Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Tỷ lệ mắc bệnh viêm đường tiết niệu ngày càng tăng cao và xuất hiện ở mọi đối tượng. Việc chủ động trang bị kiến thức về bệnh lý này sẽ giúp phòng ngừa và xử lý kịp thời nếu không may mắc phải.

Định nghĩa viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là tình trạng xảy ra khi hệ miễn dịch cố gắng bảo vệ các cơ quan tại đường tiết niệu khỏi bị nhiễm trùng và tổn thương do vi khuẩn tấn công. Bệnh được phân loại như sau:

  • Viêm đường tiết niệu phía trên: Viêm thận - bể thận cấp, viêm thận - bể thận mãn tính, thận ứ mủ, áp xe thận.
  • Viêm đường tiết niệu phía dưới: Viêm bàng quang, viêm tinh hoàn, viêm niệu đạo, viêm tiền liệt tuyến.

viem duong tiet nieu
Viêm đường tiết niệu là bệnh lý ngày càng phổ biến

Triệu chứng viêm đường tiết niệu

Các triệu chứng viêm đường tiết niệu có sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới, cụ thể như sau:

Viêm đường tiết niệu nữ giới:

  • Có cảm giác buồn tiểu, đi tiểu liên tục trong ngày.
  • Lượng nước tiểu mỗi lần đi rất ít, khi tiểu có cảm giác tiểu buốt, tiểu rắt.
  • Nước tiểu đục, có mùi khai nồng và có thể lẫn máu.
  • Vùng kín gặp triệu chứng ngứa, đau khi quan hệ.
  • Đau lưng, đau bụng dưới.
  • Mệt mỏi, sốt, ớn lạnh, buồn nôn hoặc nôn mửa.

Viêm đường tiết niệu nam giới:

  • Nam giới cũng có cảm giác buồn tiểu, tiểu nhiều lần trong ngày.
  • Có cảm giác đau buốt vùng dưới mỗi khi đi tiểu.
  • Nước tiểu màu vàng đục, mùi nặng, có mủ hoặc máu.
  • Vùng tiết niệu ngứa ngáy và đau rát, đặc biệt khi xuất tinh.
  • Niệu đạo sưng đỏ, lỗ niệu đạo hẹp dần.
  • Lỗ sáo chảy mủ xanh hoặc vàng, đôi khi có máu.

Nguyên nhân viêm đường tiết niệu

Y học phân chia rõ ràng nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở từng giới tính như sau:

Ở nữ giới:

  • Do nhịn tiểu nhiều lần.
  • Vệ sinh vùng kín chưa sạch, có thói quen vệ sinh vùng kín từ phía sau ra phía trước.
  • Quan hệ tình dục không lành mạnh, sau quan hệ không vệ sinh vùng kín.
  • Sử dụng băng vệ sinh kém chất lượng, lười thay băng trong kỳ kinh nguyệt.
  • Từng bị sỏi đường tiết niệu hoặc bàng quang thần kinh.

Ở nam giới:

  • Do vi khuẩn E.coli tấn công gây bệnh.
  • Viêm da quy đầu, viêm quy đầu do vệ sinh sai cách.
  • Quan hệ tình dục thô bạo khiến dương vật chấn thương, kích thích niệu đạo gây viêm.
  • Bị phì đại tuyến tiền liệt, sỏi tiết niệu, hẹp niệu đạo, bàng quang thần kinh.

Biến chứng của viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Suy thận: Do vi khuẩn đi ngược dòng tấn công thận gây sưng viêm, phù nề tế bào thận. Khiến chức năng thận suy giảm, lâu ngày phá hủy chủ mô thận, gây hoại tử nhu thận dẫn đến suy thận vĩnh viễn.
  • Nhiễm trùng máu: Vi khuẩn phát triển và tiếp tục tấn công các tế bào hồng cầu gây nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng, tăng nguy cơ tử vong.
  • Vô sinh, hiếm muộn: Viêm đường tiết niệu khiến nữ giới bị viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung, viêm âm đạo,... và khiến nam giới viêm tinh hoàn, tắc ống dẫn tinh, viêm mào tinh,... Điều này cản trở quá trình thụ tinh dẫn đến vô sinh hiếm muộn.
  • Sinh non, sảy thai: Trường hợp mẹ bầu mang thai bị viêm đường tiết niệu sẽ khiến nhiễm trùng bào thai, nhiễm trùng ối làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non.

viem duong tiet nieu
Vi khuẩn phát triển và tiếp tục tấn công các tế bào hồng cầu gây nhiễm trùng huyết

Chẩn đoán viêm đường tiết niệu

Khi nghi ngờ viêm đường tiết niệu, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện các phương pháp chẩn đoán sau đây:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Mẫu nước tiểu được mang đi phân tích để kiểm tra sự tồn tại của các vi khuẩn, bạch cầu hoặc hồng cầu tại đường tiết niệu.
  • Nuôi cấy nước tiểu: Phương pháp này có tác dụng xác định chính xác loại vi khuẩn gây bệnh viêm đường tiết niệu.
  • Hình ảnh học hệ niệu: Bao gồm phương pháp chụp Xquang, nội soi, chụp cộng hưởng từ MRI, chụp cắt lớp vi tính CT,... có tác dụng giúp bác sĩ quan sát được tình trạng viêm nhiễm hiện tại.
  • Các xét nghiệm khác: Bao gồm tổng phân tích tế bào máu, đo nồng độ protein C phản ứng, siêu âm tim,...

Đối tượng có nguy cơ viêm đường tiết niệu

Những đối tượng có nguy cơ bị viêm đường tiết niệu cao như:

  • Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới do cấu tạo niệu đạo ngắn, vi khuẩn dễ xâm nhập từ hậu môn vào âm đạo và tiến đến đường tiết niệu.
  • Phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh, nội tiết tố estrogen giảm mạnh khiến niêm mạc tiết niệu khô lại, giảm dịch nhầy bảo vệ, mất đàn hồi nên dễ viêm nhiễm.
  • Trẻ nhỏ bị dị tật đường tiết niệu gây khó khăn khi đi tiểu dòng nước tiểu bị cản và chảy ngược vào trong gây viêm.
  • Người bị phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận,...
  • Người phải đặt ống sonde.
  • Người bị suy giảm hệ thống miễn dịch như người cao tuổi, trẻ nhỏ, người ốm bệnh.

Phòng ngừa viêm đường tiết niệu

Để phòng ngừa viêm đường tiết niệu, chuyên gia hướng dẫn chi tiết như sau:

  • Uống đủ nước mỗi ngày để tăng bài tiết, đào thải vi khuẩn, vi trùng ra ngoài.
  • Giữ vệ sinh vùng kín, đặc biệt sau khi quan hệ và trong kỳ kinh nguyệt (đối với nữ giới).
  • Tập thể dục mỗi ngày nhằm tăng đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công gây bệnh.
  • Xây dựng thực đơn ăn uống đa dạng dinh dưỡng, tăng cường vitamin, khoáng chất từ trái cây và rau củ.
  • Tầm soát định kỳ sức khỏe hằng năm để chủ động có phương pháp điều trị sớm nếu không may mắc phải.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Ngay khi cơ thể xuất hiện bất cứ triệu chứng bất thường kể trên, người bệnh cần đến ngay các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán. Trong trường hợp xác định bệnh viêm đường tiết niệu, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.

Phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu áp dụng đúng phương pháp. Tùy mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các cách chữa phù hợp.

Điều trị Tây y

Đây là phương pháp được nhiều người lựa chọn nhờ hiệu quả nhanh chóng và có thể điều trị bệnh ở mọi giai đoạn từ nhẹ, trung bình đến nặng.

Điều trị nội khoa

Phương pháp sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt và ngăn ngừa vi khuẩn lây lan sang vùng khác. Các loại kháng sinh và liệu trình dùng thuốc như sau:

  • Viêm nhẹ: Sử dụng các loại kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin và Tetracyclin để tiêu diệt vi khuẩn. Liệu trình kéo dài thường từ 5 - 7 ngày.
  • Viêm mãn tính: Bác sĩ xây dựng liệu trình sử dụng kháng sinh liều thấp trong 6 tháng. Kết hợp dùng kháng sinh sau mỗi lần quan hệ nhằm phòng ngừa tái viêm.
  • Viêm nặng: Bác sĩ sẽ thay thế kháng sinh đường uống bằng kháng sinh đường tiêm truyền để tăng cao hiệu quả điều trị.

viem duong tiet nieu
Sử dụng thuốc kháng sinh để ngăn ngừa vi khuẩn lây lan sang vùng khác

Điều trị ngoại khoa

Đối với trường hợp viêm đường tiết niệu nặng, không đáp ứng phương pháp điều trị nội khoa, xuất hiện triệu chứng phù nề, áp xe,... vùng kín, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật ngoại khoa.

Phương pháp này có hiệu quả điều trị cao, nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro do phải đụng chạm dao kéo và gây mê. Vậy nên, để tránh những rủi ro không mong muốn, người bệnh cần thực hiện phẫu thuật tại các đơn vị uy tín, bác sĩ có tay nghề cao và hệ thống thiết bị điều tỉ tân tiến.

Điều trị Đông y

Đông y kết hợp nhiều dược liệu quý tạo nên bài thuốc trị bệnh viêm đường tiết niệu an toàn, hiệu quả cao như sau:

  • Bài thuốc 1: Âm hư hỏa vượng gây viêm đường tiết niệu

Người bệnh có các triệu chứng như tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu không hết, chóng mặt, bàn chân bàn tay nóng, đổ nhiều mồ hôi.

Cách thực hiện: Chuẩn bị sinh địa hoàng 15g, hoài sơn 10g, biển súc 12g, trạch tả 10g, thổ phục linh 10g, vỏ núc nắc 10g. Sắc các dược liệu này với 1200ml nước, đợi sôi và cạn còn 600ml thì tắt bếp và rót ra cốc uống khi đói bụng.

  • Bài thuốc 2: Tỳ thận lưỡng hư gây viêm đường tiết niệu

Người bệnh mệt mỏi, bụng trướng, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu vàng, chán ăn.

Cách thực hiện:  Chuẩn bị đẳng sâm 12g, bạch truật 12g, trần bì 8g, thổ phục linh 20g, xích tiểu đậu 20g, thục địa 15g, can khương 4g, nhục quế 8g, phụ tử 4g, hạt mã đề 12g, rễ cỏ tranh 12g. Sắc dược liệu với 1500ml nước, đến khi cạn còn 450ml thì tắt bếp, rót ra 3 cốc để uống trong ngày.

  • Bài thuốc 3: Bài thuốc trị viêm đường tiết niệu mạn tính

Bài thuốc này được sử dụng trong điều trị bệnh viêm đường tiết niệu mạn tính, có các triệu chứng bệnh như tiểu rắt, tiểu buốt lâu ngày.

Cách thực hiện: Chuẩn bị hoàng bá 12g, chi tử 12g, sài hồ 12g, mao căn 12g, bạch linh 12g, tỳ giải 12g, hoạt thạch 18g, trư linh 18g, bán hạ nam 18g, xa tiền 16g, mộc thông 16g, cam thảo 4g. Cho dược liệu trên vào ấm, thêm 1 lít nước và sắc đến khi cạn còn 500ml thì tắt bếp và chắt ra cốc để uống.

Điều trị tại nhà

Khi bị viêm đường tiết niệu ở mức nhẹ, người bệnh có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu ngay tại nhà bằng các cách dưới đây:

  • Dùng khăn ấm chườm bụng để giảm cảm giác đau nhức khó chịu tại lưng, bụng, bàng quang.
  • Uống đủ nước  (2 - 2.5 lít/ngày) để tăng đường đào thải độc tố, vi khuẩn khỏi cơ thể. Nên bổ xung xen kẽ nước lọc với nước ép rau củ, trái cây để bổ sung vitamin, khoáng chất.
  • Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như: Uống nước rau diếp cá, uống nước râu ngô, uống nước chanh mật ong,... để cải thiện triệu chứng viêm.
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách, cần lau theo chiều từ phía trước ra phía sau để ngăn vi khuẩn từ hậu môn lây lan lên.
  • Sử dụng các loại dung dịch vệ sinh kháng khuẩn, dịu nhẹ, ưu tiên sản phẩm chiết xuất tự nhiên để làm sạch vùng kín.

Huyệt đạo trị bệnh viêm đường tiết niệu

Trên hệ kinh mạch của cơ thể, một số huyệt đạo có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu như: Huyệt Quan nguyên, Tam âm giao, Đại lăng, Dương lăng tuyền, Túc tam lý, Trung cực, Khí hải,...

Khi tác động vào các huyệt đạo này sẽ giúp kích thích thúc đẩy cơ chế tự chữa lành của cơ thể, đồng thời thúc đẩy lưu thông máu, giúp giảm triệu chứng như bí tiểu, tiểu ra máu, tiểu buốt, đau nhức hông lưng,... hiệu quả.

Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp tác động huyệt đạo trị bệnh, cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Xác định chính xác vị trí các huyệt đạo trị bệnh viêm đường tiết niệu cần tác động.
  • Không tự ý châm cứu, phương pháp này cần được thực hiện bởi người có chuyên môn để tránh tai biến.
  • Không tác động vào vùng huyệt đạo đang bị sưng tấy, viêm đỏ hoặc có vết thương hở.
  • Không bấm huyệt hoặc châm cứu trong trạng thái quá no hoặc quá đói.
  • Trong quá trình khai thông huyệt có các triệu chứng như: Toát nhiều mồ hôi, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt,... cần ngưng thực hiện và sơ cứu an toàn.
  • Đảm bảo tính vệ sinh như: Sát trùng kim châm cứu hoặc dụng cụ hỗ trợ bấm huyệt, rửa sạch tay và vị trí cần châm cứu, bấm huyệt.
  • Tuyệt đối không châm cứu, bấm huyệt cho các đối tượng như bà bầu, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người cao tuổi sức khỏe yếu, người bị bệnh suy gan, suy thận.

Viêm đường tiết niệu có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Vậy nên, người bệnh cần chủ động theo dõi sức khỏe, thăm khám và điều trị sớm khi có dấu hiệu viêm nhiễm.

Dược liệu trị bệnh viêm đường tiết niệu

Trong tự nhiên có nhiều dược liệu mang khả năng giảm nhẹ các triệu chứng viêm đường tiết niệu nên được ứng dụng phổ biến trong điều trị bệnh lý này.

Cây mã đề

Dược liệu có khả năng kháng viêm, sát khuẩn, lợi tiểu và giảm đau hiệu quả nên được dùng trong hỗ trợ điều trị viêm niệu đạo, viêm bể thận, viêm bàng quang hoặc một số bệnh viêm đường tiết niệu khác.

Cách thực hiện: Chuẩn bị 30g mã đề và 30g râu ngô, đem rửa sạch và nấu với 300ml nước. Sau khi nước sôi, tắt bếp và thêm 1 thìa đường trước khi uống.

Kim tiền thảo

Kim tiền thảo có chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn, giúp ức chế vi khuẩn tại đường tiết niệu, hỗ trợ điều trị viêm bàng quang, viêm cầu thận,... hiệu quả. Đặc biệt, dược liệu có tác dụng bào mòn sỏi thận, giúp sỏi thu nhỏ kích thước và dễ bị đào thải ra ngoài hơn.

Cách thực hiện: Chuẩn bị 30g kim tiền thảo, đem rửa sạch và cho vào nồi đun với 2 lít nước. Khi nước sôi thì tắt bếp và rót ra cốc để uống trong ngày.

Hạ liên thảo

Trong Đông y, hạ liên thảo được xếp vào vị thuốc có vị ngọt, tính chua, có khả năng cầm máu, được quy vào kinh Can và Thận. Y học hiện đại cũng chứng minh thành phần dược liệu sở hữu nhiều hoạt chất kháng viêm, diệt khuẩn, giúp mang lại hiệu quả cao trong điều trị viêm đường tiết niệu.

Cách thực hiện: Chuẩn bị 300g hạ liên thảo, đem rửa sạch và xay nhuyễn. Sau đó lọc hạ liên thảo để lấy nước uống. Mỗi ngày uống khoảng 200ml nước thuốc để cải thiện bệnh hiệu quả.

viem duong tiet nieu
Trong tự nhiên có nhiều dược liệu mang khả năng giảm nhẹ các triệu chứng viêm đường tiết


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Viêm Đường Tiết Niệu bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan