Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Viêm da cơ địa là một vấn đề da liễu phổ biến, gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các thuốc trị viêm da cơ địa hiệu quả và những điều cần lưu ý khi sử dụng. Những thông tin được chia sẻ sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về việc sử dụng thuốc điều trị viêm da cơ địa một cách hiệu quả và an toàn nhất. 

Top 12 thuốc trị viêm da cơ địa cho hiệu quả nhanh chóng

Viêm da cơ địa (eczema) là một loại bệnh da liễu mạn tính thường gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng như da khô, đỏ, ngứa rát và bong vảy. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến mọi giới tính, kể cả người già, trẻ nhỏ và xuất hiện ở bất kỳ bộ phận của cơ thể. Nguyên nhân chính gây viêm da cơ địa vẫn chưa được xác minh rõ ràng, nhưng thường có liên kết với một kết hợp của yếu tố di truyền, môi trường và hệ miễn dịch.

Để kiểm soát và cải thiện tốt các triệu chứng của viêm da cơ địa, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc điều trị. Dưới đây là danh sách top 12 thuốc trị viêm da cơ địa cho hiệu quả nhanh chóng và thường được bác sĩ kê đơn. Chi tiết như sau:

Hydrocortisone

Nhắc tới các dòng thuốc trị viêm da cơ địa dạng bôi có chứa Corticoid, chúng ta không thể bỏ qua Hydrocortisone. Đây là thuốc thuộc nhóm Glucocorticoid có tác dụng chống viêm, dị ứng, ngứa và ức chế miễn dịch. Hydrocortisone có nhiều dạng bào chế khác nhau như gel, kem, dạng thuốc mỡ, hỗn dịch tiêm và lotion.

Thuốc bôi trị viêm da cơ địa Hydrocortisone
Thuốc bôi trị viêm da cơ địa Hydrocortisone

Ở dạng bôi, Hydrocortisone có tác dụng trong việc điều trị bệnh eczema cấp và mãn tính do nhiều nguyên nhân khác gây ra. Bên cạnh đó, thuốc bôi Hydrocortisone cũng có hiệu quả tốt trong điều trị ngứa hậu môn, vùng sinh dục.

Thành phần: Hydrocortison acetat 10mg, Alcol cetostearylic, dầu Paraffin, Polyoxyl 20 Cetostearyl Ether, Acid stearic, Vaselin, Polysorbat 80, Kali sorbat, Propylen glycol, Dinatri edetat và nước tinh khiết.

Cách dùng:

  • Rửa sạch, lây khô vùng da cần thoa Hydrocortisone.
  • Thoa lên da một lớp mỏng, massage nhẹ nhàng để Hydrocortisone thấm đều.
  • Rửa lại tay sau khi dùng thuốc, trừ trường hợp dùng thuốc cho vùng tay.
  • Người lớn, người già, trẻ em trên 10 tuổi dùng ngày 1 – 2 lần, tối đa trong 7 ngày.

Chống chỉ định:

  • Tránh dùng Hydrocortisone nếu quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào có trong thuốc.
  • Trường hợp nhiễm khuẩn, nhiễm virus, vi nấm trên da.
  • Không thoa lên vùng mặt, mắt, quanh bộ phận sinh dục, vùng da có vết thương hở, đang bị nhiễm trùng, nấm bàn chân, nổi mụn rộp, mụn trứng cá,…
  • Trẻ em dưới 10 tuổi.

Giá bán tham khảo: 40.000 đồng/tuýp 15g.

Benzoyl Peroxide

Benzoyl Peroxide được chỉ định dùng trong trường hợp bị bệnh ngoài da ở mức độ nhẹ đến trung bình. Cụ thể là các tình trạng da liễu như mụn đầu đen, mụn trứng cá, mụn nước, viêm da cơ địa,… Thuốc có khả năng làm giảm số lượng vi khuẩn và ngăn chặn các tác nhân gây bệnh, loại bỏ lớp sừng dày.

Trong quá trình sử dụng, Benzoyl Peroxide có thể gây kích ứng nhẹ khiến da bị khô nhưng triệu chứng này không đáng ngại.

Thành phần: Benzoyl Peroxide.

