Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

U thần kinh nội tiết là một bệnh lý không hiếm gặp nhưng không phải ai cũng biết đến. Khối u có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí, cơ quan nào trên cơ thể và dễ gây nên những sai lệch trong chẩn đoán. Vậy chính xác u thần kinh nội tiết là gì, có điều trị tận gốc được không?

U thần kinh nội tiết là gì?

U thần kinh nội tiết là tên gọi chung cho tất cả các loại u hình thành từ các tế bào thần kinh nội tiết. Khối u khi tổn tại trong cơ thể cũng có thể hoạt động như một tế bào thần kinh, khi nhận được những tín hiệu của hệ thần kinh trung ương, chúng sẽ có những tín hiệu hoạt động nhất đinh. Thậm chí các khối u này còn có thể phóng ra các phân tử nhỏ vào hệ tuần hoàn giống như các cơ quan nội tiết khác.

U nội tiết có thể xuất hiện ở bất kỳ cơ quan nào trên cơ thể, phổ biến nhất là ở phổi, tuyến tụy, ruột thừa, ruột non,... Tùy vào tính chất của từng khối u mà chúng có thể phát triển nhanh hay chậm khác nhau.

u-than-kinh-noi-tiet
Khối u hình thành từ các tế bào thần kinh nội tiết

Biểu hiện lâm sàng của u thần kinh nội tiết

Dấu hiệu của sự xuất hiện khối u sẽ khác nhau tùy vào vị trí và bản chất của nó, cụ thể:

  • U thần kinh nội tiết hệ tiêu hóa: Là những khối u xuất hiện ở ruột non, ruột thừa, dạ dày,... Những khối u này gây nên sự rối loạn nhu động ruột, đau bụng, xuất huyết tiêu hóa,... Nghiêm trọng hơn là tắc ruột hoặc viêm phúc mạc.
  • U thần kinh nội tiết ở phổi: Dấu hiệu điển hình là ho khan, ho có xuất hiện máu kèm theo đau tức ngực. Nhiều người còn bị tràn dịch màng phổi vô cùng nguy hiểm.
  • U thần kinh nội tiết tụy: Triệu chứng của dạng khối u này là do sự bài tiết của các hormon tuyến tụy điển hình là gastrin, insulin, glucagon,...
  • U tụy nội tiết insulin: Thiếu hụt glucose máu não khiến người bệnh bị động kinh, rối loạn thị giác, nhân cách thay đổi. Còn sự tăng tiết cathecholamin sẽ kèm theo triệu chứng run tay, run chân, dễ bị kích thích,...
  • U tụy nội tiết glucagon: Triệu chứng của khối u là người bệnh dễ bị bong tróc da, phát ban da, tăng đường huyết,....

Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của các khối u

Như đã đề cập ở trên, các khối u thần kinh nội tiết được hình thành từ các tế bào thần kinh nội tiết. Tuy vậy, chính xác nguyên nhân hiện nay vẫn chưa được giải đáp một cách đầy đủ.

Giả thiết được cho là hợp lý nhất hiện nay đó là do sự đột biến ADN của các tế bào thần kinh khiến tế bào tăng sinh một cách bất thường. Quá trình nhân bản quá nhanh khiến những khối u cũng theo đó xuất hiện.

Những khối u ác tính lại có sự phát triển nhanh hơn so với những khối u lành tính nên việc xâm lấn là điều hiển nhiên. Chúng bắt đầu di căn ra các mô cơ quan, ăn mòn và phá hủy tế bào. Thậm chí các khối u ác tính có thể tiến triển thành ung thư thần kinh nội tiết.

Ngoài ra, một vài hội chứng sau đây cũng được cho là yếu tố gia tăng nguy cơ mắc u thần kinh nội tiết:

u-than-kinh-noi-tiet
Có nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau dẫn đến sự hình thành của khối u

  • Nhiều tuyến nội tiết, hạch nội tiết
  • Bệnh Von Hippel-Lindau
  • Bệnh xơ cứng củ
  • Bệnh Neurofibromatosis
  • Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh u tụy nội tiết
  • Người thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất độc hại, bị nhiễm tia xạ

Chẩn đoán khối u thần kinh nội tiết chi tiết

Quá trình chẩn đoán bệnh u thần kinh nội tiết khá nhiều công đoạn do sự phức tạp và đa dạng của khối u trong cơ thể. Thông thường quy trình chẩn đoán sẽ bao gồm:

Chẩn đoán xác định

  • Dựa vào các dấu hiệu của hội chứng carcinoid: Khiến rối loạn nội tiết da, da bị ửng đỏ, mặt nóng bừng, màu sắc vùng da mặt chuyển sang màu hồng tím; chảy nước mắt, chảy nước bọt, buồn nôn, tiêu chảy; khó thở, nhịp tim đập nhanh,...
  • Dựa vào các dấu hiệu của từng loại khối u như đã đề cập ở triệu chứng cụ thể
  • Dựa vào kết quả của các xét nghiệm, kỹ thuật y khoa: Xét nghiệm máu, siêu âm ổ bụng, chụp X-quang, nội soi dạ dày, chụp cộng hưởng, xạ hình xương, xạ hình khối

Chẩn đoán phân biệt

Sau khi xác định được vị trí khối u các bác sĩ sẽ có những chẩn đoán phân biệt khác nhau, ví dụ nếu phát hiện u thần kinh nội tiết sẽ cần chẩn đoán phân biệt:

  • Viêm tụy cấp tính
  • Viêm tụy bán cấp
  • Viêm tụy mạn tính
  • Nang giả tụy

Chẩn đoán giai đoạn

u-than-kinh-noi-tiet
Để điều trị chính xác, bác sĩ cần tiến hành chẩn đoán rất chi tiết về bệnh lý

Là bước chẩn đoán nhằm xác định khối u đã phát triển đến mức độ nào, kích thước bao nhiêu, xâm lấn và di căn đến các cơ quan nào gần đó,... Đây là bước chẩn đoán quan trọng nhằm xác định mức độ nguy hiểm của khối u và phương pháp điều trị phù hợp nhất đối với từng ca bệnh.

Điều trị u thần kinh nội tiết như thế nào?

Tùy vào từng mức độ tiến triển của khối u mà việc điều trị sẽ sử dụng những phương pháp khác nhau. Cụ thể, sẽ có những phương án điều trị như sau:

Dùng thuốc điều trị

Thuốc nội tiết đặc trị sử dụng cho những trường hợp u thần kinh nội tiết tiến triển tại chỗ hoặc di căn:

  • Octreotide LAR: Dùng cho trường hợp u xuất hiện ở đường tiêu hóa, tuyến tụy, phổi,... hoặc những khối u không có vị trí nguyên phát,
  • Everolimus: Dùng cho bệnh nhân mắc khối u nội tiết khởi phát trong hệ tiêu hóa, tuyến tụy, phổi đã có di căn và không thể thực hiện phẫu thuật.
  • Thuốc hóa trị: Thực hiện bổ trợ cho phương pháp phẫu thuật để loại bỏ triệt để các tế bào của khối u ác tính cũng như ngăn chặn sự tái phát trở lại của khối u. Các loại thuốc tấn công tế bào khối u sẽ được đưa vào cơ thể và nhiều hình thức. Phương pháp hóa trị mang lại rất nhiều đau đớn cho người bệnh.
  • Liệu pháp nhắm trúng đích: Sử dụng các loại thuốc nhắm vào những bất thường có trong khối u, từ đó ngăn chặn và khiến các tế bào khối u không thể phát triển.
  • Thuốc kiểm soát hormone dư thừa
  • Liệu pháp hạt nhân phóng xạ peptide (PRRT): Sử dụng một loại thuốc nhắm vào các tế bài ung thư với một lượng chất phóng xạ cho phép, bức xạ chuyển trực tiếp đến các tế bào ung thư và chúng được sử dụng để điều trị các khối u tiến triển.

Việc dùng thuốc điều trị khối u khá phức tạp và chỉ có bác sĩ chuyên khoa điều trị trực tiếp mới có thể lên đơn. Người bệnh tuyệt đối phải tuân thủ để phòng ngừa những biến chứng gây hại cho sức khỏe.

Phẫu thuật

Phẫu thuật sẽ được chỉ định cho những trường hợp bệnh được xác định ở giai đoạn I, II, III. Đối với những khối u có kích thước nhỏ hơn 2cm có thể xem xét để phẫu thuật nội soi, hạn chế xâm lấn tối đa.

Những khối u khác nhau sẽ cần phương thức phẫu thuật khác nhau, những khối u đã di căn xa nếu muốn phẫu thuật còn phải dựa và thể trạng của người bệnh. Về vấn đề này, người bệnh và bác sĩ sẽ phải trao đổi trực tiếp để đi đến quyết định cuối cùng.

u-than-kinh-noi-tiet
Phẫu thuật khối u phụ thuộc rất nhiều vào thể trạng người bệnh

Xạ trị

Là phương pháp sử dụng các tia bức xạ có năng lượng cao để tác động và phá hủy các tế bào ung thư, ngăn chặn việc phát triển của chúng. Phương pháp này có thể chỉ định thay thế phẫu thuật hoặc kết hợp với phẫu thuật. Tuy nhiên xạ trị cũng đi kèm nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của người bệnh.

U thần kinh nội tiết là một nhóm bệnh ung thư rất đa dạng và khó lường trước. Nguyên nhân gây bệnh do nhiều yếu tố cấu thành, triệu chứng biểu hiện cũng không thật sự đặc trưng khiến bệnh dễ bị bỏ sót và chỉ được chẩn đoán khi đã chuyển biến nặng. Do vậy, cách duy nhất để phát hiện sớm bệnh là khám tổng quát sức khỏe định kỳ mỗi 3 - 6 tháng để kịp thời có những phương án điều trị, dự phòng.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị U Thần Kinh Nội Tiết bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan