Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Nhiễm trùng đường tiết niệu là một trong những bệnh lý có tỷ lệ mắc cao hiện nay. Bệnh tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, nhưng hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Định nghĩa nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu (nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm trùng tiểu) có tên tiếng Anh là Urinary Tract Infection – UTI. Đây là tình trạng hệ tiết niệu có bộ phận bị vi khuẩn xâm nhập và tấn công gây bệnh như niệu quản, bàng quang hoặc niệu đạo.

nhiem trung duong tiet nieu
Hệ tiết niệu có bộ phận bị vi khuẩn xâm nhập và tấn công gây bệnh

 

Triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu

Bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu gây ra những triệu chứng như:

  • Tiểu buốt, tiểu rát.
  • Nước tiểu sẫm, đục cuối nước, mùi khai nồng, có thể lẫn máu.
  • Đau bụng, đau lưng và ngứa cơ quan sinh dục.
  • Buồn nôn, nôn mửa.
  • Sốt, mệt mỏi, xanh xao, niêm mạc nhợt.
  • Đau trực tràng.

Ngoài ra, mỗi bộ phận nhiễm trùng sẽ gây những triệu chứng khác nhau như:

  • Nhiễm trùng niệu đạo: Tiểu buốt, có cảm giác nóng rát khi đi tiểu, nữ giới tăng tiết dịch ở niệu đạo, nam giới đau khi xuất tinh, nổi hạch ở bẹn.
  • Nhiễm trùng bàng quang: Xuất hiện cơn co thắt tại vùng bụng và lưng dưới; Tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu ra máu.
  • Nhiễm trùng thận: Gây đau hông vị trí gần thận, cơ đau lan rộng đến lưng trên; Sốt cao, ớn lạnh, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, run rẩy thường xuyên.
  • Viêm bể thận cấp tính: Tiểu buốt, tiểu có mủ, tiểu gắt, đau đầu mệt mỏi, đau hông hoặc đau quặn thận.

Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu

Nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm trùng đường tiết niệu là vi khuẩn xâm nhập và phát triển như vi khuẩn Escherichia coli (E. coli), Chlamydia, Mycoplasma. Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh gồm:

  • Cấu tạo niệu đạo gần hậu môn (ở nữ giới) nên dễ bị nhiễm trùng hơn.
  • Đường tiết niệu có cấu trúc dị dạng khiến nước tiểu không thể thoát ra ngoài, gây trào ngược lên niệu đạo tăng nguy cơ gây bệnh.
  • Quan hệ không an toàn, thay đổi bạn tình thường xuyên.
  • Vệ sinh cơ thể kém khiến vùng dưới không sạch sẽ.
  • Bị bệnh tiểu đường, sỏi thận, tăng sinh tuyến tiền liệt hoặc một số bệnh suy giảm hệ miễn dịch khiến cơ thể dễ bị nhiễm vi khuẩn.
  • Thực hiện phẫu thuật tiết niệu hoặc thực hiện các kiểm tra đường tiết niệu có dùng dụng cụ y tế.
  • Lạm dụng các phương pháp tránh thai như màng ngăn tránh thai, chất diệt tinh trùng.
  • Lạm dụng kháng sinh khiến hệ sinh thái lợi khuẩn ở ruột và đường tiết niệu bị tiêu diệt.

Biến chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu

Trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu không được điều trị sớm sẽ diễn tiến nghiêm trọng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Gây nhiễm trùng thận cấp hoặc mãn tính, khiến thận suy giảm chức năng và tổn thương vĩnh viễn.
  • Nhiễm trùng tái phát nhiều lần gây hẹp niệu đạo.
  • Mẹ bầu bị nhiễm trùng đường tiểu có thể gây viêm bể thận, tăng nguy cơ sinh non hoặc sảy thai.
  • Trẻ sơ sinh bị bệnh sẽ nhẹ cân, còi cọc chậm lớn.
  • Nhiễm trùng huyết gây đe dọa trực tiếp tính mạng.

nhiem trung duong tiet nieu
Bệnh gây nhiễm trùng thận cấp hoặc mãn tính

Chẩn đoán bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu

Những phương phổ biến được áp dụng trong chẩn đoán bệnh nhiễm trùng đường tiểu bao gồm:

  • Phân tích mẫu nước tiểu: Nhằm tìm ra vi khuẩn, tế bào bạch cầu hoặc hồng cầu.
  • Cấy nước tiểu: Phương pháp này nhằm mục đích phát hiện loại vi khuẩn nào gây nhiễm trùng.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Bao gồm siêu âm, chụp cộng hưởng từ MRI, chụp cắt lớp vi tính CT để quan sát cấu trúc đường tiết niệu.
  • Nội soi bàng quang: Sử dụng ống soi dài, mỏng, có thấu kính để quan sát bàng quang, niệu đạo.

Đối tượng nguy cơ cao bị nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào, tuy nhiên, dưới đây là những trường hợp có nguy cơ mắc cao hơn:

  • Nữ giới có tỷ lệ nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn, đặc biệt nữ giới trong thời kì tiền mãn kinh,
  • Người cao tuổi, trẻ nhỏ có đề kháng kém.
  • Người bị bệnh sỏi thận.
  • Bệnh nhân tiểu đường.
  • Người bị dị dạng đường tiết niệu bẩm sinh.
  • Người có hệ miễn dịch yếu.
  • Những người có thói quen không lành mạnh như dùng bao cao su sai cách.

Phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu

Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu có thể phòng ngừa bằng những phương pháp sau:

  • Uống nhiều nước (từ 2 - 2.5 lít/ngày) để loại bỏ vi khuẩn khỏi đường tiết niệu.
  • Tuyệt đối không nhịn tiểu, cần tiểu thường xuyên để đào thải vi khuẩn, virus.
  • Giữ vệ sinh vùng kín, dùng khăn giấy sạch lau vùng kín theo chiều từ trước ra sau để tránh vi khuẩn lây lan.
  • Phụ nữ cần lựa chọn băng vệ sinh hoặc cốc nguyệt san uy tín, chất lượng cao.
  • Tránh xối trực tiếp vòi hoa sen lên vùng kín, khi tắm nên chọn phương pháp tắm vòi sen, hạn chế tắm bồn.
  • Chọn đồ lót chất liệu mềm mại, thoáng mát thoải mái tránh vi khuẩn phát triển,
  • Sau khi quan hệ tình dục, các cặp đôi phải vệ sinh sạch sẽ vùng kín.
  • Hạn  chế sử dụng bia, rửa bởi đây đều là các chất gây kích thích bàng quang.
  • Bổ sung các loại rau củ, trái cây giàu vitamin C để tăng cường đề kháng, ức chế vi khuẩn gây nhiễm trùng, viêm nhiễm.

nhiem trung duong tiet nieu
Bổ sung các loại rau củ, trái cây giàu vitamin C để tăng cường đề kháng

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bác sĩ khuyến nghị khi xuất hiện các triệu chứng bất thường như tiểu mót, tiểu buốt, đau vùng xương chậu hoặc bất cứ triệu chứng bất thường nào, người bệnh cần đến cơ sở y tế để thăm khám, điều trị.

Ngoài ra, bác sĩ khuyến khích nên khám tổng quát định kỳ 6 tháng/lần để chủ động kiểm soát tình trạng sức khỏe và sớm phát hiện bệnh, tránh bệnh diễn tiến sang giai đoạn nghiêm trọng hơn.

Phương pháp điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu

Các phương pháp điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm:

Điều trị Tây y

Điều trị Tây y là phương pháp chữa bệnh được áp dụng phổ biến nhất. Ở mỗi giai đoạn bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng phương pháp phù hợp như dùng thuốc kháng sinh hoặc phẫu thuật.

  • Sử dụng thuốc: Các loại thuốc thường dùng như Trimethoprim, Fosfomycin, Cephalexin, Nitrofurantoin, Ceftriaxone,... Các loại thuốc có thể ở dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Mỗi đợt điều trị sẽ kéo dài từn1 - 3 ngày hoặc thậm chí 3 - 6 tháng.
  • Phẫu thuật: Áp dụng trong trường hợp ổ viêm không thể khống chế bằng thuốc, xuất hiện mủ và áp xe tại đường tiết niệu. Phương pháp này cần được thực hiện tại các bệnh viện lớn, uy tín để đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Điều trị tại nhà

Với những trường hợp nhiễm trùng tiết niệu nhẹ, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà bao gồm:

  • Uống nhiều nước: Uống nước thúc đẩy quá trình hydrat hóa - quá trình bổ sung phân tử nước giúp các tế bào trong cơ thể hoạt động ổn định. Uống nhiều nước cũng thúc đẩy bài tiết vi khuẩn khỏi đường tiết niệu, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng hiệu quả.
  • Bổ sung vitamin C: Đây là chất chống oxy hóa có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại vi khuẩn gây nhiễm trùng. Đặc biệt, vitamin C giúp tăng độ acid của nước tiểu, khiến vi khuẩn dễ dàng bị tiêu diệt.
  • Uống men vi sinh: Đây là cách bổ sung vi khuẩn có lợi giúp giữ cho đường tiết niệu được khỏe mạnh, ngăn ngừa vi khuẩn gây hại sinh sôi và phát triển. Chuyên gia khuyến nghị bổ sung men vi sinh thuộc nhóm Lactobacillus nhằm tăng sản xuất hydrogen peroxide - chất kháng khuẩn mạnh có trong nước tiểu, đồng thời giảm độ pH của nước tiểu, ngăn vi khuẩn gây hại xâm nhập.

Dùng thuốc Đông y

Bệnh viêm đường tiết niệu trong Đông y được chia thành nhiều nguyên nhân khác nhau, thầy thuốc sẽ phụ thuộc từng chứng bệnh để chỉ định bài thuốc cụ thể.

  • Bài thuốc 1: Sử dụng các dược liệu gồm xa tiền thảo (10g), cỏ tranh và cỏ seo gà (mỗi vị 15g), mộc thông (8g). Cho các dược liệu vào nồi đun sôi, sau đó chắt ra cốc, pha thêm 10ml mật ong và uống trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị các dược liệu gồm kim tiền thảo(40g), đương quy (4g), chè xanh khô (5g), cúc hoa (4g), cam thảo bắc (6g). Đun các dược liệu trên với 500ml nước, đến khi nước sôi, cạn còn ⅓ thì tắt bếp và chắt ra cốc uống.
  • Bài thuốc 3: Dùng các dược liệu theo định lượng như sau nụ hoa hòe (30g), vỏ cây liễu trắng (60g), cam thảo, mộc thông, đương quy, chè xanh (mỗi vị 5g). Đun các dược liệu trên với 1.5 lít nước, đợi khi sôi cạn còn 500ml thì tắt bếp và chắt ra cốc uống.

Huyệt đạo điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu

Trong Y học cổ truyền hướng dẫn phương pháp điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng phương pháp châm cứu, bấm huyệt đạo. Đây là phương pháp an toàn, nhưng cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài để phát huy hiệu quả trị bệnh rõ rệt.

Đối với phương pháp châm cứu, người bệnh tuyệt đối không tự ý thực hiện tại nhà vì làm tăng nguy tai biến.

Tuy nhiên, người bệnh có thể tự thực hiện bấm huyệt theo hướng dẫn như sau:  Xác định chuẩn bị vị trí huyệt đạo trị bệnh, sau đó đặt đầu ngón tay lên và thực hiện day bấm trong khoảng 3 - 5 phút mỗi ngày. Các huyệt đạo thường được áp dụng như:

  • Bấm huyệt Tam âm giao: Được áp dụng trong trường hợp bị nhiễm trùng tiết niệu với triệu chứng như tiểu buốt, tiểu rắt, viêm bàng quang,...
  • Huyệt Thủy đạo: Dùng trong điều trị bệnh với các triệu chứng như tiểu bí, phù nề vùng dưới, tiểu rắt, đau xương chậu.
  • Huyệt Đại lăng: Huyệt có khả năng lưu thông khí huyết, giảm triệu chứng đau nhức vùng lưng, hông, tiểu buốt, tiểu khó, đồng thời giúp người bệnh ngủ ngon hơn.

Trên đây là thông tin chi tiết về bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu. Bệnh lý gây ra những triệu chứng khó chịu và biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vậy nên, khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, người bệnh cần nhanh chóng tới bệnh viện, cơ sở y tế để thăm khám kỹ càng.

Dược liệu điều trị nhiễm trùng tiết niệu

Một số dược liệu tự nhiên được ứng dụng trong điều trị nhiễm trùng tiết niệu gồm:

Hoàng bá

Trong dược liệu có chứa các hoạt chất như berberin và palmatin. Đây đều là hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm và ức chế sự phát triển của vi khuẩn e coli (loại vi khuẩn hàng đầu gây nhiễm trùng đường tiết niệu). Nhờ đó, ngăn ngừa nguy cơ bệnh diễn tiến nghiêm trọng hoặc tái phát dai dẳng.

Cách dùng: Dược liệu có thể dùng ở dạng sắc nước uống hoặc tán thành bột mịn rồi hoàn viên uống.

Bán biên liên

Nghiên cứu Y học hại đại chỉ ra trong bán biên liên chứa 2 loại chất chống viêm, kháng khuẩn là lobelanidine và lobeline. Dùng dược liệu này giúp triệu chứng viêm đường tiết niệu thuyên giảm nhanh chóng.

Cách dùng: Bán niên liên đem rửa sạch và phơi khô dược liệu. Mỗi ngày, người bệnh dùng 30g bán biên liên sắc nước uống để hỗ trợ điều trị bệnh.

Xa tiền tử

Trong Y học cổ truyền, dược liệu được biết đến với tính hàn, vị ngọt, quy vào kinh Thận, Can và Tiểu tràng, giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiết niệu hiệu quả.

Cách dùng: Rửa sạch lá xạ tiền tử, có thể sử dụng lá tươi hoặc phơi khô. Mỗi ngày đun 1 nắm lá xa tiền tử với 1 lít nước uống trong ngày để cải thiện sức khỏe tiết niệu.

nhiem trung duong tiet nieu
Xa tiền tử giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiết niệu hiệu quả


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Nhiễm Trùng Đường Tiết Niệu bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan