Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Đau dây thần kinh liên sườn là bệnh ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của người bệnh. Những cơn đau có thể diễn biến kéo dài khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu. Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị bệnh như thế nào sẽ được chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây.

Đau dây thần kinh liên sườn là bệnh gì? Phân loại

Đau dây thần kinh liên sườn là gì, theo bác sĩ chuyên khoa dây thần kinh liên sườn được xuất phát từ tủy ngực (vùng lưng). Vị trí này chính là vị trí đốt sống D1, D2. Sau một khoảng thì dây thần kinh này được tách khỏi phần dễ chung. 

Cùng với mạch máu dây thần kinh sẽ kết hợp để tạo thành bó mạch và được nằm ngay tại bờ dưới các xương sườn. Vì lý do này bất cứ bệnh lý nào liên quan tới cột sống, tủy sống, xương sườn hay vùng ngực đều có thể là lý do gây ảnh hưởng tới thần kinh liên sườn.

dau-day-than-kinh-lien-suon
Đau dây thần kinh liên sườn là căn bệnh ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của bệnh nhân

Bác sĩ chuyên khoa cũng khuyến cáo những dây thần kinh nằm tại vị trí nông thường dễ dàng bị ngoại cảnh tác động nhiều hơn.

Theo chuyên gia đau thần kinh liên sườn sẽ được chia thành 3 loại rõ ràng như sau:

  • Loại nguyên phát: Các trường hợp đau dây thần kinh liên sườn và không xác định rõ nguyên nhân.
  • Loại tiên phát: Trường hợp bị đau dây thần kinh liên sườn tiên phát có nguyên nhân do ngồi sai tư thế. Bên cạnh đó người bệnh  đau do thời tiết trở lạnh đột ngột hoặc va chạm cũng được xếp vào trường hợp này.
  • Loại thứ phát: Đây là loại bệnh gây ra do nguyên nhân là bệnh lý nền. Trong số đó có thể kể tới các bệnh lý liên quan tới cột sống như thoái hóa cột sống, đau cột sống. Một số bệnh lý liên quan tới phổi và hệ thần kinh cũng có thể là nguyên nhân gây ra căn bệnh này.

Như vậy có thể thấy rõ căn bệnh có thể gây ra các vấn đề khách quan hoặc chủ quan. Để phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh nên tới bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám và điều trị sớm nhất.

Dấu hiệu nhận biết bệnh đau dây thần kinh liên sườn

Để biết bệnh nhân có bị bệnh hay không cần xác định các biểu hiện đau dây thần kinh liên sườn sau đây.

  • Đau nhức xuất hiện từ vùng liên sống cho tới bả vai. Hiện tượng này có thể xảy ra do đau dây thần kinh liên sườn bên phải. Bên cạnh đó cũng có thể xảy ra với đau dây thần kinh liên sườn bên trái, thậm chí có thể đau cả 2 bên. 
  • Cơn đau nhức xảy ra âm ỉ hoặc dữ dội, đau trong thời gian ngắn thậm chí kéo dài. Hiện tượng đau sẽ tăng lên khi người bệnh xoay người, thay đổi thư thế hoặc hắt hơi.
  • Cơn đau nhức xảy ra nhiều nhất tại vùng rễ phía sau lưng. Đau lan sang đường nách giữa và sụn ức đòn.
  • Trường hợp đau do zona sẽ đau nhức ngay tại vùng tổn thương đồng thời trên da có nhiều mụn nhỏ xu hướng lan rộng.

dau-day-than-kinh-lien-suon
Cơn đau nhức vùng lưng có thể là dấu hiệu của đau dây thần kinh liên sườn

Người bệnh nên tới bệnh viện để thăm khám ngay khi phát hiện những biểu hiện ban đầu. Quá trình điều trị sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn nếu bệnh được phát hiện sớm.

Nguyên nhân gây bệnh đau dây thần kinh liên sườn

Nguyên nhân bị đau dây thần kinh liên sườn là thắc mắc chung của rất nhiều người bệnh. Theo đánh giá của bác sĩ chuyên khoa, một số nguyên nhân gây ra căn bệnh này bao gồm:

  • Người bệnh mắc bệnh lý thoái hóa cột sống: Tình trạng xảy ra với những biểu hiện đau ê ẩm hoặc âm ỉ phần cột sống. Đau nhức có thể xảy ra khi vận động hoặc thậm chí cả lúc nghỉ ngơi. Đối tượng mắc bệnh thường là người cao tuổi và người ở tuổi trung niên.
  • Bệnh nhân mắc bệnh lý về tủy sống: Theo bác sĩ chuyên khoa hiện tượng đau dây thần kinh liên sườn có thể là triệu chứng của các căn bệnh u ngoại tủy hoặc u rễ thần kinh. Trường hợp này người bệnh sẽ bị đau một bên và đau kiểu đánh đai một bên sườn.
  • Bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn: Chủ yếu xảy ra với thần kinh liên sườn do zona. Bệnh thường tiến triển nhờ 2 giai đoạn bao gồm giai đoạn đau mảng sườn. Giai đoạn thứ 2 là xuất hiện mụn nước và đau rát, khó chịu khi thường xuyên cọ xát.
  • Nguyên nhân khác: Một vài nguyên nhân khác cũng sẽ gây ra triệu chứng đau nhức này. Trong đó bệnh nhân đái tháo đường, ung thư cột sống, chấn thương cột sống là những đối tượng dễ mắc bệnh hơn cả.

dau-day-than-kinh-lien-suon
Bệnh lý thoái hóa cột sống có thể là nguyên nhân gây bệnh

Bên cạnh đó nhiều trường hợp bệnh nhân mắc chứng đau nhức không rõ nguyên nhân. Như đã nói ở trên những trường hợp này được xếp vào đau dây thần kinh liên sườn tiên phát. Người bệnh thường xuyên bị đau nhức vùng cạnh sống, đau lan sang nhiều vùng khác.

Phương pháp chẩn đoán bệnh chính xác cao

Bệnh có thể bị chẩn đoán nhầm sang những bệnh lý về tim và phổi. Do đó quá trình thăm khám cần hết sức thận trọng. Người bệnh cần thông báo tới bác sĩ những biểu hiện của bệnh đồng thời thực hiện các xét nghiệm. 

dau-day-than-kinh-lien-suon
Chụp MRI là một trong những phương pháp chẩn đoán hiệu quả căn bệnh

  • Chẩn đoán bằng phim chụp X-quang: Nhằm đánh giá toàn bộ các hình thái của đốt sống và cột sống để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Hình ảnh chụp lại sẽ cho chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây căn bệnh. Đặc biệt với bệnh nhân mắc bệnh lý về đĩa đệm, cột sống hay viêm cột sống.
  • Xét nghiệm: Bệnh nhân sẽ được chỉ định xét nghiệm phân tích tế bào máu ngoại vi, xét nghiệm nước tiểu. Một số bệnh nhân được chỉ định làm thêm xét nghiệm sinh hóa máu.

Biện pháp phòng bệnh đau dây thần kinh liên sườn

Để hạn chế căn bệnh có thể tái phát nhiều lần bên cạnh các biện pháp điều trị, người bệnh cần thực hiện những biện pháp phòng bệnh như sau.

  • Bệnh nhân luôn giữ ấm cơ thể trong những ngày giao mùa hoặc trời lạnh.
  • Người bệnh không nên mang đồ vật nặng, vận động sai tư thế hoặc sử dụng một tư thế quá lâu.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để nhanh chóng phát hiện những bệnh lý xương khớp nguy hiểm.
  • Bệnh nhân nên thực hiện tiêm phòng định kỳ để kiểm soát các yếu tố dẫn tới nguy cơ bị đau thần kinh liên sườn bao gồm tiêm phòng thủy đậu, zona hoặc herpes.
  • Kết hợp các bài tập thể dục để nhanh chóng hồi phục cơ thể.
  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học và đủ chất dinh dưỡng, tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ và các chất kích thích.

Đau dây thần kinh liên sườn có nguy hiểm hay không?

Căn bệnh gây ra những ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bệnh nhân. Đặc biệt trong việc sinh hoạt, học tập và lao động, bệnh có thể gây giảm năng suất lao động. Để trả lời cho câu hỏi bệnh có gây nguy hiểm hay không?

Hãy cùng theo dõi tác động của bệnh được thống kê dưới đây:

  • Tình trạng đau nhức có thể tái phát và xuất hiện liên tục nhiều lần.
  • Người bệnh bị mất ngủ thường xuyên do đau rát, khó chịu.
  • Bệnh nhân suy giảm tinh thần, stress khiến ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
  • Người bệnh bị suy giảm sức đề kháng nhanh chóng đồng thời có thể mắc nhiều căn bệnh khác

Cách điều trị đau dây thần kinh liên sườn

Theo bác sĩ chuyên khoa, nguyên tắc để điều trị bệnh là điều trị nguyên nhân gây bệnh. Một số trường hợp chưa xác định rõ nguyên nhân sẽ tập trung điều trị triệu chứng bệnh.

Hiện nay, bệnh nhân có thể thực hiện các biện pháp điều trị bằng thuốc Tây, thuốc Đông y hoặc phẫu thuật.

Sử dụng thuốc Tây

Khi bị đau dây thần kinh liên sườn, thuốc Tây chính là biện pháp điều trị phổ biến nhất. Bệnh xuất phát từ nguyên nhân tiên phát, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc giảm đau, vitamin.

  • Nhóm thuốc giảm đau thông thường: Có tác dụng giảm nhanh chóng những cơn đau cấp tính. Phổ biến nhất hiện nay là thuốc không kê đơn Paracetamol hoặc thuốc Diclofenac.
  • Nhóm thuốc điều trị đau thần kinh: Giảm triệu chứng đau nhức thần kinh. Thuốc phổ biến nhất là nhóm Gabapentin.
  • Nhóm thuốc giãn cơ: Được sử dụng với các bệnh nhân đau nhiều, đồng thời có biểu hiện co cứng cơ. Thuốc chỉ định phổ biến nhất là Eperison. Tuy nhiên bệnh nhân cần lưu ý các trường hợp bị mắc chứng nhược cơ không nên sử dụng thuốc này.
  • Vitamin: Tác dụng là cung cấp những dưỡng chất thiết yếu cho quá trình hồi phục của người bệnh. Vitamin B bao gồm B1, B6, B12 là những nhóm vitamin cần thiết nhất.

Bệnh nhân cần tuân thủ thực hiện đúng đơn thuốc của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không được tự ý thay đổi liều lượng trong quá trình điều trị vì có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm. Thậm chí bệnh nhân có thể mắc thêm các biến chứng về dạ dày và gan thận.

Can thiệp ngoại khoa

Phẫu thuật sẽ được chỉ định nếu người bệnh mắc chứng đau dây thần kinh liên sườn liên quan tới bệnh lý về cột sống. Bệnh nhân mắc gai cột sống, thoái hóa cột sống hoặc thoát vị đĩa đệm là đối tượng có thể thực hiện. 

Tuy nhiên cần lưu ý rằng phương pháp chỉ được chỉ định khi việc dùng thuốc không hiệu quả. Bệnh nhân bị cơn đau tái phát nhiều lần, đau nhức dai dẳng khó điều trị. Các biện pháp phẫu thuật hiện nay tương đối hiện đại. Căn cứ vào tình trạng của từng bệnh nhân để chỉ định các biện pháp phù hợp.

dau-day-than-kinh-lien-suon
Bệnh nhân mắc đau dây thần kinh liên sườn ở mức độ nặng có thể được chỉ định phẫu thuật

Trong đó mổ hở và mổ nội soi là 2 biện pháp được sử dụng nhiều hơn cả. Mổ nội soi có ưu điểm ít xâm lấn thời gian hồi phục nhanh. Còn mổ hở được thực hiện với các bệnh nhân nặng, đặc biệt là bệnh nhân có gai cột sống phát triển.

Người bệnh cần tới các bệnh viện uy tín để thực hiện khám và điều trị. Phương tiện hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao đảm bảo ca mổ thành công và an toàn.

Phương pháp Đông y

Đông y là phương pháp được đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả. Bệnh nhân bị đau dây thần kinh liên sườn có thể sử dụng phương pháp này. Người bệnh nên sử dụng bài thuốc Đông y, châm cứu hoặc xoa bóp bấm huyệt.

Bài thuốc Đông y trị đau dây thần kinh liên sườn

Dưới đây là tổng hợp 2 bài thuốc Đông y trị bệnh hiệu quả. Các dược liệu sử dụng tương đối quen thuộc. Người bệnh sử dụng bằng đường uống và cần kiên trì để có hiệu quả.

dau-day-than-kinh-lien-suon
Bài thuốc Đông y trị bệnh an toàn và hiệu quả

Bài thuốc tiêu dao tán gia giảm”

  • Dược liệu: Đương quy, bạch thược, sài hồ, hương phụ mỗi loại 40g. Phục linh 40g và cam thảo định lượng 20g.
  • Hướng dẫn cách sử dụng: Đem toàn bộ các dược liệu đã chuẩn bị đi tán thành bột và sử dụng bằng cách hòa uống khoảng 20g.

Bài thuốc từ dược liệu chính là khương hoạt và phòng phong

  • Dược liệu: Dược liệu phòng phong và khương hoạt, đan sâm mỗi loại 12g. Quế chi, bạch chỉ, uất kim, xuyên khung mỗi loại 8g, thanh bì khoảng 6g.
  • Hướng dẫn cách sử dụng: Đem dược liệu đi tán bột và hòa uống mỗi ngày.

Phương pháp châm cứu và xoa bóp bấm huyệt

Châm cứu và xoa bóp bấm huyệt là những biện pháp Đông y có ưu điểm lành tính, hiệu quả. Liệu pháp không sử dụng thuốc nên hầu như không có tác dụng phụ.

  • Châm cứu: Biện pháp sử dụng kim để tác động vào các huyệt. Các huyệt cần tác động là huyệt a thị, huyệt nội quan, huyệt dương lăng tuyền. 
  • Xoa bóp bấm huyệt: Là phương pháp sử dụng tác động của lực để ấn day vùng rễ thần kinh nhằm làm giảm triệu chứng đau nhức.

Bệnh nhân nên tới các bệnh viện Đông y để được thực hiện phương pháp này. Thao tác đúng kỹ thuật sẽ giúp người bệnh nhanh chóng giảm đau nhức, phục hồi nhanh.

Mẹo dân gian điều trị đau dây thần kinh liên sườn

Mẹo dân gian trị bệnh an toàn, hiệu quả và ít gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên những bài thuốc này hầu hết chỉ phù hợp với bệnh nhân ở giai đoạn nhẹ. Người bệnh cũng cần thực sự kiên trì mới đạt hiệu quả. Một số bài thuốc được đánh giá cao bao gồm bài thuốc từ rau má, lá lốt.

Mẹo dân gian từ cây rau má

Rau má là loài cây khá quen thuộc. Dược liệu có tính mát được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian trị bệnh xương khớp. 

dau-day-than-kinh-lien-suon
Bài thuốc từ rau má được nhiều bệnh nhân áp dụng

Chuẩn bị: Rau má tươi, muối và rượu

Hướng dẫn thực hiện:

  • Người bệnh cần chuẩn bị khoảng 100g rau má đã được rửa sạch. Bệnh nhân đem xay nhỏ và lọc lấy nước rau má để uống. 
  • Riêng phần bã rau má đem sao vàng với rượu để đắp lên vùng lưng bị đau nhức.
  • Bài thuốc có hiệu quả sau khoảng 10 ngày thực hiện.

Bài thuốc từ lá lốt

Chuẩn bị: Người bệnh cần chuẩn bị lá lốt tươi với khoảng 200g cùng với muối hoặc rượu

Hướng dẫn thực hiện:

  • Lá lốt đem rửa thật sạch sau đó thái nhỏ.
  • Phần lá đã thái nhỏ đem đi sao vàng cùng với rượu hoặc muối.
  • Sử dụng dược liệu đang còn ấm để chườm hoặc đắp lên vùng lưng bị đau nhức .
  • Thực hiện bài thuốc liên tục trong khoảng 10 ngày để thấy hiệu quả

Đau dây thần kinh liên sườn là căn bệnh ảnh hưởng tới đời sống của người mắc. Bệnh nhân nên tới bệnh viện uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Đau Dây Thần Kinh Liên Sườn bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan