Bong gân là tình trạng khá phổ biến, đặc biệt ở những người thường xuyên vận động. Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu rõ mức độ nghiêm trọng của vấn đề này cũng như cách xử lý nên chủ quan, để lại những hệ quả về sau.
Bong gân là gì?
Gân hay còn gọi là dây chằng - bộ phận nối hai đầu xương hoặc cơ với xương. Gân có tác dụng bao bọc, bảo vệ khớp khi vận động.
Bong gân là khái niệm để chỉ tình trạng dây chằng bị tổn thương nhưng các khớp không bị ảnh hưởng. Lúc này, dây chằng bị kéo dãn quá mức, rách hoặc đứt hoàn toàn. Tình trạng này phổ biến nhất là bong gân cổ, tay chân…
Mức độ và tiến trình giai đoạn
Dựa theo mức độ tổn thương, tình trạng bong gân được chia thành 3 mức độ:
- Cấp độ 1: Lúc này, dây chằng chỉ tổn thương mức độ nhẹ.
- Cấp độ 2: Nhiều sợi collagen trong dây chằng bị đứt, tuy nhiên xương khớp vẫn vững chắc.
- Cấp độ 3: Toàn bộ dây chằng bị đứt hoàn toàn khi sức kéo căng quá 20% mức biến dạng. Lúc này, các khớp xương bị lỏng lẻo.
Theo bệnh học vi thể, tình trạng này diễn biến qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn viêm tấy: Hiện tượng viêm bao khớp vô trùng gây đau nhức và phù nề trong khoảng 72h sau khi bị bong gân.
- Giai đoạn hồi phục: Trong 4 - 6 tuần tiếp, đại thực bào tiêu hủy mô dập nát, máu tụ, xuất hiện mạch máu tân tạo và các nguyên bào sợi tạo ra sợi collagen non giúp dây chằng hồi phục khi ban đầu.
- Giai đoạn tạo hình lại: Sợi collagen phát triển và trưởng thành dần, sau 12 - 18 tháng có thể chịu được mọi sự kéo căng khi hoạt động.
Tuy nhiên, đối với cấp độ 3, sự phục hồi và tạo hình của dây chằng phụ thuốc rất lớn vào cách xử trí. Nếu để tự phục hồi có thể gây ra tình trạng dây chằng không liền sẹo. Nếu thực hiện biện pháp kéo, áp sát mặt dây chằng thì ít để lại sẹo hơn, dây chằng cũng chắc khỏe và hồi phục gần như hoàn toàn.
Nếu người bệnh bị bong gân độ 1, sau khi hết đau đã có thể vận động trở lại. Tuy nhiên, đối với độ 2 - 3, người bệnh phải mất 4 - 6 tuần mới có thể vận động nhẹ nhàng.
Triệu chứng bong gân
Chấn thương bong gân thường xảy ra đột ngột quanh vùng khớp. Tùy thuộc vào số mô tổn thương mà dấu hiệu có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng. Người bệnh nhận biết qua một số dấu hiệu điển hình sau:
- Cảm giác đau nhói, tê bì ngay cả khi không cử động.
- Vùng bị thương sưng, khó gập, xuất hiện tím bầm bên ngoài vùng tổn thương.
- Khớp bị tổn thương, không có khả năng chịu lực và di chuyển khiến người bệnh bị tê liệt, vận động khó khăn.
- Thông thường sau khi chấn thương, người bệnh sẽ nghe được tiếng “bốp”.
Người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan, hãy tìm bác sĩ nếu cảm thấy đau thấu xương, không thể đứng vững, vùng tổn thương tê cứng. Bởi nếu chấn thương này không được chữa trị nhanh chóng, đúng cách sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sinh hoạt.
Nguyên nhân gây ra tình trạng bong gân
Có thể kể đến một số nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng này:
- Ngã, trượt chân khiến khớp bị xoắn, dây chằng kéo căng quá mức.
- Tai nạn, va chạm mạnh làm cho dây chằng tổn thương.
- Vận động viên thể thao, đặc biệt các môn đối kháng như bóng rổ, bóng đá…
- Người cao tuổi, dây chằng và xương khớp suy yếu, dễ bị tác động.
- Đi giày cao gót nhiều ảnh hưởng đến dây chằng.
- Độ bộ, chạy trên đường gồ ghề trong thời gian dài.
- Mang vật nặng, các tư thế vận động sai tư thế.
Những lưu ý và biện pháp phòng ngừa
Bong gân là tình trạng tổn thương rất phổ biến, quá trình điều trị tương đối khó khăn, có thể để lại những hậu quả nguy hiểm. Thực tế, chấn thương bong gân xảy ra đột ngột nên rất khó có thể phòng ngừa. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thực hiện một số biện pháp sau để giảm nguy cơ xảy ra:
- Nhanh chóng thăm khám, điều trị y tế để giúp tình trạng bong gân phục hồi nhanh chóng.
- Tránh chơi các môn thể thao đối kháng dùng chân nhiều như đá bóng, bóng rổ… Trước khi hoạt động thể dục, thể thao, bạn hãy khởi động kỹ trong 5 - 10 phút.
- Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế di chuyển, nhất là nơi trơn trượt, gồ ghề.
- Quần áo, giày phù hợp với từng hoạt động. Chị em nên chú ý cẩn thận khi đi giày cao gót
- Tuyệt đối không xoa bóp hay chườm bóng lên vùng cơ thể bị bong gân trong 48 -72 giờ đầu tiên. Nguyên nhân là do chườm nóng khiến mạch giãn nở, gây chảy máu và sưng nề. Bên cạnh đó, nó còn khiến người bệnh bị teo cơ, cứng khớp...
- Kiêng uống rượu bởi nó gây giãn mạch khiến tình trạng bong gân nghiêm trọng hơn.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý, nên bổ sung canxi, đồng, kẽm… có nhiều trong xương bò, rau củ, gan, ngũ cốc, hải sản… Đậu nành chứa isoflavones có tác dụng giảm viêm. Hoa quả chứa nhiều vitamin C giúp hỗ trợ cấu trúc xương. Dầu cá có nhiều omega 3 giúp giảm đau hiệu quả.
- Tránh các thực phẩm làm tăng mỡ máu như thịt mỡ, xúc xích, dăm bông, bơ… Bên cạnh đó, người bệnh cần hạn chế ăn nhiều người, uống đồ có cồn, hút thuốc lá.
- Bong gân cổ, bong gân tay chân… sẽ có những bài tập phù hợp riêng, người nên nên xin ý kiến bác sĩ để thực hiện đúng cách giúp xương chắc khỏe.
Làm thế nào để điều trị bong gân nhanh khỏi?
Trước khi điều trị bong gân, bác sĩ xác định tình trạng bệnh qua dấu hiệu bên ngoài và nhờ việc chụp X - quang. Từ hình ảnh, bác sĩ biết được dây chằng nào đang bị tổn thương, mức độ như thế nào, tình trạng bao khớp. Từ đó, bác sĩ chỉ định điều trị một trong những biện pháp sau:
Sử dụng đúng thuốc Tây y
Sử dụng thuốc là cách được rất nhiều người lựa chọn. Bởi cách này giúp giảm đau nhanh chóng. Người bệnh có thể dùng các loại thuốc phổ biến như thuốc giảm đau, chống viêm, giảm sưng. Phổ biến như Ibuprofen, Alphachoay, uống Alaxan, xịt Ethyl Clorua…
Tuy nhiên, người bệnh chú ý tuyệt đối không được uống aspirin và tiêm thuốc gây tê. Ngoài ra, mỗi đơn thuốc sử dụng đều phải do bác sĩ chuyên khoa chỉ định sau khi thăm khám.
Phẫu thuật
Các bác sĩ chỉ yêu cầu người bệnh phẫu thuật khi tình trạng bong gân độ 3 hoặc bệnh nhân là vận động viên dưới 40 tuổi. Lúc này, dây chằng đã bị đứt hoàn toàn, cần thực hiện khâu áp khít hai đầu bị đứt.
Thông thường, người bệnh mất 4 - 6 tuần sau phẫu thuật không được cử động. Trong thời gian hồi phục, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách vận động phù hợp để thúc đẩy quá trình định hướng sợi collagen.
Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. Nếu vận động mạnh có thể gây đứt dây chằng nhưng bất động kéo dài khiến sẹo dây chằng dính với mô xung quanh.
Quá trình phẫu thuật chữa bong gân khá phức tạp, nguy cơ nhiễm trùng cao. Do đó, người bệnh nên cân nhắc lựa chọn bác sĩ phẫu thuật giỏi, đồng thời có sự hỗ trợ bởi trang thiết bị hiện đại.
Chữa bong gân bằng Đông y
Theo Đông y, tình trạng này là do khí trệ, huyết ứ khiến kinh lạc bí tắc khiến bệnh nhân đau đớn, không thể vận động. Do đó, cách chữa bong gân là đưa gân khớp về vị trí ban đầu, đông kinh hoạt lạc.
Tùy vào mức độ nghiêm trọng và cơ địa, lương y sẽ đưa ra phác đồ riêng cho từng trường hợp. Một vài bài thuốc Đông y chữa bong gân phổ biến là:
- Bài thuốc đắp: Dùng các dược liệu gồm nhũ hương, băng phiến, một dược, dây kim ngân, tô mộc, quế chi, huyết giác, nga truật theo tỷ lệ 1:1, tán thành bột mịn, trộn với rượu để đắp lên vùng bị tổn thương.
- Bài thuốc uống: Người bệnh sắc thành thuốc các dược liệu gồm ngải cứu, huyết giác (mỗi loại 12g), tô mộc, lá móng tay, nghệ vàng (mỗi loại 10g).
Bên cạnh đó, để đẩy nhanh quá trình hồi phục, lương y có thể chỉ định thực hiện xoa nắn, bấm huyệt, châm cứu hoặc thủy châm. Những phương pháp này có tác dụng giảm đau, chống viêm, thúc đẩy hồi phục tổn thương.
Mẹo dân gian chữa bong gân
Trong dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc có tác dụng chữa bong gân. Cụ thể như:
- Mẹo 1: Nướng trái me, lấy phần cùi đắp lên vùng bị bong gân.
- Mẹo 2: Người bệnh trộn bột nghệ với nước chanh, thêm chút muối rồi đắp lên chỗ bong gân.
- Mẹo 3: Ngâm cam thảo trong nước, sau một đêm thì lấy nước bôi trực tiếp lên vùng bị tổn thương.
Có thể thấy, những mẹo này thực hiện khá đơn giản, nguyên liệu quen thuộc, có thể tìm mua ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, chúng chưa được khoa học chứng minh hiệu quả, người bệnh vẫn nên xin ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng chữa bong gân.
Bong gân làm gì nhanh khỏi? - Sử dụng băng ép
Băng ép có tác dụng làm co thắt, hạn chế máu hồi lưu. Người bệnh thực hiện bằng cách dùng băng thun băng ép máu tĩnh mạch với mức độ vừa phải. Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý không chèn ép dòng chảy động mạch.
Bong gân chườm gì?
Chườm đá lạnh là cách chữa bong gân thường được thực hiện đầu tiên ngay sau khi bị tổn thương. Người bệnh thực hiện bằng cách cho đá vào túi chườm hoặc túi ni lông. Tiếp theo dùng khăn mỏng phủ lên vùng bị tổn thương. Cuối cùng tiến hành chườm nhẹ nhàng.
Người bệnh nên thực hiện cách 20 - 30 phút 1 lần, liên tục trong 4 giờ đầu tiên. Chườm lạnh giúp co mạch, giảm đau hiệu quả, hạn chế phù nề. Bên cạnh đó, khi được hỏi “bong gân có nên dán cao lạnh”, các chuyên gia cho biết rằng người bệnh có thể kết hợp để giúp giảm đau nhức do bong gân.
Phương pháp bó bột
“Bong gân phải làm sao?” - Đối với trường hợp bong gân độ 1, người bệnh chỉ cần bất động khớp bằng cách bó bột trong 2 - 3 ngày. Tuy nhiên, nếu ở cấp độ 2 - 3, người bệnh phải cố định từ 6 - 8 tuần. Trong quá trình thực hiện, người bệnh phải hạn chế tuyệt đối di chuyển, vận động.
Ngoài ra người bệnh có thể kê cao chân ngang mức tim khi nghỉ ngơi, nằm ngủ có tác dụng tăng mạch máu hồi lưu, đồng thời giảm sưng viêm. Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý nâng cao không quá 13cm trên mức tim.
Bong gân rất phổ biến, nên người bệnh thường có tâm lý chủ quan, để tự khỏi theo thời gian. Quan điểm này là hoàn toàn sai lầm khiến tình trạng đau nhức nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp người bệnh hiểu rõ hơn và biết “bong gân làm gì nhanh khỏi” xử lý phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!