Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm niệu đạo do các vi khuẩn xâm nhập gây ra. Để áp dụng đúng cách chữa bệnh viêm đường tiết niệu đòi hỏi người bệnh phải tìm hiểu kỹ về căn nguyên của bệnh để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Điều trị bệnh đường tiết niệu tại nhà

Các phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu tại nhà bao gồm:

  • Sử dụng tỏi: Tỏi chứa nhiều chất kháng sinh tự nhiên, có khả năng kháng khuẩn cao và hỗ trợ được rất nhiều trong quá trình chữa trị bệnh viêm đường tiết niệu.
  • Lá cây huyết dụ: Tác dụng chính của loại thảo dược này là có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và cầm máu đối với cơ thể.
  • Nha đam: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh nha đam có khả năng ức chế, hỗ trợ sản sinh axit và giúp thanh lọc cơ thể. Nhờ đó, các triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu có thể thuyên giảm.
  • Uống nước ép bưởi: Trong nước ép bưởi có một hàm lượng vitamin C tương đối đáng kể. Do đó, việc uống nước ép bưởi sẽ làm tăng hàm lượng axit trong nước tiểu đồng thời hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trong bàng quang và niệu đạo của bệnh nhân. Không những thế, nước ép bưởi cũng giúp người bệnh có sức đề kháng tốt hơn.

cach-chua-dieu-tri-benh-viem-duong-tiet-nieu
Uống nước ép bưởi hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả

Dưới đây, các chuyên gia phân tích ưu và nhược điểm của phương pháp trị bệnh viêm đường tiết niệu tại nhà như sau:

Ưu điểm:

  • Nguyên liệu được sử dụng ở những phương pháp này dễ kiếm, dễ sử dụng.
  • Tùy theo sở thích và thói quen hàng ngày mà bệnh nhân có thể chọn lựa phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Nhược điểm: 

  • Không thể áp dụng với những người có tình trạng bệnh nặng.
  • Không có phác đồ điều trị cụ thể và không có tác dụng thay thế được các loại thuốc đặc trị.

Điều trị bằng Tây y

Để trị bệnh viêm đường tiết niệu, tùy từng triệu chứng và mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng loại thuốc bôi và thuốc uống Tây y bao gồm:

  • Ceftriaxone: Được xếp vào dòng các loại thuốc kháng sinh, Ceftriaxone có thể chữa viêm đường tiết niệu cho cả nam và nữ. Tác dụng chính của loại thuốc này chính là ức chế sự phát triển của vi khuẩn cũng như các tác nhân gây bệnh.
  • Nitrofurantoin: Cũng là một loại kháng sinh tương tự Ceftriaxone, tuy nhiên Nitrofurantoin được xem là loại kháng sinh dạng mạnh. Loại thuốc này thường được bác sĩ chỉ định đối với bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu không biến chứng. 
  • Fosfomycin: Tác dụng nổi bật của Fosfomycin là chống nhiễm trùng hiệu quả. Tuy nhiên, loại thuốc này không được sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi và có nhiều tác dụng phụ.
  • Quinolones: Loại thuốc kháng sinh Quinolones có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn gây hại. Các bác sĩ thường chỉ định sử dụng loại thuốc này đối với những bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu ở tình trạng nặng.

cach-chua-dieu-tri-benh-viem-duong-tiet-nieu
Bác sĩ chỉ định áp dụng loại thuốc Tây y tùy từng trường hợp bệnh

Bởi thành phần dược tính cao nên bệnh nhân điều trị viêm đường tiết niệu chỉ nên sử dụng các loại thuốc được liệt kê ở trên khi đã được bác sĩ kê đơn chỉ định. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần nói với bác sĩ về tình trạng dị ứng và nhạy cảm với các thành phần thuốc của bản thân để tránh các tác dụng phụ ngoài ý muốn trong quá trình trị bệnh.

Phương pháp điều trị bệnh viêm đường tiết niệu bằng thuốc Tây y có những ưu và nhược điểm như sau:

Ưu điểm:

  • Thuốc nhanh chóng có hiệu quả, giúp bệnh nhân bớt đau nhức do các triệu chứng của bệnh gây ra.
  • Có nhiều loại thuốc khác nhau để các bác sĩ có thể lựa chọn loại thuốc phù hợp nhất đối với mỗi ca bệnh.

Nhược điểm:

  • Thuốc Tây y thường có một số tác dụng phụ ngoài ý muốn khi sử dụng.
  • Dược tính của các loại thuốc tương đối cao nên cần chú ý làm theo hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị.

Điều trị bằng bài thuốc đông y

Đông y áp dụng nhiều bài thuốc giúp điều trị viêm đường tiết niệu giúp các triệu chứng của bệnh thuyên giảm rõ rệt. Một số bài thuốc phổ biến như:

Bài thuốc 1

Bài thuốc giúp điều trị viêm đường tiết niệu và bệnh có xu hướng tái phát liên tục. Với một số các triệu chứng như: Sốt nhẹ, nóng bàn tay và bàn chân, đổ mồ hôi lạnh, đau lưng và ù tai cũng có thể áp dụng bài thuốc này để giúp bệnh thuyên giảm.

  • Chuẩn bị dược liệu: Rễ cỏ tranh 20 gram, nhẫn đông đằng 10 gram, thổ phục linh 20 gram và chi tử 10 gram.
  • Cách thực hiện: Làm sạch rồi sắc thành thuốc để uống. Với bài thuốc này, không cần sắc quá kỹ và chia ra làm nhiều lần uống trong ngày.

Bài thuốc 2

Bài thuốc có tác dụng chữa viêm đường tiết niệu do âm hư hỏa vượng.

  • Chuẩn bị dược liệu: Sinh địa hoàng 15 gram, thổ phục linh 10 gram, hoài sơn 10 gram, trạch tả 10 gram, biển súc 12 gram và vỏ núc nắc 10 gram..
  • Cách thực hiện:  Rửa sạch dược liệu rồi sắc lấy nước uống. Sắc với 1200ml nước. đun cho đến khi còn lại 600ml nước thì dừng. Chỉ nên sử dụng thuốc khi đói bụng và chia làm 3 lần uống mỗi ngày.

Bài thuốc 3

Trường hợp người gặp chứng viêm đường tiết niệu do tỳ thận lưỡng hư có thể áp dụng bài thuốc dưới đây.

  • Chuẩn bị dược liệu: Đẳng sâm 12 gram, rễ cỏ tranh 20 gram, bạch truật 12 gram và tây qua bì 50 gram..
  • Cách thực hiện: Làm sạch rồi sắc các dược liệu với nước. Nên sắc thuốc cùng với đường trắng. Không cần phải sắc thuốc quá kỹ và chia ra làm nhiều lần uống trong một ngày.

cach-chua-dieu-tri-benh-viem-duong-tiet-nieu
Đông y áp dụng nhiều bài thuốc giúp điều trị viêm đường tiết niệu

Phương pháp dùng thuốc Đông y chữa bệnh viêm đường tiết niệu có những ưu và nhược điểm như sau:

Ưu điểm:

  • Ngăn chặn tình trạng bệnh viêm đường tiết niệu tái phát bởi có thể chữa trị tận căn nguyên của bệnh.
  • Các bài thuốc Đông y không để lại tác dụng phụ cho người bệnh.

Nhược điểm:

  • Một số loại thảo dược quý hiếm tương đối khó tìm mua.
  • Mất nhiều thời gian để có thể chuẩn bị đầy đủ các loại dược liệu và sắc thuốc. 
  • Vị thuốc tương đối đắng và khó uống.

Dược liệu chữa bệnh

Một số dược liệu có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh viêm đường tiết niệu được các chuyên gia khuyến nghị như sau:

Kim tiền thảo

Kim tiền thảo là một loại thuốc quý, thường được dùng để chữa các bệnh liên quan đến hệ bài tiết như: Sỏi thận, viêm đường tiết niệu, sỏi đường mật,... Loại dược liệu này thường được thu hoạch chủ yếu vào mùa hè. Thân, cành và lá của cây kim tiền thảo đều được điều chế để chữa bệnh.

Cách dùng: Chuẩn bị 30 gram kim tiền thảo cùng với xa tiền tử 20 gram, tỳ giải 20 gram, hoạt thạch 20 gram, đan sâm 10 gram, thục địa 10 gram và tục đoạn 10 gram. Rửa sạch và sắc với nước, chia ra làm nhiều lần uống trong một ngày.

Đẳng sâm

Đẳng sâm còn có nhiều tên gọi khác như: Đông đảm sâm, bạch đảng sâm, lộ đảng sâm,... Loại dược liệu này có tính bình, vị ngọt, được sử dụng nhiều trong các bài thuốc đông y khác nhau.

Cách dùng: Chuẩn bị 10 gram đẳng sâm cùng các dược liệu đỗ trọng 10 gram, bạch truật 10 gram, thổ phục linh 15 gram, trạch tả 10 gram, cẩu tích 12 gram, trần bì 6 gram và ý dĩ 15 gram. Làm sạch và sắc các dược liệu này với nước để làm thành thuốc uống trong ngày.

Chi tử

Theo Y học cổ truyền, chi tử là loại dược liệu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng. Chi tử nhìn chung có vị đắng, tính hàn, không có độc và được áp dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau.

Cách dùng: Cần chuẩn bị 10 gram hạt chi tử nấu cùng với đường phèn, đậu xanh, đậu đen và gạo thành cháo để ăn dần. Nên ăn liên tục từ 2 đến 3 ngày để cải thiện tình trạng bệnh.

cach-chua-dieu-tri-benh-viem-duong-tiet-nieu
Chi tử là loại dược liệu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng

Huyệt đạo hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu

Khai thông huyệt đạo thích hợp sẽ hỗ trợ điều trị bệnh viêm đường tiết niệu nhờ cơ chế kích thích đào thải độc tố khỏi cơ thể của phương pháp này. Hiện nay, Y học cổ truyền sẽ áp dụng chủ yếu 2 phương pháp khai thông huyệt đạo cho bệnh nhân là châm cứu và bấm huyệt.

Dưới đây là hệ thống huyệt đạo được ứng dụng trong liệu pháp trị bệnh mẩn ngứa, mề đay:

  • Huyệt Trung Giản
  • Huyệt Thiên Khu
  • Huyệt Quang Nguyên
  • Huyệt Đản Trung
  • Huyệt Thái Khê

Bài viết cung cấp các thông tin về những phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu. Mỗi phương pháp điều trị đối với bệnh viêm đường tiết niệu sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng. Do đó, người bệnh cùng người nhà cần tham khảo và tìm hiểu thật kỹ để chọn lựa phương án phù hợp nhất với thể trạng bệnh nhân.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Tiết Niệu bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan