Trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi ngày càng tăng, khiến cơ thể bé mệt mỏi, chán ăn, suy giảm hệ miễn dịch. Hơn nữa tình trạng bệnh kéo dài biến chứng về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm họng, loét thực quản, …
Nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi
Trào ngược dạ dày ở trẻ là hiện dịch vị dạ dày bao gồm thức ăn, axit trào ngược lên thực quản. Thông thường tình trạng này xảy ra phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi, tuy nhiên trẻ em 4 tuổi vẫn có thể bị trào ngược do một số nguyên nhân như:
- Cơ vòng thực quản chưa hoàn chỉnh: Cơ vòng thực quản vai trò đưa thức ăn vào trong cơ thể và ngăn chặn dịch trào ngược nên. Tuy nhiên trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh cơ vòng thường xuyên dẫn đến hiện tượng trào ngược
- Hệ số tiêu hóa chưa ổn định: Tương tự, trẻ em 4 tuổi hệ số tiêu hóa chưa ổn định dễ bị rối loạn dẫn đến hiện tượng trào ngược
- Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn của bé không khoa học bổ sung nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, trái cây chua như cà chua, cam quýt,…
- Thói quen sinh hoạt: Bé thường vận động hoặc nằm sau khi ăn gây áp lực lên cơ vòng thực quản, gây trào ngược và đau dạ dày
- Trẻ mắc một số bệnh lý: Trẻ bị thoát cơ hoành, viêm loét tá tràng, hội chứng Down, rối loạn thần kinh hoặc bại não,…
- Thừa cân: Bé bị thừa cân béo phì gây áp lực nên dạ dày và thường xuyên bị trào ngược dạ dày thực quản
Ngoài ra trẻ sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói thuốc, sử dụng thuốc giảm đau, chống dị ứng hay trầm cảm cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày
Dấu hiệu nhận biết trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi
Khi bị trào ngược, cha mẹ dễ dàng nhận biết trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi qua dấu hiệu:
- Thường xuyên ợ hơi, ợ chua, đau dạ dày hoặc đau ở vùng bụng
- Bé chán ăn, nấc cụt, nôn thường xuyên
- Thường xuyên đi tiểu vào ban đêm
- Ho thường xuyên, thở khò khè, khó thở, đau họng vào buổi sáng,
- Hôi miệng răng bị sâu
Các triệu chứng trên có thể tương tự với vấn đề sức khỏe khác, do đó khi nhận biết dấu hiệu cần đưa bé đi thăm khám, tìm ra nguyên nhân và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Khi đó bé được bác sĩ tiến hành một số xét nghiệm như:
- Chụp x-quang: Chụp x-quang ngực để kiểm tra mức độ axit có trong dạ dày và thực quản, sau đó tiến hành chụp x-quang có chất cản quang để quan sát các cơ quan của hệ tiêu hóa, kiểm tra dấu hiệu viêm loét
- Theo dõi nồng độ PH: Xét nghiệm này giúp kiểm tra nồng độ axit trong dạ dày, giúp bác sĩ kiểm tra triệu chứng và bệnh lý liên quan
- Nội soi: xác định vị trí dạ dày bị tổn thương, bác sĩ tiến hành kiểm tra một phần bên trong đường tiêu hóa và lấy mô để xét nghiệm giúp xác định vị trí tổn thương ở dạ dày và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
- Nghiên cứu khả năng làm trống dạ dày: Xét nghiệm này, kiểm tra thức ăn có được chuyển từ dạ dày vào ruột non đúng cách không
Trào ngược dạ dày ở trẻ 4 tuổi có nguy hiểm không?
Theo chuyên gia, trào ngược dạ dày ở trẻ không phải là bệnh lý nguy hiểm, cha mẹ hoàn toàn có thể khắc phục nếu điều trị sớm và đúng cách. Tuy nhiên tình trạng bệnh kéo dài có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm thực quản: axit trào ngược có thể bào mòn thực quản của bé gây viêm loét thực quản, hẹp thực quản, barrett thực quản. Thậm chí với trường hợp viêm loét nghiêm trọng dẫn đến xuất huyết thực quản
- Bệnh về đường hô hấp: Dịch vị dạ dày trào ngược ảnh hưởng đến đường hô hấp, bé ho kéo dài, ho có đờm, viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan
- Biến chứng về dạ dày: Hiện tượng trào ngược tăng nguy cơ viêm loét dạ dày và chức năng hoạt động của cơ quan này.
Ngoài ra trẻ bị nôn trớ quá nhiều khiến cơ thể mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, bé bị chậm lớn và suy dinh dưỡng.
Trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi cha mẹ phải làm sao?
Trào ngược ở trẻ hoàn toàn có thể khắc phục nếu phát hiện và điều trị sớm. Do đó cha mẹ không nên quá lo lắng cần đưa bé đi thăm khám và thực hiện biện pháp điều trị:
Sử dụng thuốc Tây chữa trẻ 4 tuổi bị trào ngược dạ dày thực quản
Sử dụng thuốc Tây điều trị được nhiều cha mẹ lựa chọn giúp cải thiện nhanh triệu chứng. Tuy thuốc chứa tác dụng phụ, cha mẹ cho bé sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc kháng histamin: Trẻ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc kháng histmine Zantac, Pepcid, Tagamet, … giảm hàm lượng axit trong dạ dày
- Thuốc kháng axit: Thuốc giảm bài tiết axit trong dạ dày và cải thiện triệu chứng, một số thuốc được sử dụng như Maalox và Mylanta.
- Thuốc ức chế bơm proton: Prevacid, Aciphex, Zegerid, Nexium, Prilosec, Protonix.
Ngoài ra, bé có thể được bác sĩ kê thuốc hỗ trợ đường tiêu hóa, thuốc làm trống dạ dày và tăng sức đề kháng cho bé
Bài thuốc từ thảo dược tự nhiên
Sử dụng thuốc tây có thể chứa tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Cha me tham khảo bài thuốc từ thảo dược tự nhiên như
Gừng chữa trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi
Gừng trong đông y có tính ấm, vị cay được sử dụng điều trị bệnh về đường hô hấp, trào ngược hiệu quả. Hơn nữa, hoạt chất trong gừng giảm tình trạng trào ngược, điều hòa hoạt động co bóp. Cha mẹ sử dụng gừng tươi hãm với nước sôi và thêm mật ong cho bé uống
Nha đam và mật ong
Sử dụng nha đam gọt vỏ, rửa sạch , cho nha đam và mật ong vào xay nhuyễn. Sau đó thêm khoảng 500ml nước ấm. Mỗi ngày cha mẹ cho bé uống 1-2 muỗng cà phê và thực hiện liên lục trong 1 tháng
Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng không khoa học là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trào ngược ở trẻ. Do đó cha mẹ cần lưu ý chế độ ăn hằng ngày giúp phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả
Một số thực phẩm mẹ nên bổ sung như:
- Bổ sung món ăn dưới dạng mềm, lỏng như súp, cáo, canh,… giảm áp lực lên cơ hoành và giúp bé tiêu hóa tốt hơn
- Bổ sung thực phẩm đạm vừa phải như thịt heo, trứng gà,..
- Thực phẩm nhiều rau xanh, hoa quả tươi, khoai lang, đậu nành, trứng gà cho bé
- Bé nên uống đầy đủ nước từ 500-700ml nước, thêm vào đó bổ sung nước trái cây cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể
Ngược lại không bổ sung thực phẩm
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng hay thực phẩm chế biến sẵn.
- Không cho bé ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ uống có gas
- Giúp bé duy trì cân nặng lý tưởng không béo phì thừa cân
Ngoài ra cha mẹ cần hình thành cho bé thói quen tốt như không nằm hoặc vận động mạnh sau khi ăn, cho bé ăn trước khi ngủ ít nhất 2 giờ và chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực nên thực quản
Massage bụng cho trẻ thường xuyên
Biện pháp này giúp cơ kéo căng cơ hoàng kích thích tiêu hóa, cải thiện triệu chứng. Khi thực hiện cha mẹ nên sử dụng 2-3 giọt tinh dầu dừa để xoa lên vùng bụng khoảng 5-10 phút .
Ngoài ra, cha mẹ cần thực hiện khi bụng đói, tránh tình trạng nôn và ọc sữa
Sử dụng gối trào ngược
Do cơ vòng thực quản của bé chưa phát triển hoàn chỉnh, dễ bị trào ngược khi ngủ. Cha mẹ có thể khắc phục tình trạng này khi sử gối chống trào ngược, nâng cao cổ họng và thực quản so với dạ dày và giúp bé ngủ ngon giấc hơn.
Bài viết cung cấp thông tin về trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi, cha mẹ cần nhận biết dấu hiệu cho bé đi thăm khám và điều trị sớm. Bên cạnh đó cần chế độ ăn uống khoa học, biện pháp chăm sóc giúp hỗ trợ điều trị và tăng cường sức đề kháng
Click đọc ngay
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!