Cách dùng:

  • Thoa 1 – 2 lần Benzoyl Peroxide một ngày lên vùng da cần điều trị.
  • Trước khi thoa cần rửa sạch tay và tránh lạm dụng Benzoyl Peroxide vì có thể gây ra tác dụng ngược.
Benzoyl Peroxide được chỉ định dùng trong trường hợp bị bệnh ngoài da
Benzoyl Peroxide được chỉ định dùng trong trường hợp bị bệnh ngoài da

Chống chỉ định:

  • Không dùng Benzoyl Peroxide nếu bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với các thành phần có trong sản phẩm.
  • Thận trọng khi dùng Benzoyl Peroxide cho phụ nữ mang thai, đang cho con nhỏ bú.

Giá bán tham khảo: Khoảng 20.000 đồng/tuýp.

Korcin trị viêm da cơ địa

Khi bị nhiễm trùng da, chàm nhiễm khuẩn, mụn trứng cá, chốc lở, viêm da cơ địa, viêm nang lông,… Bệnh nhân có thể được bác sĩ kê thuốc Korcin bôi ngoài da để cải thiện triệu chứng của bệnh.

Việc sử dụng Korcin mặc dù cho hiệu quả kiểm soát bệnh viêm da cơ địa tốt và một số vấn đề da liễu khác. Tuy nhiên, việc dùng Korcin có thể gây ra cảm giác nóng da, kích thích và giảm sắc tố da,… Do đó, nếu gặp phải các triệu chứng này, bệnh nhân hãy thông báo ngay với bác sĩ để được hướng dẫn xử lý an toàn, đúng cách.

Thành phần: Dexamethasone, Chloramphenicol.

Cách dùng:

  • Vệ sinh da tay sạch sẽ, lau vùng da bị viêm bằng khăn ấm nhẹ nhàng.
  • Lấy một lượng thuốc trị viêm da cơ địa Korcin vừa phải thoa lên vùng da cần điều trị, massage để thuốc thẩm thấu nhanh vào da.
  • Rửa lại tay với xà phòng sau khi tiếp xúc với thuốc và tránh băng kín vết thương sau khi thoa Korcin.

Chống chỉ định:

  • Tránh dùng Korcin nếu bệnh nhân quá mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc.
  • Korcin chống chỉ định với những trường hợp bị nhiễm trùng nguyên phát.

Giá bán tham khảo: Khoảng 25.000 đồng/hộp.

Thuốc trị viêm da cơ địa Fexofenadine

Đây là thuốc kháng Histamin dạng uống, được dùng để làm giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, phát ban, nổi mề đay,… Hoạt chất Fexofenadine có trong thuốc có khả năng trị bệnh mà không gây cảm giác buồn ngủ như một số loại thuốc chữa dị ứng, viêm da khác.

Thành phần: Fexofenadine.

Cách dùng:

  • Fexofenadine uống trực tiếp với nước lọc, không dùng cùng nước trái cây, nước ép hay sữa.
  • Uống Fexofenadine trước bữa ăn.
Thuốc trị viêm da cơ địa Fexofenadine
Thuốc trị viêm da cơ địa Fexofenadine

Chống chỉ định: 

  • Không dùng Fexofenadine nếu bị dị ứng, mẫn cảm với thành phần của thuốc.
  • Trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai – cho con bú nếu muốn dùng Fexofenadine cần có sự đồng ý từ bác sĩ.
  • Uống ngày 1 – 2 viên tuỳ theo chỉ định và liều lượng cụ thể theo đơn kê của bác sĩ.

Giá bán tham khảo: Khoảng 250.000 đồng/hộp.

Kẽm oxyd 10%

Kẽm Oxyd 10% là thuốc được dùng để điều trị các bệnh viêm da cơ địa hoặc những trường hợp bị bỏng nhẹ, chưa có dấu hiệu lan rộng. Bên cạnh đó, sản phẩm cũng được ứng dụng trong điều trị kích ứng do cháy nắng khi sinh hoạt dưới nắng trong thời gian dài. Mặt khác, Kẽm oxyd 10% cũng có hiệu quả tốt với những đối tượng bị côn trùng cắn hoặc bị vảy nến, nấm da.

Thành phần: Zinc Oxide.

Cách dùng:

  • Trường hợp bị viêm da cơ địa bôi Kẽm oxyd 10% lên vùng da cần điều trị ngày 2 – 3 lần.
  • Nếu các tổn thương trên da là vết bỏng, cháy nắng hoặc côn trùng cắn thì sau khi sát trùng, bạn thoa một lớp kem Kẽm oxyd 10% mỏng lên vùng bị tổn thương. Ngày dùng 1 – 2 lần và có thể dùng băng gạc để băng vết thương để tránh tiếp xúc với môi trường bên ngoài.

