Ở nước ra cứ khoảng 100.000 người thì có đến 150 người bị bệnh xuất huyết tiêu hóa cao. Căn bệnh này nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời sẽ khiến người bệnh gặp nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Để giúp bạn đọc nắm rõ về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những vấn đề xoay quanh căn bệnh này.
Xuất huyết tiêu hóa cao là gì?
Xuất huyết tiêu hóa cao là tình trạng máu thoát ra khỏi lòng mạch của ống tiêu hóa và di chuyển vào trong lòng ống tiêu hóa. Người bệnh sẽ có triệu chứng nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu. Trong trường hợp xuất huyết cao, người bệnh còn có biểu hiện xuất huyết ở phần trên ống tiêu hóa. Tình trạng xuất huyết này có thể gặp ở bất cứ phân đoạn nào của đường tiêu hóa như thực quản, dạ dày, ruột hay hậu môn.
Chảy máu đường tiêu hóa thường là hệ quả của các bệnh có liên quan đến hệ thống tiêu hóa không được kiểm soát. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương niêm mạc ở đường tiêu hóa mà tình trạng xuất huyết xảy ra ở mức độ nặng nhẹ khác nhau, nguy hiểm nhất có thể gây sốc. Căn cứ vào vị trí tổn thương ở trong ống tiêu hóa mà tình trạng xuất huyết tiêu hóa cao được chia thành 2 dạng:
- Xuất huyết tiêu hóa trên: Bao gồm các trường hợp chảy máu xuất phát từ thực quản, trải dài qua dạ dày, và kết thúc tại phần đầu của tá tràng (cụ thể là đoạn D4, ngay phía trên dây chằng Treitz – vị trí phân chia tá tràng với hỗng tràng).
- Xuất huyết tiêu hóa dưới: Tình trạng xuất huyết xảy ra từ đoạn dây chằng Triez kéo dài cho tới hậu môn.
Xuất huyết tiêu hóa là một tình trạng cấp tính đe dọa tính mạng, đòi hỏi sự can thiệp y tế ngay lập tức để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây bênh
Nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa bao gồm:
Nguyên nhân thường gặp:
- Do bệnh lý viêm loét dạ dày hành tá tràng.
- Tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
- Hội chứng Mallory Weiss.
- Do sử dụng một số loại thuốc Tây có chứa Aspirin, Corticoid,…
Nguyên nhân ít gặp hơn:
- Do bị ung thư dạ dày.
- Do bị viêm dạ dày cấp.
- Do suy gan.
- Mắc các bệnh về máu.
- Do chảy máu đường mật.
Nguyên nhân hiếm gặp:
- Người bị u lành, u mạch dạ dày, thoát vị hoành.
- Bị các bệnh thành mạch.
- Người bị ngộ độc thức ăn.
- Những bệnh khác,…
Các yếu tố thuận lợi dễ gây:
- Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ trong mọi lứa tuổi, nhưng nam giới trong độ tuổi từ 20-50 có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những đối tượng khác.
- Lúc giao mùa: Thời tiết chuyển từ Xuân – Hè, Thu – Đông.
- Người bệnh bị cảm cúm.
- Do sử dụng các loại thuốc như: Aspirin, Cocticoit,…
- Chấn động mạnh tinh thần: Tức giận, sợ hãi, hồi hộp, căng thẳng quá mức,….
Triệu chứng của bệnh xuất huyết tiêu hóa cao
Khi bị xuất huyết tiêu hóa cao, người bệnh sẽ có các dấu hiệu cảnh báo trước như:
Dấu hiệu báo trước:
- Đau thượng vị dữ dội hơn mọi người, nhất là ở những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng.
- Người bệnh có cảm giác cồn cào, nóng rát, mệt lả sau khi sử dụng thuốc Aspirin hoặc Corticoid,..
- Khi thời tiết thay đổi, sau khi gắng sức thấy hoa mắt chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn hoặc nôn, choáng ngất,…
Triệu chứng cơ năng:
- Nôn ra máu: Lượng máu nôn ra khoảng từ 100-1000ml hoặc nhiều hơn. Nôn ra máu tươi, máu cục, có màu nâu sẫm hoặc đỏ nhạt có lẫn với một chút thức ăn chưa được tiêu hóa hết.
- Đi ngoài phân đen: Người bệnh đi ngoài phân nát, lỏng, đen như bã cà phê, có mùi khó chịu, đi nhiều lần trong ngày.
- Các dấu hiệu khác: Người bị xuất huyết tiêu hóa cao có dấu hiệu hoa mắt chóng mặt, lo lắng, cơ thể mệt mỏi, vật vã, thở nhanh, đổ mồ hôi, đi tiểu ít có khi vô niệu.
Triệu chứng thực thể:
- Niêm mạc da nhợt nhạt, chân tay lạnh run, nổi da gà.
- Mạch đập nhanh, nhỏ (120 nhịp/phút), có khi không sờ được mạch.
- Huyết áp tối đa giảm (100, 90, 80 mmHg), thậm chí có khi không đo được.
Phương pháp chẩn đoán bệnh
Việc chẩn đoán bệnh
Cận lâm sàng:
Xét nghiệm công thức máu:
- Hồng cầu giảm: 3,2T/l, 2,9T/l, 1T/l máu.
- Huyết sắc tố giảm: 50, 40, < 40 g/l.
- Hematocrit giảm: 30, 20, < 20%.
- Hồng cầu lưới tăng nhẹ.
Xét nghiệm tìm nguyên nhân:
- Nội soi thực quản, dạ dày – tá tràng.
- Xét nghiệm chức năng gan, men gan, xét nghiệm đông máu.
- Chụp đường mật, siêu âm vùng gan mật.
- Thực hiện các xét nghiệm khác theo yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa.
Chẩn đoán xác định
- Hội chứng chảy máu: Người bệnh bị nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen.
- Hội chứng mất máu cấp: Người bệnh bị hoa mắt chóng mặt, da niêm mạc nhợt nhạt, vã mồ hôi lạnh, ngất xỉu.
- Trường hợp mất nhiều máu có thể xuất hiện tình trạng: Choáng, lơ mơ, chân tay lạnh, vã mồ hôi, mạch nhanh nhỏ > 120 lần/phút, HA < 80mmHg.
Chẩn đoán mức độ:
Các mức độ xuất huyết tiêu hóa bao gồm:
- Mạch quay: Nhẹ: < 100, vừa: 110-100, nặng: > 120 lần/phút.
- Huyết áp: Nhẹ: >100, vừa: 90-100, nặng: 80mmHg.
- Hồng cầu: Nhẹ: >3, vừa: 3, nặng: < 2 triệu.
- Hb: Nhẹ: > 60, vừa: 41-60, nặng: < 40%.
- Hematacrit: Nhẹ: 31-40, vừa: 30, nặng: < 20 %.
- Máu mất: Nhẹ: <1 L, trung bình: 1-2 L, nặng >=2 L.
Chẩn đoán qua các giai đoạn
Giai đoạn máu đang chảy:
- Mệt là hoặc đang sốc.
- Nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
- Không có cảm giác đói.
- Mạch dao động, huyết giáp có hướng giảm.
- Huyết áp nội soi: Ổ loét đang chảy máu.
Giai đoạn tạm cầm máu:
- Người bệnh thấy dễ chịu hơn.
- Không nôn ra máu, đi ngoài ít phân, phân thành khuôn.
- Có cảm giác đói.
- Mạch và huyết áp ổn định.
- Huyết áp nội soi: Ổ loét không còn chảy máu.
Giai đoạn cầm máu hoàn toàn:
- Phân vàng bình thường.
- Huyết áp nội soi ổ loét đáy sạch.
Chẩn đoán phân biệt
Cần chẩn đoán để phân biệt bệnh xuất huyết tiêu hóa cao với triệu chứng chảy máu cam, chảy máu chân răng.
Phân biệt với bệnh ho ra máu. Nhất là khi bệnh nhân bị ho ra máu sau đó nuốt vào rồi lại nôn ra. Một số trường hợp bị phân đen là do người bệnh sử dụng sắt và bismuth chứ không phải do xuất huyết tiêu hóa cao.
