó khăn trong hệ tiêu hóa.

Các triệu chứng khi trẻ 2 tuổi mắc trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày sẽ biểu hiện với những dấu hiệu sau đây, ba mẹ cần lưu ý:

  • Trẻ hay nôn mửa sữa và thức ăn
  • Nấc cụt và ợ hơi thường xuyên
  • Miệng bé xuất hiện mùi hôi
  • Trẻ hay quấy khóc bất thường, thường xuyên vào ban đêm
  • Thường hay thức giấc
  • Cân nặng tăng chậm, suy dinh dưỡng
  • Trẻ thở khò khè và đau bụng
  • Các cơn ho kéo dài và giọng nói bị khàn

Bé 2 tuổi bị trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

Về bản chất thì chứng bệnh này không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng vẫn ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Khi trẻ nôn mửa, kén ăn sẽ dẫn đến tình trạng sụt cân và suy dinh dưỡng.

Tuy nhiên, một số trẻ không có biểu hiện ho nhưng lượng acid và thức ăn trào ngược sẽ lên làm tăng nguy cơ bệnh hen suyễn. Lúc này, trẻ cũng dễ mắc các bệnh liên quan đến phổi và đường hô hấp.

Khi các triệu chứng trào ngược dạ dày diễn biến kéo dài sẽ gây dẫn đến một số bệnh lý nghiêm trọng như:

  • Thần kinh rối loạn
  • Thực quản bị viêm
  • Thực quản xuất huyết
  • Khi axit trào ngược vào mũi, phổi và khí quản, trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh về đường hô hấp
  • Gây ra các vết loét chảy máu do thiếu hồng cầu và máu
  • Thực quản bị thu hẹp và xuất hiện các khối polyp
  • Thực quản nóng rát và sưng tấy
  • Quá trình nuốt thức ăn khó khăn do mô sẹo hình thành trong thực quản
Trẻ 2 tuổi bị trào ngược dạ dày, nguy hiểm như thế nào?
Trẻ 2 tuổi bị trào ngược dạ dày, nguy hiểm như thế nào?

Cách chẩn đoán trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi

Để chẩn đoán chính xác bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ 2 tuổi, bác sĩ chuyên khoa thường áp dụng các biện pháp sau đây:

  • Chụp X-Quang: Trẻ sẽ được nuốt Barium (chất cản quang) và được “soi” dưới máy chụp X-Quang. Các tổn thương ở vùng dạ dày, thực quản và ruột non dễ dàng “lộ” ra và phát hiện được triệu chứng gây bệnh.
  • Nội soi thực quản: Sau khi được gây tê, bác sĩ đưa ống nội soi được trang bị thêm camera và đèn ở đầu ống vào cơ thể trẻ. Hình ảnh về các vết thương sẽ được quan sát trên màn hình vi tính. Dù là vết thương có kích thước vài milimet cũng không thể “ẩn hình” với ống nội soi.
  • Nghiên cứu thăm dò trở kháng trong 24 tiếng: Một ống nhỏ được đặt qua mũi vào thực quản của trẻ. Đầu ống này được đặt nằm ở trên cơ thắt thực quản nhằm theo dõi chính xác nồng độ acid trong thực quản.
  • Xét nghiệm nước tiểu và máu: Xét nghiệm này nhằm loại trừ các nguyên nhân gây ra hiện tượng nôn mửa nhưng thường bị nhầm lẫn với chứng trào ngược dạ dày thực quản
Những cách chuẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ 2 tuổi
Những cách chuẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ 2 tuổi

Ba mẹ cần làm gì khi trẻ 2 tuổi bị trào ngược dạ dày?

Dưới đây là những cách mà ba mẹ có thể áp dụng để chữa trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi:

Sử dụng các liệu pháp tự nhiên

  • Sữa chua: Cho trẻ ăn sữa để cải thiện hoạt động tiêu hóa vì sữa chua chứa nhiều probiotic, rất tốt cho dạ dày và đường ruột. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung lượng sữa chua phù hợp với trẻ.
  • Trà gừng ấm: Gừng có công dụng điều hòa chức năng co bóp ở bao tử giúp giảm nguy cơ axit trào ngược. Nên cho trẻ uống mỗi ngày để “xóa tan” các triệu chứng nhanh chóng. Bạn có thể pha hỗn hợp với một ít mật ong, vài lát gừng ngâm và một lượng nước sôi vừa đủ.
  • Nghệ vàng: Curcumin trong nghệ vàng có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn rất hiệu quả. Bạn chỉ cần hòa nửa muỗng cà phê mật ong cùng với nửa muỗng cà phê tinh bột nghệ.
  • Tinh dầu bạc hà: Mặc dù sử dụng bạc hà để ăn sẽ khiến triệu chứng trào ngược nghiêm trọng hơn, nhưng nó lại phát huy hiệu quả khi dùng để thoa. Lấy một lượng vừa đủ tinh dầu bạc hà trộn cùng một ít dầu oliu rồi xoa lên bụng bé để giảm bớt các triệu chứng.

Một số mẹo giúp trẻ 2 tuổi bớt trào ngược

Cha mẹ có thể áp dụng 1 số cách dưới đây để giúp con cảm thấy dễ chịu hơn:

Dùng gối chống trào ngược

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi thường xảy ra vào ban đêm, một chiếc gối chống trào ngược lúc này sẽ là “vị cứu tinh”. Thiết bị này giúp vùng thực quản và cổ họng được nâng cao hơn so với dạ dày. Từ đó giảm được các triệu chứng nôn mửa, nấc hơi.

Các mẹ lưu ý chỉ chọn những loại gối có độ nghiêng từ 15 đến 20 độ. Ưu tiên chất lượng mềm mại và chất lượng tốt để đảm bảo trẻ có giấc ngủ ngon và không bị khó chịu.

Massage vùng bụng của trẻ

Mục đích của việc massage và xoa bóp là để cơ hoành được kéo giãn ra, cải thiện hoạt động bên trong dạ dày. Từ đó cải thiện chức năng đóng mở linh hoạt của cơ hoành thực quản.

Bạn có thể thoa lên bụng bé một ít dầu dừa hoặc dầu oliu trước khi massage. Massage theo chuyển động xoay vòng và dùng lực tay xoa bóp nhẹ nhàng từ 5 đến 10 phút mỗi ngày. Tuy nhiên, không nên thực hiện biện pháp này khi trẻ vừa uống sữa hoặc vừa ăn xong.

Chế độ ăn sinh hoạt và ăn uống khoa học giúp giảm triệu chứng trào ngược dạ dày
Chế độ ăn sinh hoạt và ăn uống khoa học giúp giảm triệu chứng trào ngược dạ dày

Giúp trẻ có độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt lành mạnh

Chế độ ăn uống và đồng hồ sinh học hằng ngày ảnh hưởng rất lớn đến mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng gây bệnh. Vì vậy các mẹ cần lưu ý những khuyến khích dưới đây:

  • Tránh cho trẻ ăn quá nhiều loại thức ăn, thức uống hoặc ăn quá no trong một bữa ăn
  • Hạn chế những thực phẩm dầu mỡ, chất béo cao. Các loại thực phẩm như socola, nước sốt cà chua, quýt,… cũng cần nên tránh. Bởi đây là nhóm thức ăn tăng nguy cơ trào ngược axit ở trẻ.
  • Trong lúc ăn nếu trẻ bị nôn trớ, ngừng ăn vài phút và cho trẻ súc miệng, khi trẻ ổn định mới ăn tiếp
  • Không nên để trẻ vận động mạnh hoặc nằm, ngủ ngay khi vừa “chén” xong
  • Kê gối cao cho trẻ khi ngủ nếu không dùng gối chống trào ngược
  • Không nên cho trẻ mặc quần áo bó sát, đặc biệt là vùng bụng, ưu tiên trang phục rộng rãi có chất liệu thoáng mát.
  • Tránh để trẻ thức quá khuya hoặc ngủ không đủ giấc
  • Khuyến khích trẻ rèn luyện thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Bài viết này đã cung cấp cái nhìn chi tiết cho bậc phụ huynh về chứng trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi. Hy vọng bạn đã nắm rõ được những nguyên nhân, biểu hiện, đặc biệt là những cách chữa trị hiệu quả để xua tan nỗi ám ảnh khi trẻ mắc phải bệnh này.

Xem ngay:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan
dau-thuong-vi-ben-phai
trao-nguoc-da-day-co-nen-an-trung
bai-thuoc-chua-trao-nguoc-da-day
trao-nguoc-da-day-o-tre-em-4-tuoi
chua-viem-dai-trang-co-that-bang-thuoc-nam
viem-dai-trang-cap-tinh
thuoc-da-day-koras
hanh-trinh-chua-khoi-benh-tri