Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Bệnh viêm đại tràng thiếu máu cục bộ là tình trạng viêm nhiễm ở ruột già khi cơ quan này bị ngừng cung cấp máu và oxy. Nếu không xử lý và chữa trị kịp thời thì có thể người bệnh sẽ bị biến chứng hoạt tử đại tràng và phải cắt bỏ. Tham khảo ngay nội dung bài viết để biết nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả.

Nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng thiếu máu cục bộ

Dựa theo số liệu được thống kê Y tế thì bệnh viêm đại tràng thiếu máu cục bộ thường gặp ở những độ tuổi từ 60 trở lên, bởi khi càng có tuổi thì công suất làm việc của động mạch càng nhiều, nên chức năng dần dần bị suy yếu. 

Nguyên nhân gây thiếu máu ở đại tràng
Nguyên nhân gây thiếu máu ở đại tràng

Bác sĩ cần phải nắm bắt được nguyên nhân gây bệnh để từ đó đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả nhất. Dưới đây sẽ là nội dung chi tiết về nguyên do gây bệnh:

  • Bệnh viêm đại tràng thiếu máu cục bộ thường bị gây ra bởi một cục máu đông chắn ngang động mạch, khi động mạch trong đại tràng bị xơ vữa cũng sẽ khiến quá trình lưu thông máu đến đại tràng bị ngăn chặn. Từ đó lượng máu cung cấp đến ruột già bị ngừng đột ngột khiến cho các tế bào của cơ quan này bị tổn thương. 
  • Lưu lượng máu lưu thông bị suy giảm, khiến cho cơ thể bị mất nước, từ đó lượng máu trong cơ thể sẽ được tập trung nuôi dưỡng cho các cơ quan thiết yếu như não bộ, tim, thận….
  • Chính vì vậy, bệnh viêm đại tràng thiếu máu cục bộ có thể bị tăng nguy cơ dễ nhiễm bệnh do một số bệnh lý: Táo bón mãn tính, huyết áp thấp, phình động mạch chủ (phình trong động mạch), các bệnh lý về tim thiếu máu, viêm đa khớp dạng thấp, hội chứng tăng khả năng đông máu…
  • Lạm dụng thuốc Tây y cũng có thể làm cho lượng máu nuôi dưỡng có thể bị suy giảm, đặc biệt là một số nhóm thuốc có thể biến chứng thành bệnh này như: thuốc kháng sinh, thuốc an thần, thuốc lợi tiểu…
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt không đảm bảo: sử dụng các chất kích thích, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thiếu chất xơ…

Dấu hiệu – Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm đại tràng thiếu máu cục bộ

Bệnh cũng có những triệu chứng, biểu hiện và cách chẩn đoán gần giống so với bệnh viêm đại tràng thông thường khác.

Triệu chứng

Thông thường người bệnh sẽ có dấu hiệu đau bụng với cường độ khác nhau, từ nhẹ đến nặng và xảy ra đột ngột, cảm giác rất giống với bệnh viêm đại tràng co thắt. Cùng với đó là một số biểu hiện như:

Đau bụng là dấu hiệu điển hình của bệnh
Đau bụng là dấu hiệu điển hình của bệnh
  • Đi đại tiện nhiều lần trong ngày, tiêu chảy có kèm theo máu.
  • Buồn nôn và nôn, thường sẽ xảy ra sau khi ăn (tùy vào từng người bệnh).
  • Đau nhói ở bụng, không thành cơn mà diễn ra đột ngột.

Phương pháp chẩn đoán

Do triệu chứng chưa phải riêng biệt nên bệnh cũng có thể bị nhầm lẫn sang những bệnh lý khác, nên nhiều người bệnh không phát hiện bệnh kịp thời và bác sĩ cũng khó trong việc chẩn đoán chính xác nếu chỉ dựa vào dấu hiệu.

Vậy nên, đối với bệnh này thì bác sĩ cần phải áp dụng một số biện pháp chẩn đoán, đó là:

  • Chụp CT và chụp mạch: Bằng việc sử dụng tia X ở nhiều góc độ chụp khác nhau thì bác sĩ sẽ có thể quan sát chi tiết được hình ảnh của đại tràng và mạch máu, từ đó xác định được tình trạng bệnh dễ dàng hơn.
  • Xét nghiệm mẫu phân: Dựa vào mẫu phân thì bác sĩ sẽ tìm được nguyên nhân gây bệnh có phải là do nhiễm trùng, nhiễm khuẩn hay không.
  • Nội soi đại tràng: Với cách này, bác sĩ sẽ dùng ống nội soi có cài camera nên sẽ nhìn được toàn bộ cơ quan này và đưa ra kết luận về bệnh lý được chính xác hơn.

Sau khi tiến hành các xét nghiệm cần thiết và đánh giá mức độ của bệnh bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị hiệu quả nhất. Chính vì vậy, khi cảm thấy cơ thể có biểu hiện bệnh thiếu máu cục bộ ở đại tràng như trên thì nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời vì bệnh phát triển rất nhanh.

Phương pháp điều trị bệnh viêm nhiễm đại tràng thiếu máu cục bộ

Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ là một bệnh lý nguy hiểm, nếu người bệnh không kịp thời chữa trị thì bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là hoại tử và phải cắt bỏ đại tràng. 

Thông thường, bệnh sẽ được điều trị với các phương pháp khác nhau tùy theo mức độ nặng, nhẹ của bệnh và các đặc điểm liên quan như tuổi, giới tính, nguyên nhân gây bệnh và tình trạng sức khỏe tổng quát. 

Tuy nhiên, các biện pháp can thiệp đều nhằm 2 mục tiêu: khôi phục lại nguồn cung cấp máu và loại bỏ nguyên nhân dẫn tới thiếu máu đến đại tràng. Nhìn chung, phương pháp điều trị của bệnh được chia thành hai nhóm bao gồm:

Điều trị bằng nội khoa

Điều trị nội khoa tức là phương pháp chẩn đoán và điều trị không phẫu thuật. Phương pháp này chủ yếu được chỉ định cho những trường hợp bệnh nhẹ, đáp ứng tốt với thuốc. Điều trị nội khoa có thể kết hợp các biện pháp như:

Dùng thuốc điều trị bệnh viêm đại tràng thiếu máu cục bộ
Dùng thuốc điều trị bệnh viêm đại tràng thiếu máu cục bộ
  • Sử dụng thuốc kháng sinh: Tetracyclin 500mg, thuốc Klamentin 250mg, Fexofenadine, thuốc Klacid,… Thuốc kháng sinh được sử dụng nhằm chống viêm nhiễm và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng ở vết thương.
  • Thuốc giảm đau: Morphin, Oxycodone, Codeine… Sử dụng để làm dịu cơn đau cấp tính.
  • Truyền nước và điện giải qua đường tĩnh mạch: Đối với bệnh nhân bị mất nước nhiều do tiêu chảy. Trong thời gian này, người bệnh sẽ không được ăn uống bất cứ thứ gì trong vài ngày.
  • Thuốc làm tan máu đông, tăng sức bền thành mạch: alteplase, tenecteplase, urokinase…

Mặt khác, nếu các loại thuốc kể trên được xác định là nguyên nhân gây nên bệnh, bệnh nhân cũng sẽ được chỉ định tạm ngưng hoặc tránh sử dụng.

Nhìn chung các bệnh nhân khi được chỉ định chỉ điều trị với phương pháp nội khoa thường có tiên lượng tốt. Triệu chứng bệnh cũng như sức khỏe của người bệnh có thể sẽ được cải thiện sau vài ngày. 

Điều trị bằng ngoại khoa

Trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với thuốc điều trị nội khoa hoặc tình trạng bệnh nặng, có nguy cơ biến chứng, thì người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật. 

Điều trị ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa

Mục đích của phẫu thuật có thể là cắt bỏ những phần bị hoại tử, khâu nối đối với các trường hợp bị thủng đại tràng, hoặc nối liền các đoạn ruột bị cắt, hoặc làm hậu môn nhân tạo tạm thời…

Thực tế việc điều trị nội khoa và ngoại khoa có thể được phối hợp cùng nhau nhằm đạt được kết quả điều trị tốt nhất. Người bệnh cần tuân thủ nghiêm đơn thuốc của bác sĩ và tái khám theo hẹn. 

Việc tái khám sẽ đảm bảo phát hiện sớm những bất thường ở vết mổ hoặc các khu vực vừa điều trị, cũng như chẩn đoán, phát hiện sớm nguy cơ tái phát để định hướng điều trị kịp thời.

Lời khuyên: Chăm sóc sau điều trị để nhanh hồi phục và hạn chế tái phát bệnh

Vốn đây là một bệnh lý liên quan tới đường tiêu hóa nên chế độ ăn uống, nghỉ dưỡng, tập luyện hợp lý sau điều trị có liên quan chặt chẽ đến quá trình hồi phục hoặc tái phát của bệnh.

Chuyên gia chia sẻ về phương pháp chăm sóc sau điều trị viêm đại tràng thiếu máu cục bộ
Chuyên gia chia sẻ về phương pháp chăm sóc sau điều trị viêm đại tràng thiếu máu cục bộ
  • Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin, khoáng chất cho cơ thể và không rượu, bia, thuốc lá.
  • Bệnh nhân cũng nên ăn các thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, tránh các thực phẩm khó tiêu như đồ chiên rán, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng. Ngoài ra bạn cũng nên chia nhỏ bữa ăn thay vì ăn một bữa quá no dể giảm bớt áp lực lên đại tràng, giúp đại tràng hồi phục tốt hơn và giảm nguy cơ tái phát.
  • Cân bằng thời gian: Làm việc, nghỉ ngơi hợp lý và vận động phù hợp.
  • Tuân thủ và kiên trì với phương án điều trị của bác sĩ và khám sức khỏe định kỳ theo chỉ định.

Tóm lại, bệnh viêm đại tràng thiếu máu cục bộ cần được phát hiện và điều trị sớm, bởi khi bệnh nặng có thể gây biến chứng hết sức nguy hiểm như hoại tử và phải cắt bỏ, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và thời gian hồi phục của cơ thể. 

Xem thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan
dau-thuong-vi-ben-phai
trao-nguoc-da-day-co-nen-an-trung
trao-nguoc-da-day-o-tre-em-4-tuoi
chua-benh-tri-bang-toi
chua-viem-dai-trang-co-that-bang-thuoc-nam
thuoc-dieu-tri-viem-dai-trang-man-tinh
viem-dai-trang-cap-tinh
hanh-trinh-chua-khoi-benh-tri