Tiến triển và tiên lượng
Tiên lượng tốt:
- Nôn ra máu hoặc ỉa phân đen nhưng với khối lượng ít.
- Theo dõi mạch, huyết áp mỗi giờ 1 lần, thực hiện 5 lần liên tục cho tới khi mạch và huyết áp ổn định.
- Xét nghiệm: HC-Hb-Hct cách 2 giờ 1 lần, nếu kết quả HC-Hb-Hct đều tăng lên so với xét nghiệm trước chứng tỏ bệnh nhân đã có chuyển biến tốt.
- Thể trạng: Bệnh nhân tỉnh táo, dễ chịu, đái nhiều, có cảm giác đói, thèm ăn.
- Người bệnh không nôn ra máu nữa, phân đóng khuôn và có màu vàng.
Tiên lượng xấu:
- Xuất huyết tiêu hóa mức độ nặng kéo dài.
- Theo dõi mạch, huyết áp mỗi giờ 1 lần, sau 5 lần liên tiếp, mạch, huyết áp dao động.
- Xét nghiệm: HC-Hb-Hct cách 2 giờ 1 lần, các kết quả xét nghiệm lần sau HC-Hb-Hct giảm hơn so với các xét nghiệm lần trước.
- Thể trạng: Bệnh nhân vật vã, hoàng hốt, đái ít hoặc vô niệu.
Điều trị xuất huyết tiêu hóa cao
Nguyên tắc chung cho việc điều trị bệnh xuất huyết tiêu hóa cao đó là giúp phục hồi lại thể tích máu và hồi sức cho người bệnh, giúp cầm máu và xử lý tận gốc các nguyên nhân gây bệnh để tránh tái phát.
Điều trị chung
Đối với trường hợp chảy máu nhẹ
Đối với những trường hợp chảy máu nhẹ, người bệnh cần nằm nghỉ ngơi tại giường, ăn uống nhẹ. Theo dõi về lâm sàng và các xét nghiệm hàng ngày. Đồng thời căn cứ vào nguyên nhân để điều trị bệnh.
Chảy máu vừa và nặng
Chế độ hộ lý:
- Bất động tuyệt đối: Nằm yên tĩnh, thoáng mát, đầu thấp, nghiêng về một bên, thở oxy. Theo dõi mạch huyết áp, nhiệt độ 1-3 giờ một lần.
- Chế độ ăn uống: Cần nhịn ăn trong 24 giờ sau đó uống sữa lạnh. Khi ngừng chảy máu thì ăn thực ăn dạng lỏng, mềm. Đi ngoài nếu thấy phân có màu vàng thì ăn phở và ăn cơm.
- An tinh thần kinh: Bệnh nhân cần được nằm ở buồng riêng, cho sử dụng các thuốc an thần Seduxen. Tuyệt đối không được vận chuyển bệnh nhân đi những nơi khác khi tình trạng chảy máu chưa ổn định.
Bổ sung lại lượng máu đã mất, chống choáng cho người bệnh:
- Đặc ngay dây dịch truyền, tốt nhất là các dung dịch đẳng trương như Natri 9%, G 5%, RG.
- Lượng dịch truyền khoảng 1500 – 2000ml.
- Huyết áp của người bệnh nên duy trì tối đa ở mức khoảng 100mmHg. Nếu bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp khi truyền dịch đưa huyết áp tối đa tăng lên 140mmHg.
- Việc truyền máu tươi cùng nhóm, dựa vào số lượng HC, Hb, Hct, M và Huyết áp để quyết định số lượng máu cần truyền.
- Nếu không có máu thì cần truyền dung dịch thay thế: Huyết tương khô, Dextran, HTN, HTM,…
- Sử dụng thuốc cầm máu transamin.
- Đặt ống thông dạ dày để theo tình trạng xuất huyết.
- Hồi sức và chống sốc nếu có.
