Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Tình trạng trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày ngày càng phổ biến, nhưng nhiều cha mẹ không biết nguyên nhân do đâu. Vậy bé bị trào ngược có nguy hiểm không? Cách điều trị ra sao? Bạn đọc cùng Tapchidongy.org tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày không chỉ phổ biến ở trẻ sơ sinh, còn phổ biến ở trẻ 7 tuổi. Khi thực quản của bé suy yếu, đóng mở không đúng lúc, dịch vị trào ngược lên. Bệnh khiến cơ thể bé mệt mỏi, chán ăn, nóng rát thượng vị,… Trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày thường xảy ra vào buổi tối và sau khi ăn.

Nhiều nguyên nhân trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày
Nhiều nguyên nhân trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do:

  • Hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn chỉnh, cơ vòng còn yếu nguy cơ trào ngược dạ dày cao
  • Thói quen sinh hoạt: Trẻ thói quen xấu vận động quá mạnh hoặc nằm luôn sau khi ăn. Hoặc bé ăn quá nhiều vào buổi tối, hay ăn khuya
  • Trẻ bị thừa cân béo phì gây áp lực lên cơ vòng và dẫn đến trào ngược
  • Ở một số trẻ bị tổn thương cơ vòng bẩm sinh kéo dài đến năm 7 tuổi gây ra bệnh
  • Trẻ có bệnh lý bị hội chứng bệnh Down, loạn dưỡng cơ hoặc bị bại não cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này.

Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, cha mẹ cần lưu ý phòng tránh bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Triệu chứng trẻ 7 tuổi trào ngược dạ dày

Cha mẹ cần để ý những triệu chứng trào ngược dạ dày như:

  • Cơ thể bé mệt mỏi, chán ăn, sụt cân không lý do
  • Thường xuyên ợ hơi, ợ chua, miệng đắng, và có vị chua trong miệng
  • Miệng hôi, răng sâu và răng có thể bị mòn
  • Sau khi ăn thường buồn nôn
  • Thở khò khè, nóng rát phần ngực trên
  • Hay bị nấc cụt
Cha mẹ cần nhận biết dấu hiệu và đưa bé đi thăm khám sớm
Cha mẹ cần nhận biết dấu hiệu và đưa bé đi thăm khám sớm

Triệu chứng trên cha mẹ có thể nhầm lẫn với một số bệnh lý dạ dày khác, do đó bậc phụ huynh không nên chủ quan cần cho bé đi thăm khám tìm ra nguyên nhân và điều trị đúng cách.

Trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày chẩn đoán như thế nào?

Để xác định đúng và mức độ nghiêm trọng của bệnh, cha mẹ cần đưa bé đi thăm khám làm xét nghiệm như:

  • Nội soi dạ dày: Phương pháp này chỉ thực hiện có chỉ định của bác sĩ. Khi đó bé được tiến hành nội soi, lấy mẫu mô kiểm tra mức độ nghiêm trọng của bệnh và vị trí dạ dày bị tổn thương. Hơn nữa phương pháp này giúp kiểm tra tế bào ác tính và sự hiện diện của vi khuẩn HP
  • Chụp x quang: Được tiến hành chụp x-quang ngực và chụp x- quang chứa chất phản quang để nhận biết dấu hiệu bất thường trong dạ dày cùng cơ quan khác hệ tiêu hóa.
  • Nhân trắc thực quản: Đây là xét nghiệm với trường hợp trào ngược dạ dày ngoại trú, đo co giãn cơ bắp của bệnh nhân khi nuốt và xác định áp lực trong thực quản và sự phối hợp cơ thực quản khi nuốt của bé
  • Kiểm tra độ PH: Bác sĩ tiến hàng đưa ống nhựa vào thực quản thông qua lỗ mũi để tiến hành đo độ Ph của bé trong vòng 24-48 giờ

Trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

Khi bé bị trào ngược, cha mẹ thường lo lắng, băn khoăn bệnh có nặng không? Có ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của bé. Theo chuyên gia khuyến cáo, trẻ 7 tuổi bị trào ngược không quá nguy hiểm nếu bé được điều trị sớm và đúng cách. Tuy nhiên, cha mẹ lơ là chủ quan, tình trạng bệnh kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống còn tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm thực quản: Đây là biến chứng phổ biến ở trẻ, axit trong dịch vị trào ngược gây lên viêm loét thực quản, thực quản sưng tấy, nóng rát.
  • Xuất huyết thực quản: Viêm thực quản kéo dài không điều trị hoặc điều trị đúng cách dẫn đến niêm mạc thực quản bị bào mòn dẫn đến xuất huyết thực quản…. Hơn nữa xuất hiện khối polyp dẫn đến thực quản bị thu hẹp, hình thành sẹo gây khó thở và cản trở quá trình dung nạp thức ăn
  • Bệnh về đường hô hấp: Trào ngược thực quản khiến bé ho, ho có đờm, gây viêm họng, viêm phế quản
Tình trạng bệnh kéo dài tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm
Tình trạng bệnh kéo dài tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm

Ngoài ra, hiện tượng trào ngược tăng nguy cơ viêm loét, giảm hoạt động của chức năng này khiến bé chậm phát triển, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bé.

Do đó cha mẹ cần nhận biết dấu hiệu của bệnh cần cho bé đế cơ sở y tế, tiến hành xét nghiệm và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp

Trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày điều trị ra sao?

Theo chuyên gia khuyến cáo khi bé bị trào ngược dạ dày hoàn toàn khắc phục nếu điều trị sớm. Tuy nhiên cha mẹ cần lựa chọn phương pháp đúng cách, điều trị bệnh hiệu quả và không ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của bé

Sử dụng thuốc Tây

Phương pháp sử dụng thuốc Tây được nhiều cha mẹ lựa chọn giúp giảm nhanh triệu chứng của bệnh. Bé được bác sĩ kê đơn sử dụng thuốc như:

  • Thuốc kháng Histamin H2:  Thuốc ức chế giải phóng histamin từ đó giảm axit bài tiết trong dạ dày. Một số thuốc được bác sĩ chỉ định như Tagamet, Zantac, Pepcid.
  • Thuốc kháng axit: Thuốc giảm bài tiết axit trong dạ dày và cải thiện triệu chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị do trào ngược. Bé được bác sĩ kê đơn thuốc kháng axit như: Maalox,  Mylanta, …
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Cha mẹ cho bé sử dụng thuốc như Prevacid, Aciphex, Zegerid, Nexium, Prilosec, Protonix giúp giảm triệu chứng do tăng tiết axit trong dịch vị.
Thuốc Zegerid
Thuốc Zegerid

Ngoài ra mẹ nên cho bé thuốc kích thích tiêu hóa, thuốc tăng cường sức đề kháng giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ điều trị bệnh

Tuy nhiên thuốc Tây chứa nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Cha mẹ chỉ cho bé sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Hơn nữa, trong quá trình sử dụng thuốc xuất hiện bất kỳ tác dụng phụ cần ngưng sử dụng và đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất.

Thuốc Đông y trị trào ngược dạ dày cho trẻ 7 tuổi

Bài thuốc Đông y sử dụng thảo dược tự nhiên được đánh giá lành tính được nhiều cha mẹ tin tưởng sử dụng. Thuốc giúp điều trị căn nguyên của bệnh tăng cường sức đề kháng của bé. Phụ thuộc vào nguyên nhân và triệu chứng của bệnh, cha mẹ có thể cho bé sử dụng bài thuốc dưới đây:

Trẻ 7 tuổi bị trào ngược do suy nhược 

Cơ thể bé hệ miễn dịch kém, dạ dày tăng tiết axit và rối loạn co bóp và gây trào ngược. Cho bé sử dụng bài thuốc chứa thảo dược

  • 20g rau má
  • 16g gồm các thảo dược Mã đề, Đương quy, Liên nhục, Bạch truật, Liên nhục,
  • 12g Bạch thược, Đan bì, Râu ngô
  • 10g gồm các thảo dược Trần bì, Chi tử, Bán hạ
  • Cha mẹ đem sắc và cho bé uống 2 lần/ ngày

Bé bị trào ngược do chế độ dinh dưỡng

Với trường hợp bé 7 tuổi bị trào ngược do chế độ dinh dưỡng khoa học, dung nạp vào cơ thể nhiều thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói thuốc,…

Sử dụng bài thuốc với thảo dược

  • 16g với thảo dược: Sâm đại hành, Bạch Truật, Biển đậu, Lá đắng, Tía tô, Ngũ sắc, Đương quy, Lá lốt, Xương bì
  • 15g Hoàng kỳ
  • 10g Trần bì, Chỉ xác
  • 4g Sinh khương

Đem sắc và sử dụng 2 lần/ ngày giúp kiện tỳ, nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch cho bé.

Trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày điều trị bằng thuốc Đông y
Trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày điều trị bằng thuốc Đông y

Bé bị ợ hơi, ợ chua tần suất thường xuyên 

Triệu chứng này không chỉ khiến bé khó chịu còn gây hôi miệng và sâu răng. Sử dụng bài thuốc điều khí, tiêu thực và hơi thở của bé thơm mát.

Sử dụng thảo dược:

  • Đan bì, Chi tử, Thược dược mỗi nguyên liệu 20g
  • Trạch tả: 16g
  • Bối mẫu: 12g
  • Trần bì: 10g

Bé bị trào ngược dạ dày gây nôn mửa

Hiện tượng trào ngược gây buồn nôn khiến cơ thể bé mệt mỏi, chán ăn, sử dụng Đông y với thảo dược nhân sâm, di đường, thục tiêu, can khương đem sắc và sử dụng 2 lần/ tuần. Giúp tăng cường sức khỏe, giảm buồn nôn và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.

Phẫu thuật – Phương pháp không phổ biến

Phẫu thuật khi bé bị trào ngược dạ dày khá ít, thường được bác sĩ chỉ định quá nghiêm trọng, nôn tần suất thường xuyên, khó thở, và gặp vấn đề về đường hô hấp. Bé được bác sĩ tiến hành bằng nội soi, không biến chứng so với phẫu thuật mổ hở.

Khi thực hiện nội soi bé được bác sĩ tiến hành gây mê toàn thân và luồn ống nội soi gắn camera để xác nhận mức độ tổn thương. Sau đó dụng cụ mổ được tiến hành tiếp cận qua khu vực điều trị khác.

Phương pháp mang đến hiệu quả cao, tuy nhiên có thể gây biến chứng sau phẫu thuật. Do đó, bậc cha mẹ cần lựa chọn cơ sở uy tín, bác sĩ tay nghề cao thực hiện. Hơn nữa, cha mẹ cần trao đổi với bác sĩ về lợi ích và rủi ro trước khi cho bé thực hiện phẫu thuật điều trị.

Biện pháp chăm sóc tại nhà

Bên cạnh điều trị cha mẹ thực hiện biện pháp chăm sóc tại nhà giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả như:

Chế độ dinh dưỡng khi trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày

Chế độ dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân gây trào ngược. Do đó mẹ cần lưu ý một số điều dưới đây trong thực đơn hằng ngày của bé:

  • Hạn chế cho bé ăn chế béo, đồ ngọt hay thực phẩm vi chua. Bởi chúng có thể kích ứng niêm mạc khiến hiện tượng trào ngược nghiêm trọng hơn.
  • Bổ sung thực phẩm tốt cho tiêu hóa, dễ tiêu như cháo, súp,
  • Chia nhỏ bữa ăn, giảm áp lực nê dạ dày và thực quản.
  • Không cho bé ăn thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh sẽ kích thích dạ dày bài tiết axit khiến hiện tượng trào ngược nghiêm trọng hơn

Thói quen sinh hoạt lành mạnh 

Cha mẹ cần xây dựng thói quen lành mạnh cho bé:

  • Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, nên bổ sung trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất
  • Hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì
  • Cho bé nằm gối nâng cao đầu
  • Cho bé ăn trước khi ngủ ít nhất 2 tiếng
  • Không để vận động mạnh và nằm sau khi ăn
  • Cho bé mặc quần áo thoáng mát, không nên mặc đồ quá bó sát
  • Không tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói thuốc
Bổ sung đầy đủ nước hằng ngày cho bé
Bổ sung đầy đủ nước hằng ngày cho bé

Sử dụng thảo mộc tự nhiên 

Bên cạnh điều trị mẹ có thể cho bé sử dụng mẹo dân gian hỗ trợ điều trị bệnh như

  • Gừng tươi: Gừng là nguyên liệu phổ biến sử dụng bài thuốc Đông y điều trị trào ngược. Hơn nữa, nguyên liệu này trung hòa axit, kích thích tiêu hóa giúp bé ăn ngon miệng hơn. Cha mẹ đem gừng rửa sạch, thái lát và cho và nước đun sôi sau đó thêm mật ong cho bé sử dụng 2 lần/ ngày
  • Nha đam: Trong nha đam chứa nhiều hoạt chất hoạt động như kháng sinh tự nhiên giúp chống viêm giảm đau, cải thiện triệu chứng hiệu quả. Cha mẹ đem nha đam gọt vỏ, sử dụng ruột đem nấu lấy nước đặc, thêm chút mật ong giúp cải thiện triệu chứng
  • Nghệ: Hoạt chất curcumin phục hồi tổn thương ở dạ dày, giảm tiết axit cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả. Cha mẹ sử dụng 1 thìa bột nghệ trộn với mật ong cho bé sử dụng trước khi ăn khoảng 30 phút

Như vậy trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày cha mẹ không nên quá lo lắng, nhận biết dấu hiệu cho bé đi thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Bên cạnh đó cần thực hiện biện pháp chăm sóc tại nhà giúp hỗ trợ và cải thiện bệnh hiệu quả

Click đọc ngay

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan
dau-thuong-vi-ben-phai
trao-nguoc-da-day-co-nen-an-trung
bai-thuoc-chua-trao-nguoc-da-day
trao-nguoc-da-day-o-tre-em-4-tuoi
chua-viem-dai-trang-co-that-bang-thuoc-nam
viem-dai-trang-cap-tinh
thuoc-da-day-koras
hanh-trinh-chua-khoi-benh-tri