Chống chỉ định:

  • Tránh dùng Kẽm oxyd 10% cho những bệnh nhân quá mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc.
  • Kẽm oxyd 10% nếu vùng da bị tổn thương nặng hoặc có hiện tượng bội nhiễm.

Giá bán tham khảo: Khoảng 15.000 đồng/lọ.

Thuốc bôi Dipolac G

Dipolac G thường được chỉ định trong điều trị các tổn thương về da do dị ứng, nhiễm khuẩn, nhiễm vi nấm có hoặc không có bội nhiễm đi kèm. Bên cạnh đó, Dipolac G cũng được đánh giá cao ở khả năng hỗ trợ điều trị viêm da thần kinh, viêm da cơ địa, viêm da do cháy nắng và viêm ngứa vùng hậu môn sinh dục,…

Thành phần: Gentamicin nồng độ 15 mg, Clotrimazol nồng độ 150mg, Betamethason nồng độ 9.6mg.

Cách dùng:

  • Thoa trực tiếp Dipolac G lên vùng da bị viêm da cơ địa.
  • Ngày thoa 2 –  3 lần cho tới khi bệnh được kiểm soát hoàn toàn.

Chống chỉ định:

  • Nếu bị dị ứng hoặc mẫn cảm với bất cứ thành phần nào trong Dipolac G thì không nên dùng thuốc.
  • Bệnh nhân bị lao da.
  • Phụ nữ có thai và đang trong thời kỳ cho con nhỏ bú sữa mẹ.

Giá bán tham khảo: Khoảng 20.000 đồng/tuýp.

Viên uống Metasone điều trị viêm da cơ địa

Viên uống này có khả năng làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm da tự miễn, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, viêm thấp khớp, lupus ban đỏ, hen suyễn,… Hoạt chất Betamethasone sẽ nhanh chóng phân bổ, chuyển hoá tại các mô, các cơ quan khác nhau để thúc đẩy quá trình thải độc của cơ thể. Từ đó hỗ trợ kiểm soát tốt các triệu chứng do bệnh viêm da cơ địa và các bệnh da liễu khác gây ra.

Viên uống Metasone điều trị viêm da cơ địa
Viên uống Metasone điều trị viêm da cơ địa

Thành phần: Betamethasone 0.5mg.

Cách dùng:

  • Metasone được bào chế ở dạng viên nén, uống trực tiếp với nước.
  • Liều dùng tuân theo chỉ định của bác sĩ dựa theo tình trạng bệnh, độ tuổi cũng như khả năng đáp ứng của từng bệnh nhân.

Chống chỉ định: Metasone không được khuyến nghị dùng nếu bị dị ứng, mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc.

Giá bán tham khảo: Khoảng 40.000 đồng/hộp.

Thuốc bôi Gentrisone

Thông thường, Gentrisone sẽ được chỉ định dùng trong điều trị bệnh da liễu như viêm da có đáp ứng với hoạt chất Corticoid, viêm da cơ địa, viêm da nhiễm trùng thứ phát, lang ben, nấm, hăm,… Với các hoạt chất chống viêm, Gentrisone sẽ giúp kháng khuẩn, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, nấm để giảm ngứa, giảm sưng viêm.

Thành phần: Clotrimazol, Betamethason dipropionat, Gentamicin, Stearyl Alcohol, Cetanol, Propylene Glycol và nước tinh khiết,…

Cách dùng:

  • Rửa tay, vùng da cần điều trị thật sạch rồi thấm khô nước với khăn mềm.
  • Thoa nhẹ nhàng 1 lượng kem Gentrisone vừa đủ lên da, massage tới khi thuốc thẩm thấu hoàn toàn vào da.
  • Không che đậy, băng kín vùng da đang dùng thuốc nếu không có chỉ định từ bác sĩ chuyên môn.

Chống chỉ định:

  • Người quá mẫn cảm với các thành phần có trong Gentrisone.
  • Viêm da cơ địa ở tai bị thủng màng nhĩ, lớt da, lao da.
  • Bệnh nhân bị giang mai hoặc nhiễm virus Herpes,…

Giá bán tham khảo: Khoảng 45.000 đồng/tuýp.

Clobetasol Propionate

Clobetasol Propionate được biết đến với công dụng làm giảm tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ và phát ban. Bên cạnh đó, Clobetasol Propionate còn được ứng dụng để trị viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, bệnh vảy nến, nổi mẩn và các bệnh viêm da khác.

Thuốc trị viêm da cơ địa này cho hiệu quả tác động nhanh và mạnh nên chỉ nên dùng ở vùng tay, chân. Không dùng Clobetasol Propionate lên vùng da nhạy cảm như mặt, bẹn hay nách để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Clobetasol Propionate giúp kiểm soát nhanh các triệu chứng của bệnh
Clobetasol Propionate giúp kiểm soát nhanh các triệu chứng của bệnh

Clobetasol Propionate có nguy cơ gây ra nhiều tác dụng phụ ngoài da và sức khoẻ tổng thể. Theo đó, bệnh nhân có thể gặp tình trạng phát ban mạnh, phù nề họng, khó thở, nguy hiểm hơn là yếu cơ, suy nhược và mờ mắt.

Thành phần: Clobetasol propionate, Sáp ong trắng, acid citric, cetostearyl và các tá dược khác vừa đủ.

Cách dùng:

  • Clobetasol Propionate dùng 2 lần/ngày bằng cách thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị viêm da cơ địa.
  • Không dùng Clobetasol Propionate trị viêm da cơ địa quá 2 tuần.

Chống chỉ định:

  • Người quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào có trong Clobetasol Propionate.
  • Mắc bệnh nhiễm trùng da nhưng không được kiểm soát tốt.
  • Trường hợp bị thuỷ đậu, viêm da quanh miệng, hội chứng mặt đỏ.
  • Trẻ dưới 1 tuổi.
  • Bị ngứa rát quanh vùng hậu môn, ngứa rát âm đạo.

Giá bán tham khảo: Khoảng 50.000 đồng/tuýp.

Thuốc bôi trị viêm da cơ địa Dermovate Cream

Dermovate Cream thuộc nhóm Corticosteroid dùng tại chỗ có hiệu lực cao, được chỉ định cho người lớn, người cao tuổi và trẻ em trên 12 tuổi. Thuốc có tác dụng làm giảm cảm giác ngứa ngáy, viêm da ở những bệnh đáp ứng với steroid.

Cụ thể, Dermovate Cream được dùng để điều trị ngắn hạn các triệu chứng như mẩn ngứa, mẩn đỏ, vảy nến, da đóng vảy, viêm da cơ địa hoặc một số tình trạng da khó chịu khác. Ngoài ra, thuốc bôi này cũng có hiệu quả với bệnh viêm tai ngoài, viêm da dị ứng, viêm da bã nhờn, các tổn thương do côn trùng cắn,…

Thành phần: Clobetasol propionate 0.05%, Glyceryl monostearate, Natri citrate, Citric acid (monohydrate), Nước tinh khiết, Cetostearyl alcohol, Chlorocresol, Arlacel 165, Beeswax substitute 6621 và Propylene glycol.

Cách dùng:

  • Thoa nhẹ nhàng Dermovate Cream lên vùng da cần điều trị 4 lần/ngày.
  • Không dùng Dermovate Cream quá 2 tuần.

Chống chỉ định:

  • Quá mẫn cảm với thuốc.
  • Nhiễm virus, nấm.
  • Mụn trứng cá.
  • Bệnh trứng cá đỏ rosacea.
  • Nhiễm khuẩn da chưa được điều trị dứt điểm.
  • Ngứa nhưng không viêm.
  • Viêm da quanh miệng.
  • Bệnh vảy nến lan rộng.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi.

Giá bán tham khảo: Khoảng 55.000 đồng/tuýp.

Chlorhexidine bôi ngoài da

Chlorhexidine dạng bôi được dùng để làm sạch da, ngăn ngừa nhiễm trùng do phẫu thuật, tiêm hoặc vết thương trên da do các bệnh lý, chẳng hạn như viêm da cơ địa. Ngoài ra, thuốc cũng được sử dụng cho một số mục đích không được liệt kê trong hướng dẫn.

Trong quá trình sử dụng Chlorhexidine, bệnh nhân có thể gặp một vài kích ứng nhẹ khiến kết mạch kích ứng tại vùng da nhạy cảm. Nếu các triệu chứng này vượt quá tầm kiểm soát, bạn cần tới gặp bác sĩ ngay để được tiến hành xử lý kịp thời.