Điều trị nguyên nhân
Do loét dạ dày tá tràng
1. Cầm máu qua nội soi:
- Cầm máu bằng dụng cụ như: thòng lọng, khâu, kẹp cầm máu,…
- Tiêm cầm máu: Tiêm quanh vị trí chảy máu các dung dịch bằng cách: Gây chèn mạch máu (sử dụng Nacl 9%, Adrenalin 1/10000) hoặc gây xơ (cồn tuyệt đối, Polidocanol, dung dịch nước muối ưu trương).
- Nhiệt cầm máu: Thực hiện bằng 3 cách: Đốt điện (Sử dụng các loại đầu dò đơn cực, hai cực, đa cực), đốt nhiệt (dùng đầu nóng Heater prober), đốt bằng laser (dùng laser hồng ngọc).
2. Sử dụng các loại thuốc có khả năng ức chế tiết acid dạ dày:
Nhóm ức chế thụ thể H2, bao gồm:
- Cimetidin tiêm tĩnh mạch, sử dụng 4 ống/ngày, mỗi ống 200mg.
- Ranitidin (zantac) tiêm tĩnh mạch, sử dụng 3-4 ống/ngày, mỗi ống 75mg.
- Famotidin (quamatel) tiêm tĩnh mạch, dùng 2-3 ống/ngày, mỗi ống 40mg.
Nhóm ức chế bơm Proton (PPI): 80/8/40
- Omeprasol (losec) tiêm tĩnh mạch, sử dụng 2 lọ/ngày, mỗi lọ 40mg.
- Pantoprasol (pantoloc) tiêm tĩnh mạch, sử dụng 2 lọ/ngày, mỗi lọ 40mg.
- Esmeprasol (nexium) tiêm tĩnh mạch, sử dụng 2 lọ/ngày, mỗi lọ 40mg.
3. Cho người bệnh uống các antacid dạng gel như: Phosphalugel, Noigel, Maalox.
Chỉ định phẫu thuật
- Phẫu thuật khẩn cấp: Được thực hiện trong trường hợp ổ loét chảy máu dữ dội hoặc nội soi lần đầu thất bại.
- Phẫu thuật cấp cứu: Điều trị nội khoa thất bại, chảy máu tái phát, can thiệp nội soi nhiều lần mà không có kết quả.
- Phẫu thuật can thiệp trì hoãn: Với những ổ loét ở vị trí mặt sau tá tràng, phần đứng bờ cong nhỏ, khả năng tái phát cao.
- Phẫu thuật theo kế hoạch: Ổ loét kích thước lớn hơn 2cm, đặc biệt là ở khu vực dạ dày.
Chảy máu do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản
Người bệnh bị xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản cần tiến hành can thiệp qua nội soi kết hợp thuốc co mạch tạng.
Thắt tĩnh mạch thực quản qua nội soi bằng vòng cao su hoặc tiêm sơ bằng dung dịch Polidocanol 2%.
Dùng các thuốc làm giảm áp lực thành mạch chủ, co mạch tạng:
- Propanolol: Dùng 1-2 ống, mỗi ống 40 mg, nhỏ giọt tĩnh mạch, có thể phối hợp với Nitroglycerin dùng 2-3 lần/ngày, mỗi lần ngậm 1 viên 0,05mg hoặc Isosorbit Mononitrat (Imdur) pha với nước uống 2 lần/ngày, mỗi lần dùng 1 viên 60mg.
- Somatostatin (Stilamin) ống 3mg pha với dung dịch Natri chlorua 9% truyền tĩnh mạch, cứ 8 tiếng/ống hoặc Ocreotide (Sandostatin) tiêm tĩnh mạch, mỗi ngày 3-4 ống, mỗi ống 0,1mg.
- Vasapressin 10-30 Ui hòa với 300ml HTN 5%, truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch 40-50 giọt/phút hoặc glypressin tiêm tĩnh mạch 1-2 ug trong 4 giờ.
- Adrenoxyl 1.5mg tiêm bắt 3-4 ống/ngày.
Khi những phương pháp trên thất bại, có thể cân nhắc TIPS bao gồm: Gây tê tại chỗ, mở tĩnh mạch cảnh trong. Dưới hướng dẫn của SA hay MHQ:
- Luồn thông đến tĩnh mạch ở phía trên gan.
- Đâm kim từ tĩnh mạch trên gan vào tĩnh mạch chủ trong nhu mô gan.
- Luồn dây dẫn và rút kim.
- Nong rộng đường hầm quanh dây dẫn.
- Đặt nòng kim loại.
Khi TIPS thất bại hoặc trường hợp không thể thực hiện được TIPS, sẽ cân nhắc việc sử dụng phương pháp phẫu thuật.
- Shunt cửa – chủ toàn phần: Shunt tận-bên, Shunt bên-bên.
- Shunt bán phần: Dùng ống ghép (tự thân hay nhân tạo) nối thành mạch chủ hay TMMTTT với TMCD, nối TMMTTT với TMT hoặc shunt lạch (đầu gần)-thận.
- Ép các vỡ dãn tĩnh mạch bằng cách thông có bóng khí là phương pháp cầm máu tạm thời, được chỉ định khi máu đang chảy mà các phương tiện can thiệp nói trên thất bại hay chưa thể hiện được triển khai. Tiến hành đặt sonde Blakemore hoặc sonde Minnesota.
Chống hôn mê gan:
- Giảm tối thiểu sự hấp thu NH3 từ ruột vào máu bằng cách thụt tháo phân, cho uống kháng sinh đường ruột (Neomycin 1-2g/ngày) và Lactulose (Dufalac) 3-4 gói/ngày, mỗi gói 15g.
- Cho các thuốc tăng chuyển hóa NH3 thành ure: Arginin 400-600mg/ngày, Ornithin (Philorpa) 3-4g/ngày theo đường tĩnh mạch.
Chảy máu đường mật
- Kết hợp truyền máu, truyền dịch song song với việc điều trị nhiễm khuẩn đường mật.
- Nếu không cầm máu, cần chuyển đến ngoại khoa để can thiệp.
Chảy máu do viêm dạ dày
- Đặt sonde dạ dày và tiến hành bơm rửa bằng nước lạnh qua sonde.
- Sử dụng thuốc ức chế tiết acid dạng tiêm và uống sucralfat.
Chảy máu do hội chứng Mallory Weiss
- Đa số tự ngừng chảy.
- Bổ sung dịch bằng truyền máu và truyền dịch.
- Nếu xuất huyết liên tiếp và nghiêm trọng, có thể dùng phương pháp nội soi cầm máu.
Phòng tránh tình trạng xuất huyết tiêu hóa
Để phòng tránh tình trạng xuất huyết tiêu hóa, người bệnh cần thực hiện theo những nguyên tắc như sau:
- Hạn chế nguy cơ mắc bệnh dạ dày, xơ gan, viêm gan, xơ gan.
- Chú ý chế biến thức ăn ở dạng chín mềm như súp, cháo, canh,… để dễ tiêu hóa.
- Tránh sử dụng các loại đồ uống có chứa cồn hoặc các chất kích thích khác như rượu bia thuốc lá.
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây giàu vitamin và chất xơ.
- Chia nhỏ bữa ăn thành 4-5 bữa để làm giảm áp lực cho hệ tiêu hóa.
- Nên uống nhiều nước, cơ thể cần từ 2 đến 2,5 lít để hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn.
- Tránh thức khuya, ngủ đúng giờ, đủ giấc, hạn chế căng thẳng mệt mỏi.
- Chăm chỉ rèn luyện thể thao mỗi ngày để nâng cao sức khỏe cho cơ thể.
- Không lạm dụng các loại thuốc Tây y nhất là những loại thuốc làm loãng máu như Warfarin, Aspirin, Ibuprofen và các loại NSAID khác,…
- Cần tiến hành thăm khám và kiểm tra nội soi dạ dày thực quản thường xuyên để kiểm soát những biến chứng của bệnh có thể xảy ra.
Đối với tình trạng xuất huyết tiêu hóa cao, việc điều trị bệnh từ sớm đóng vai trò quan trọng. Do đó ngay khi phát hiện mình có những dấu hiệu bất thường của sức khỏe, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để được chẩn đoán và trị bệnh kịp thời, tránh để bệnh kéo dài, sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng của người bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!