Tư thế nằm cho người thoái hóa đốt sống lưng bớt đau nhức là điều người bệnh không nên bỏ qua. Bởi việc đi đứng nằm ngồi đúng tư thế sẽ giúp hỗ trợ kiểm soát bệnh tốt hơn. Mời bạn đọc theo dõi bài viết để biết những tư thế nào được chuyên gia khuyên áp dụng cho người bệnh.
Tư thế nằm có ảnh hưởng như thế nào tới đốt sống lưng?
Ở giai đoạn nhẹ, thoái hóa cột sống thường khiến người bệnh cảm thấy đau nhức khi vận động, đi lại. Bệnh ở giai đoạn nặng có thể gây đau nhức liên tục, khiến người bệnh mất ngủ, ngủ không sâu giấc, gây nhiều hệ lụy:
- Người bệnh thiếu ngủ, mệt mỏi
- Tâm trạng khó chịu, thường xuyên cáu gắt
- Ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình…
Nằm ngủ, nghỉ đúng tư thế có thể giúp người bệnh thoái hóa đốt sống lưng cảm thấy đỡ đau nhức, ngủ ngon hơn, tinh thần sảng khoái, tăng khả năng hồi phục.
Ngược lại, thời gian ngủ kéo dài trong nhiều giờ liền. Nếu nằm không đúng tư thế, có thể khiến một số vị trí của cột sống phải chịu áp lực không cần thiết. Từ đó, khiến triệu chứng thoái hóa cột sống trở nên nghiêm trọng hơn.
Dây thần kinh bị chèn ép, cơ bị căng cứng, máu không lưu thông tốt sẽ gây tê bì, đau đớn, nhức mỏi, khiến người bệnh càng khó chịu hơn.
Tư thế nằm cho người thoái hóa đốt sống lưng
Để có một giấc ngủ sâu, hỗ trợ quá trình điều trị thoái hóa cột sống, người bệnh cần duy trì đường cong tự nhiên của cột sống. Đảm bảo phần đầu, vai và hông luôn được hỗ trợ, nâng đỡ đúng cách.
Dưới đây là các tư thế nằm tốt cho người thoái hóa đốt sống lưng, được nhiều chuyên gia khuyên áp dụng, bạn đọc có thể tham khảo:
Nằm ngửa kết hợp kê gối dưới lưng và đầu gối
Nằm ngửa giúp trọng lượng phân bổ đều khắp chiều dài cơ thể, tránh tình trạng một vài điểm trên cột sống phải chịu áp lực quá lớn. Người bệnh thoái hóa cột sống, khi nằm ngửa, nên kết hợp kê một chiếc gối nhỏ ở phần thắt lưng và đầu gối. Điều này giúp duy trì hình thái tự nhiên của cột sống trong khi ngủ.
Ở tư thế này, bạn nên chọn một chiếc gối đảm bảo phần gáy cao hơn phần ót, định hình cổ theo dáng cong tự nhiên.
Gối chèn phần hông, đùi gối nên chọn loại kích thước nhỏ, có độ mềm vừa phải, thông thoáng khí. Gối quá mềm sẽ không đảm bảo được độ cao cần thiết khi có trọng lực đè lên. Gối quá cứng hoặc không thoáng khí, hầm bí sẽ khiến người bệnh không thoải mái khi nằm.
Nằm nghiêng kết hợp để gối giữa hai đầu gối
Duy trì tư thế nằm ngửa một thời gian có thể khiến bạn cảm thấy nhức mỏi, không còn thoải mái. Lúc này, người bệnh có thể chuyển sang nằm nghiêng kết hợp đặt một chiếc gối nhỏ ở giữa hai đùi gối.
Ở tư thế này, người bệnh nên chọn gối đầu có chiều dài lớn, đảm bảo độ cao bằng chiều rộng của vai. Phần thân tạo một góc khoảng 115-120 độ với mặt đệm, không nên nằm nghiêng 90 độ. Như vậy, phần vai bên dưới sẽ không bị chèn ép quá nhiều.
Đồng thời, đặt một chiếc gối đỡ phía sau lưng để giảm áp lực cho vùng xương chậu, giúp lưng thư giãn. Thêm một chiếc gối ôm để phần tay bên trên có điểm tựa và vai trên không bị kéo căng.
Co nhẹ hai chân, đặt một chiếc gối kẹp giữa hai đùi gối. Sự đàn hồi của gối sẽ giúp hấp thu một phần trọng lực từ chân trên xuống chân dưới. Đồng thời, tránh cho phần thắt lưng bị lệch.
Nằm nghiêng trong tư thế thai nhi – Tư thế nằm cho người thoái hóa đốt sống lưng
Nằm nghiêng trong tư thế thai nhi giúp kéo căng phần cột sống, mở rộng các khớp xương, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép, hỗ trợ đưa đĩa đệm về đúng vị trí. Người bệnh sẽ cảm thấy nhẹ nhõm, thư giãn, ngủ sâu giấc hơn.
Tương tự tư thế nằm nghiêng, người bệnh cần chọn một chiếc gối có độ cao bằng chiều rộng của vai để giảm chèn ép phần vai.
Nằm sấp để gối dưới bụng
Nằm sấp để gối dưới bụng giúp di dời toàn bộ trọng lực từ phía thân sau ra phía trước, giảm đau nhanh chóng, tăng liên kết của cột sống. Tuy nhiên, nằm sấp có thể ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, gây đau tức ngực. Người bệnh có thể căn cứ vào cảm giác của bản thân để cân đối thời gian duy trì ở tư thế này.
Đặt một chiếc gối mỏng, đàn hồi lót hết phần bụng, hông và xương chậu để giảm áp lực khỏi lưng.
Một số lưu ý liên quan đến tư thế nằm dành cho người thoái hóa đốt sống lưng
Bên cạnh tư thế nằm, người bệnh cần lưu ý tới các yếu tố khác khi nghỉ ngơi để các triệu chứng bệnh thuyên giảm, hạn chế rủi ro, biến chứng:
Gối dành cho người thoái hóa cột sống
Người bệnh cần lưu ý chọn gối có kích thước phù hợp, khi nằm lên, cảm thấy tất cả các phần trên cơ thể đều được thư giãn.
Ngoài những lưu ý trong cách chọn gối đã được nêu ở phần trên, người bệnh cần lưu ý thêm các điểm sau:
- Giặt, vệ sinh gối thường xuyên, khoảng 1 tuần/lần
- Thay gối sau khoảng 12-18 tháng
Hiện nay, trên thị trường có sản xuất một số loại gối đầu chuyên dụng cho người thoái hóa cột sống như gối cao su non, gối lò xo, gối bông ép, gối nằm thiết kế dạng chữ U, bạn đọc có thể tham khảo mua dùng.
Chọn nệm cho người thoái hóa cột sống
Người bị thoái hóa cột sống nên chọn nệm (đệm) có độ đàn hồi vừa phải. Nệm quá cứng sẽ khiến người nằm cảm thấy nhức mỏi. Nệm quá mềm, khi nằm lún sâu sẽ khiến cơ thể chìm sâu xuống nệm, các khớp bị xoắn lại, cột sống khó giữ độ cong tự nhiên.
Khi mua nệm, bạn còn cần phải cân nhắc đến kích thước, trọng lượng cơ thể. Đệm quá mềm mại không đủ nâng đỡ nếu trọng lượng cơ thể quá lớn.
Tắm nước ấm trước khi ngủ
Để có giấc ngủ trọn vẹn, trước khi ngủ, bạn nên tắm bằng nước ấm, giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm đau nhức. Đầu óc, cơ thể thư giãn giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ, ngủ sâu giấc, cơ thể phục hồi tốt hơn.
Tư thế thức dậy đúng
Người bệnh thoái hóa cột sống, khi thức dậy, không nên bật dậy ngay lập tức khi vừa tỉnh dậy. Thay đổi tư thế quá đột ngột khiến người bệnh có thể bị chóng mặt, mất thăng bằng.
Đặc biệt, người bệnh thoái hóa cột sống, dây thần kinh bị chèn ép có thể khiến các cơ, chi bị yếu, thiếu máu lên não, dễ vấp ngã hơn.
Như vậy, khi tỉnh dậy, người bệnh nên nằm nghiêng bên cạnh giường 1-5 phút, từ từ ngồi dậy trên giường. Tiếp đến, bạn hãy dùng lực ở hai tay, đẩy đều phần thân rồi rời giường, tránh tư thế vặn hoặc cong người.
Bệnh nhân thoái hóa đốt sống lưng có thể lựa chọn một số phương pháp hỗ trợ điều trị như cấy chỉ, tập vật lý trị liệu giúp giảm đau nhức, tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Tư thế nằm sau khi cấy chỉ chữa thoái hóa đốt sống lưng
Nếu cấy chỉ được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề vững, thực hiện đúng kỹ thuật, người bệnh sẽ không cảm thấy đau. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, bệnh nhân không nên vận động mạnh, cần nằm nghỉ ngơi nhiều.
Cần nằm nghỉ ngơi từ 15-30 phút để theo dõi các phản ứng của cơ thể sau khi đưa chỉ catgut vào cơ thể. Một vài ngày đầu sau điều trị, người bệnh nên nằm nghiêng hoặc nằm úp, tránh đè lên huyệt vị đã cấy chỉ. Như vậy, có thể giảm thiểu rủi ro chảy máu, sưng nề, thòi đầu chỉ.
Bài viết đã tổng hợp những thông tin hữu ích xoay quanh chủ đề Tư thế nằm cho người thoái hóa đốt sống lưng. Hy vọng bạn đọc có thể tham khảo, áp dụng trong quá trình điều trị, giúp kiểm soát bệnh nhanh, hiệu quả hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!