Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Viêm da cơ địa ở môi là tình trạng sưng đỏ kèm mụn nước thậm chí là bong vảy ở quanh môi. Theo đó, người bệnh sẽ phải đối diện với tình trạng nứt nẻ, chảy máu kéo dài. Đáng lo ngại là viêm da cơ địa ở môi sẽ không ngoại trừ một đối tượng nào tái phát liên tục, khó điều trị dứt điểm.

Viêm da cơ địa ở môi là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Viêm da cơ địa ở môi được hiểu đơn giản là tình trạng tổn thương vùng môi kéo dài lâu ngày. Thường bệnh có xu hướng lây lan mạnh và tái phát liên tục gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, quá trình tiếp nhận thức ăn. 

Hình ảnh mô tả các cấp độ của bệnh viêm da cơ địa xuất hiện ở môi
Hình ảnh mô tả các cấp độ của bệnh viêm da cơ địa xuất hiện ở môi

Mặc dù, phạm vi ảnh hưởng nhỏ hẹp hơn so với bệnh viêm da cơ địa ở tay và chân. Thế nhưng, các tổn thương do viêm da cơ địa ở môi gây ra thường để lại sẹo, vết thâm, gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, sắc đẹp của các chị em.. 

Đáng lo ngại hơn, nếu như người bệnh không chữa trị, chủ quan vì nghĩ bệnh sẽ tự khỏi thì rất có thể phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như:

  • Bội nhiễm, nhiễm trùng da: Đây là biến chứng thường gặp nhất khiến vùng da môi bị hoại tử, nhiễm trùng,… Lúc này, tính mạng, sức khỏe của người bệnh bị đe dọa.
  • Viêm kết mạc dị ứng: Viêm da cơ địa ở miệng và môi có thể lây lan sang các vị trí lân cận và để lại các tổn thương như: Viêm mặt, đỏ và đau mặt thậm chí suy giảm thị lực.
  • Chậm phát triển, dễ mắc bệnh hen suyễn: Chủ yếu gặp ở trường hợp trẻ sơ sinh. Khi mắc bệnh, quá trình ăn uống của trẻ gặp nhiều khó khăn, trẻ kém ăn, chán ngủ, hay cáu gắt,…

Nguyên nhân chính gây bệnh viêm da cơ địa ở môi

Hiện nay có rất nhiều tác nhân gây ra bệnh viêm da cơ địa ở môi. Tuy nhiên vẫn chưa có một nghiên cứu nào chứng minh được nguyên nhân chính xác gây nên bệnh. Theo đó, qua khảo sát cho thấy người bị viêm da cơ địa ở môi thường do các yếu tố dưới đây. 

  • Di truyền: Khi người mẹ hoặc bố có tiền sử mắc viêm da cơ địa ở tay chân hoặc môi thì người có sinh ra có nguy cơ mắc bệnh đến 65%.
  • Suy giảm miễn dịch: Chủ yếu là sự thay đổi nội tiết trong cơ thể làm suy giảm hệ miễn dịch và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình nuôi dưỡng, phát triển tế bào da. Trường hợp này chủ yếu xảy ra ở trẻ dậy thì, phụ nữ sau sinh.
  • Dị ứng: Viêm da cơ địa ở môi có thể xuất phát từ dị ứng mỹ phẩm, các loại kem tẩy môi, son môi hoặc do sử dụng các chất kích thích,… không có nguồn gốc rõ ràng, chứa nhiều thành phần độc hại cho da.
  • Căng thẳng cộng với thời tiết thất thường: Khi bạn làm quá nhiều việc trong ngày và không có thời gian nghỉ ngơi cộng với thời tiết thay đổi nhiệt độ liên tục. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ chế hoạt động của cơ thể nhất là vùng da, môi.

Các triệu chứng thường gặp khi bị viêm da cơ địa ở môi

Các biểu hiện của viêm da cơ địa ở miệng ban đầu khiến người bệnh dễ lầm tưởng sang dị ứng, kích ứng môi. Chính vì thế, để tránh nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác cũng như xác định rõ ràng, chuẩn xác căn bệnh và điều trị đúng cách. Các bạn nên dựa vào các yếu tố sau:

Biểu hiện rõ nét nhất của bệnh chính là đỏ, rát kèm ngứa ngáy
Biểu hiện rõ nét nhất của bệnh chính là đỏ, rát kèm ngứa ngáy
  • Vùng da môi trên và dưới bị tổn thương, xuất hiện các mụn nước màu trắng hoặc đỏ.
  • Người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu thậm chí là sưng miệng, môi.
  • Trong vòng 15 – 20 ngày các mụn nước ở môi sẽ bị vỡ dịch và tạo thành các vết loét gây khó chịu vô cùng, gây mất thẩm mỹ khiến bạn vô cùng tự ti.
  • Sau khoảng 30 – 50 ngày vùng da quanh miệng sẽ bắt đầu khô, ửng đỏ và bong tróc kèm theo ngứa nhẹ. Khi này da môi khô ráp, sạm đen trông rất xấu xí.
  • Sau một thời gian nếu không điều trị sớm, bệnh viêm da cơ địa có thể lây lan sang các vị trí như mũi, quanh mí mắt nhưng biểu hiện thường nhẹ hơn.

Điều trị viêm da cơ địa ở môi hiệu quả nhất

Điều trị viêm da cơ địa ở miệng gặp rất nhiều khó khăn do vùng môi là vị trí nhạy cảm lại thường xuyên tiếp xúc với đồ ăn, đồ uống. Tuy nhiên, việc chữa trị vẫn được áp dụng theo 3 phương pháp chính là Dân gian, Tây y, Đông y,… Theo đó, tùy thuộc vào mức độ tổn thương, thể trạng của bệnh các bác sĩ sẽ lựa chọn cách chữa phù hợp.

Mẹo dân gian trị bệnh thường được áp dụng

Những bài thuốc dân gian trị viêm da cơ địa ở môi chủ yếu sử dụng các loại dược liệu có sẵn trong tự nhiên. Vì vậy, đảm bảo tính an toàn cao, được nhiều người tin dùng như:

Sử dụng các loại tinh dầu thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị bệnh, thuyên giảm nhanh các triệu chứng ngứa, đau, mệt mỏi,...
Sử dụng các loại tinh dầu thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị bệnh, thuyên giảm nhanh các triệu chứng ngứa, đau, mệt mỏi,…

Đắp mặt nạ nghệ, sữa chua: Với thành phần curcumin có trong nghệ sẽ giúp vùng môi giảm thâm, ngăn ngừa sẹo cũng như tình trạng viêm nhiễm hiệu quả. Theo đó, bạn có thể dùng 1 thìa cà phê tinh bột nghệ trộn đều với 2 thìa sữa chua. Sau đó, dùng dung dịch thu được đắp lên môi mỗi ngày.

Dùng tinh dầu tự nhiên: Chủ yếu là các loại tinh dầu có chứa hàm lượng lớn các axit amin và polyphenol như dầu ô liu, dầu dừa, dầu argan,… Theo đó, giúp nuôi dưỡng cấu trúc da, hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa ở môi, hạn chế tình trạng thâm, sẹo. Mỗi tối trước khi đi ngủ bạn lấy một lượng dầu nhỏ thoa đều lên môi. Kiên trì thực hiện sẽ thấy tình trạng viêm da cơ địa môi được cải thiện.

Sử dụng thuốc Tây chữa bệnh

Các loại thuốc Tây điều trị viêm da cơ địa phụ thuộc rất lớn vào độ tuổi, tình trạng tổn thương của bệnh,… Tuy nhiên, phần lớn các bác sĩ sẽ kê đơn những loại thuốc dưới đây cho người bệnh.

  • Thuốc bôi dưỡng ẩm và sát trùng: Chủ yếu là kẽm oxyd hoặc các loại kem dịu nhẹ như Bioderma, Triamcinolon. Clobetasol, Avene,… có tác dụng duy trì độ ẩm, hạn chế tình trạng bong, tróc môi.
  • Thuốc bôi chứa corticoid: Được áp dụng cho người bệnh nặng nhằm giảm viêm, hạn chế nhiễm trùng. Một số loại thuốc thường dùng như Clobetasol, Hydrocortison acetat,…
  • Thuốc kháng Histamin: Các bác sĩ thường kê đơn Loratadin, Desloratadin, Cetirizin,… mang lại cảm giác dễ chịu, giảm tiết dịch mủ ở môi.
  • Thuốc kháng sinh, chống nấm: Loại thuốc này có cả dạng bôi và uống. Tuy nhiên, tùy thuốc với cơ địa cũng như mức độ tổn thương các bác sĩ sẽ xác định loại thuốc phù hợp.
  • Thuốc chống viêm: Loại thuốc chống viêm steroid được các bác sĩ yêu cầu sử dụng khá nhiều, giúp thuyên giảm ngứa, viêm và hạn chế tình trạng bội nhiễm.
  • Các loại thuốc vitamin: Sử dụng các loại vitamin trong thời gian điều trị viêm da cơ địa ở môi không chỉ giúp bạn có một cở thể khỏe mạnh mà còn đẩy nhanh quá trình phục hồi làn da môi.

Chữa bệnh hiệu quả bằng thuốc Đông y

Theo bác sĩ Lê Phương – Giám đốc chuyên môn tại Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam cho biết, viêm da cơ địa ở môi xuất phát từ những rối loạn bên trong cơ thể cộng với hàn nhiệt, ngoại tà xâm nhập. Từ đó làm suy giảm chức năng của gan, thận đặc biệt là gây ra sự mất cân bằng khí huyết, hệ miễn dịch,… khiến các chứng năng của da bị ảnh hưởng và hình thành sưng nóng, mụn mủ.

Do đó, nguyên tắc điều trị của Đông y là tập trung xử lý tận gốc căn nguyên gây bệnh. Đồng thời bồi dưỡng, cải thiện cơ thể bằng những dược liệu quý hiếm, đảm bảo tính an toàn cao, không gây tác dụng phụ. Hiện tại các bài thuốc Đông y chữa viêm da cơ địa được bào chế theo 3 dạng chính là:

Bài thuốc uống Đông y được sử dụng nhiều nhất trong điều trị bệnh
Bài thuốc uống Đông y được sử dụng nhiều nhất trong điều trị bệnh
  • Thuốc uống: Người bệnh có thể sắc thuốc uống trực tiếp để giải độc, phục hồi cơ thể dần dần.
  • Thuốc ngâm: Loại thuốc này có tác dụng tiêu viêm, hạn chế sự lây lan, cải thiện tình trạng sưng, ngứa của bệnh.
  • Kem bôi da: Được chiết xuất từ các dược liệu quý nhằm kích thích sự tái tạo biểu bì môi, làm lành vết thương.

Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về các bài thuốc trong Đông y người bệnh nên chủ động tìm đến các cơ sở, bác sĩ uy tín để tiến hành thăm khám và nhận lộ trình điều trị phù hợp.

Cách phòng tránh bệnh viêm da cơ địa ở môi

Có thể khẳng định, viêm da cơ địa môi là bệnh lý khó chữa, dễ tái phát và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống sinh hoạt, thẩm mỹ của mỗi người. Do đó, ngay từ bây giờ chúng ta hãy chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh như:

Vệ sinh da môi thường xuyên bằng các loại kem, tẩy thảo dược là giải pháp phòng bệnh hiệu quả
Vệ sinh da môi thường xuyên bằng các loại kem, tẩy thảo dược là giải pháp phòng bệnh hiệu quả
  • Vệ sinh vùng da môi 1 lần một ngày. Đặc biệt, nên lựa chọn các sản phẩm có tính thảo dược, an toàn.
  • Các loại son, kem dưỡng cho môi cần được mua, lựa chọn từ những thương hiệu uy tín, không chứa hương liệu, chất hóa học, đảm bảo an toàn cao.
  • Cung cấp ẩm cho môi bằng cách sử dụng thêm các loại kem dưỡng có nguồn gốc thảo dược, có chứng nhận an toàn,…
  • Nạp nhiều nước vào cơ thể mỗi ngày. Đặc biệt ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin A, C như rau, củ, quả, thực phẩm giàu collagen… để nâng cao sức khỏe, phục hồi làn da môi.
  • Tuyệt đối không dùng các chất gây kích ứng như: Thuốc lá, bia, rượu, đồ bảo quản lâu ngày, cà phê,….
  • Không đưa tay lên môi, đặc biệt không bóc da môi,… bởi sẽ gây ảnh hưởng đến các tế bào môi, tạo điều kiện cho bệnh viêm da cơ địa phát triển.
  • Tránh xa các loại phấn hoa, hóa chất, lông thú và những chất gây kích ứng khác.
  • Cân bằng chế độ sinh hoạt, hạn chế để cơ thể bị stress, giảm căng thẳng kéo dài.
  • Nâng cao sức khỏe, hệ miễn dịch cho cơ thể bằng cách chăm chỉ luyện tập thể dục mỗi ngày.

Viêm da cơ địa ở môi hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Vì vậy, việc tìm hiểu những kiến thức liên quan đến đến bệnh lý này là điều vô cùng cần thiết nhất là các biện pháp phòng tránh. Để từ đó bạn có được một sức khỏe tốt, an tâm làm những công việc mà mình yêu thích.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan
bai-thuoc-chua-viem-da-duoc-vtv2-khuyen-dung
viem-da-tiep-xuc-can-kieng-gi
viem-da-co-dia-o-dau
dieu-tri-vay-nen
da-kho-o-tre-so-sinh
tacrolimus-va-viem-da-co-dia
nsut-thanh-hien-chia-se-ve-thoi-gian-bi-viem-da-co-dia
chua-me-day-man-tinh-bang-dong-y