Thoái hóa đốt sống lưng l4 l5 là căn bệnh xương khớp phổ biến có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào. Nhiều người cho rằng thoái hóa thoát vị chỉ là bệnh của người già. Tuy nhiên theo nhiều số liệu thống kê cho thấy rằng, tỉ lệ người trẻ dưới độ tuổi 30 mắc bệnh đang có xu hướng gia tăng đáng báo động. Chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này để từ đó đưa ra cách phòng ngừa cũng như điều trị hiệu quả.
Triệu chứng thoái hóa đốt sống lưng L4 L5
Theo cấu tạo cột sống sẽ chia ra làm 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống phần thắt lưng và 5 đốt sống cùng.
Mỗi khu vực sẽ có kí hiệu riêng để phân biệt, theo đó đốt sống cổ được quy định từ C1 – C7, đốt sống ngực từ T1 – T12, đốt sống lưng từ L1 – L5 và đốt sống cùng từ S1 – S5.
Trong bài chia sẻ ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về vị trí đốt sống L4 L5, vị trí dưới thắt lưng.
Triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng L4 L5 dễ nhận biết thông qua các dấu hiệu sau:
- Đau: Biểu hiện rõ ràng nhất chính là cơn đau vùng cột sống thắt lưng. Ở giai đoạn đầu, cơn đau nhẹ nhàng, càng về sau tình trạng này càng dữ dội, đau nhức thường xuyên chỉ giảm thiểu khi bạn nghỉ ngơi. Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng đau là do dây thần kinh bị chèn ép.
- Khó cử động: Tình trạng cột sống thắt lưng bị thoái hóa sẽ khiến bạn khó khăn hơn khi cử động đặc biệt các động tác cúi gập người, xoay người…sẽ không còn dễ dàng như trước. Người bệnh thường xuyên bị co cứng cơ đặc biệt buổi sáng khi vừa thức dậy.
- Đau dây thần kinh tọa: Thoái hóa L4 L5 là 2 vị trí đốt sống lưng cuối cùng từ đó nguy cơ dây thần kinh tọa bị chèn ép, tổn thương là khá cao. Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất cơ thể, một khi bị tổn thương bạn sẽ thấy cơn đau xuất hiện từ khu vực thắt lưng kéo xuống mông, bắp đùi, cẳng chân, bàn chân thậm chí ngón chân. Tất cả những khu vực dây thần kinh này đi qua, cảm giác đau đều có. Đây là triệu chứng dễ nhận biết mọi người cần lưu ý.
- Hạn chế vận động: Chính những cơn đau kéo dài, tình trạng co cứng cơ làm phiền, theo thời gian người bệnh sẽ bị hạn chế vận động, khó khăn khi di chuyển, đi lại, đôi khi sẽ cần sự trợ giúp từ người già hoặc các công cụ như nạng thậm chí là xe lăn.
Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng L4 L5
Đâu là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh thoái hóa cột sống lưng phổ biến hiện nay? Chúng ta sẽ tham khảo thêm sau đây. Việc nắm rõ lý do gây bệnh, chủ động điều trị từ chính nguyên nhân này, kết quả chữa trị sẽ tích cực hơn.
- Tuổi tác: Tuổi cao sức yếu, càng có tuổi xương khớp càng thoái hóa nhanh từ đó xuất hiện tình trạng bệnh.
- Thói quen xấu: Tư thế làm việc, vận động sai như ngồi nhiều, cúi gập người trong thời gian dài (đối tượng nông dân), bê vác vật nặng, đi giày cao gót thường xuyên… là những yếu tố góp phần hình thành bệnh mọi người nên chú ý.
- Thoát vị đĩa đệm L4 L5 hay phình đĩa đệm L4 L5: Thoái hóa, thoát vị là căn bệnh liên quan đến nhau. Khi bao xơ đĩa đệm bị rách, nhân nhày thoát ra chèn ép rễ thần kinh, lâu ngày sẽ dẫn đến hiện tượng thoái hóa.
- Chấn thương: Tai nạn trong cuộc sống là điều khó tránh khỏi. Những tổn thương xương khớp nếu không được điều trị cẩn thận, tích cực, người bệnh hoàn toàn có thể gặp phải biến chứng sau này như thoát vị, thoái hóa. Thời gian bị thoái hóa sẽ nhanh hơn so với những người khác.
- Thừa cân béo phì: Đây là nguyên nhân gây bệnh chúng ta không thể bỏ qua. Nếu bạn đang có cân nặng đáng bạo động, hãy xem xét lại về chế độ ăn uống và cân nhắc việc giảm cân. Cơ thể càng nặng, hệ xương khớp càng phải chịu áp lực đè nén cao từ đó dẫn đến căn bệnh thoái hóa cột sống.
- Loãng xương: Người bị loãng xương sẽ bị thoái hóa cột sống sớm hơn so với các đối tượng khỏe mạnh khác.
- Sử dụng chất kích thích: Các chất độc có hại trong thuốc lá, rượu bia, ma túy, chất kích thích khác… sẽ đẩy nhanh quá trình thoái hóa xương khớp bởi các chất này cản trở việc cung cấp dinh dưỡng đến hệ xương khớp.
Cách chẩn đoán bệnh thoái hóa cột sống L4 L5
Khi người bệnh thấy bản thân có dấu hiệu triệu chứng vừa kể trên, hãy đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt. Một vài phương pháp chẩn đoán như chụp X quang, chụp cộng hưởng tử MRI, chụp CT cắt lớp sẽ giúp bác sĩ kết luận tình trạng bệnh của bạn được chính xác.
Trong đó chụp cộng hưởng từ Mri sẽ cho kết quả chuẩn hơn tuy nhiên chi phí bỏ ra sẽ cao hơn so với các cách chẩn đoán hình ảnh còn lại. Người bệnh có thể cân nhắc và tìm hiểu kĩ hơn để lựa chọn cách phù hợp.
Hình ảnh thoái hóa đốt sống lưng l4 l5
Cách phòng ngừa thoái hóa cột sống thắt lưng
Một vài lời khuyên giúp ngăn ngừa cũng như làm chậm quá trình thoái hóa cột sống mọi người nên biết sau đây.
- Tham khảo các sản phẩm bổ sung dưỡng chất cho khớp, sụn, xương dưới sụn… như glucosamin. Lưu ý sử dụng đúng cách để đảm bảo an toàn.
- Duy trì cân nặng hợp lý để điều quan trọng bạn không thể bỏ qua
- Tập thể dục, vận động mỗi ngày tối thiểu 1 lần sáng hoặc tối là điều cần thiết để duy trì một sức khỏe dẻo dai, tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật
- Thường xuyên thay đổi tư thế khi làm việc, nên đứng lên ngồi xuống, vận động nhẹ nhàng khi bạn phải ngồi hoặc đứng trong suốt một thời gian dài.
- Hạn chế đi giày cao gót
- Khuân vác vật nặng đúng cách, nếu có thể hãy hạn chế việc bê vác bởi đây là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh thoái hóa hay thoát vị đĩa đệm
- Giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái
- Đi khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần
Phương pháp điều trị bệnh thoái hóa đốt sống thắt lưng L4 L5
Hiện tại có 2 phương pháp chính điều trị bệnh thoái hóa nói riêng và các bệnh xương khớp nói riêng đó là điều trị bảo tồn và điều trị xâm lấn. Cụ thể:
Điều trị thoái hóa cột sống bằng phương pháp bảo tồn
Đều trị bảo tồn là cách điều trị không phẫu thuật, dùng thuốc chữa bệnh như đông y, tây y hoặc đông tây y kết hợp. Ngoài ra sẽ tập thêm vật lý trị liệu để rút ngắn thời gian trị bệnh.
- Tân dược: Thuốc giảm đau, chống viêm, giãn cơ như naproxen, paracetamol, ibuprofen,…là nhóm thuốc phổ biến được kê đơn. Ưu điểm của các loại thuốc này là hiệu quả nhanh chóng, tiện lợi mang theo, có thể mua ở bất cứ tiệm thuốc nào, phù hợp với nhiều lứa tuổi. Tuy nhiên bên cạnh đó, việc dùng thuốc chữa thoái hóa cột sống không đúng cách, lạm dụng trong thời gian dài chắc chắn sẽ dẫn đến phản ứng phụ vì vậy người bệnh cần nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Đông dược: Một số vị thuốc đông y chữa thoái hóa cột sống như dây đau xương, thiên niên kiện, ngưu tất, phòng phong… Đông y điều trị bệnh từ gốc rễ vì vậy mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó mọi người cần xác định phương pháp này đòi hỏi phải kiên trì chữa trong một khoảng thời gian dài mới có tác dụng.
- Vật lý trị liệu: châm cứu, bấm huyệt, kéo dãn cột sống, chiếu tia hồng ngoại, cấy chỉ… là một số liệu pháp hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa cột sống L4 L5. Ưu điểm giảm đau, kích thích lưu thông máu, phục hồi chức năng xương khớp.
Điều trị thoái hóa theo phương pháp xâm lấn
Phẫu thuật là phương pháp xâm lấn điều trị thoái hóa cột sống mọi người cần nắm được. Cách này sẽ được chỉ định khi mọi phương pháp bảo tồn không có kết quả tích cực.
Mục đích của phẫu thuật là giải phóng khối chèn ép, cân bằng cấu trúc cột sống.
Một số biện pháp mổ thoái hóa cột sống như:
- Mổ vi phẫu
- Mổ nội soi
- Mổ hở
Mỗi cách sẽ có ưu nhược điểm riêng, tuy nhiên nhìn chung người bệnh sẽ khá tốn kém bởi chi phí một ca mổ không hề rẻ. Ngoài ra rủi ro trong và sau khi phẫu thuật như chảy máu, nhiễm trùng, tái phát bệnh…là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đưa ra quyết định.
Trên đây là thông tin hữu ích về bệnh thoái hóa cột sống l4 l5, hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về bệnh từ đó chủ động trong việc thăm khám và điều trị.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!