Chlorhexidine bôi ngoài da
Chlorhexidine bôi ngoài da

Thành phần: Chlorhexidine.

Cách dùng: 

  • Rửa sạch tay, vùng da bị viêm sau đó lau khô.
  • Thoa trực tiếp dung dịch lên da cần điều trị và có thể dùng băng gạc để đảm bảo vệ sinh, tránh để vi khuẩn tấn công vết thương hở.

Chống chỉ định:

  • Không dùng Chlorhexidine nếu bệnh nhân không có dấu hiệu dị ứng.
  • Thận trọng khi dùng Chlorhexidine cho trẻ nhỏ hơn 2 tuổi, phụ nữ có thai.

Giá bán tham khảo: Khoảng 100.000 đồng/lọ.

Thuốc mỡ Betasalic

Betasalic là loại thuốc mỡ bôi ngoài da được dùng khá phổ biến trong điều trị bệnh về da như viêm da cơ địa, vảy nến, viêm da dị ứng, viêm da thần kinh,…

Thành phần: Betamethasone dipropionate, Acid Salicylic và các tá dược vừa đủ.

Cách dùng: Thoa Betasalic trực tiếp lên da mỗi ngày từ 2 – 3 lần.

Chống chỉ định:

  • Tránh dùng Betasalic nếu quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào có trong thuốc.
  • Betasalic  không dùng cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi.
  • Trường hợp bị nhiễm virus như zona, thuỷ đậu hay herpes.

Giá bán tham khảo: Khoảng 17.000 đồng/tuýp 10g.

Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc trị viêm da cơ địa?

Khi dùng các loại thuốc vị viêm da cơ địa, để thuốc có thể phát huy hiệu quả nhanh chóng và đảm bảo an toàn cho người bệnh, các bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn được kê đơn từ bác sĩ, không tự ý thay đổi, tăng liều lượng hoặc kết hợp với các loại thuốc khác khi chưa có chỉ định từ người có chuyên môn.
  • Các vùng da bị viêm da cơ địa khá nhạy cảm, chúng mỏng hơn các vùng da khác nên cần hạn chế tiếp xúc với ánh mặt trời. Điều này sẽ giúp hạn chế nguy cơ da bị bỏng, thâm sạm hoặc hình thành nám, tàn nhang gây mất thẩm mỹ.
  • Rửa tay và vùng da cần điều trị sạch sẽ trước khi thoa thuốc để phòng ngừa nguy cơ bị nhiễm khuẩn.
Rửa tay trước và sau khi thoa thuốc
Rửa tay trước và sau khi thoa thuốc
  • Khi sử dụng thuốc nếu có bất cứ triệu chứng nào bất thường ở cả bên trong và bên ngoài cơ thể đều phải thông báo cho bác sĩ.
  • Sát trùng vùng da bị viêm thường xuyên với nước muối sinh lý hoặc các dung dịch sát khuẩn chuyên dụng khác. Mọi người hạn chế tự pha nước muối vì nếu thực hiện sai cách có thể khiến vùng da đang viêm bị lở loét.
  • Hãy dùng thuốc dạng bôi ngoài da đúng thời điểm theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc theo chỉ định từ bác sĩ. Trong trường hợp viêm da cơ địa có hiện tượng đỏ tấy, tiết dịch, bệnh nhân không nên dùng thuốc mỡ vì chúng sẽ khiến dịch chảy nhiều hơn, làm cản trở quá trình điều trị.
  • Nên thoa kem dưỡng ẩm để hạn chế tình trạng da bị khô, nứt nẻ và bong tróc.
  • Không lạm dụng việc dùng thuốc trị viêm da cơ địa trong thời gian dài.

Các loại thuốc trị viêm da cơ địa mặc dù rất đa dạng nhưng không phải sản phẩm nào cũng thích hợp để sử dụng cho mọi trường hợp. Tùy theo bệnh lý, tình trạng cơ địa cụ thể, bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc phù hợp. Ngoài việc dùng thuốc điều trị, bệnh nhân bị viêm da cơ địa cũng cần duy trì độ ẩm cho da, tránh tiếp xúc với các chất kích ứng, giảm căng thẳng. Đồng thời nên ăn uống và nghỉ ngơi một cách khoa học, lành mạnh để sớm kiểm soát bệnh hiệu quả hơn.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Sản phẩm
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan