Thường xuyên làm việc trong môi trường nhiều căng thẳng, áp lực, ít vận động… là những nguyên nhân phổ biến khiến rối loạn tiền đình ở người trẻ ngày càng gia tăng. Hội chứng này gây nhiều ảnh hưởng tới công việc, cuộc sống và suy nhược cơ thể, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời.
Rối loạn tiền đình ở người trẻ là gì?
Rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi là hiện tượng dây thần kinh số 8 bị tổn thương, dẫn đến suy giảm chức năng dẫn truyền thông tin (thông tin từ não bộ truyền đến các bộ phận khác bị sai lệch). Từ đó ảnh hưởng đến việc giữ thăng bằng của cơ thể, đi đứng không vững, ù tai, hoa mắt…
Triệu chứng rối loạn tiền đình ở người trẻ
Tùy thể trạng sức khỏe và mức độ nghiêm trọng của bệnh, triệu chứng rối loạn tiền đình ở người trẻ sẽ có những biểu hiện ra bên ngoài cơ thể khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết người trẻ tuổi mắc hội chứng tiền đình thường có những dấu hiệu cơ bản sau:
- Chóng mặt, buồn nôn: Tình trạng tổn thương của các dây thần kinh ngoại biên do hội chứng rối loạn tiền đình khiến người bệnh dễ chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn… khi đột ngột đứng lên, ngồi xuống, xoay người… Ở giai đoạn rối loạn tiền đình nhẹ, các triệu chứng khó chịu gây ra bởi sự thay đổi tư thế đột ngột này có thể suy giảm ngay khi người bệnh nghỉ ngơi.
- Khó ngủ, ngủ không sâu giấc: Xuất phát từ yếu tố căng thẳng thần kinh, áp lực công việc, stress và suy giảm hệ thần kinh, những người trẻ tuổi bị tiền đình sẽ khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc và thậm chí mất ngủ kéo dài.
- Cơ thể choáng váng, dễ ngã: Khả năng giữ thăng bằng của những người bị rối loạn tiền đình thường rất kém bởi các bộ phận trong cơ thể không nhận được thông tin truyền đạt đúng từ não bộ. Do đó, triệu chứng rối loạn tiền đình ở người trẻ phổ biến là đi lại không vững, giữ thăng bằng kém, khó xác định phương hướng… Đặc biệt, những người bệnh nặng còn có thể đột ngột bị ngã, không thể bước đi, cơ thể quay cuồng khi đang làm việc hoặc tham gia giao thông, gây tai nạn nguy hiểm
- Đau đầu: Đây là dấu hiệu cơ bản và phổ biến ở những người bị rối loạn tiền đình do hệ thần kinh bị suy giảm chức năng. Hội chứng tiền đình ở người trẻ sẽ gây hiện tượng đau nhức đầu, dẫn tới suy giảm khả năng tập trung và trí nhớ, không đảm bảo hiệu quả công việc.
- Ù tai, giảm thính lực: Ảnh hưởng bởi dây thần kinh số 8, người bệnh tiền đình thường bị suy giảm thính lực và có hiện tượng ù tai. Ngoài ra, một số người còn cảm thấy nhạy cảm hơn với ánh sáng, thị lực kém.
- Ngất xỉu: Thiếu máu, không đảm bảo lưu thông máu lên não gây ảnh hưởng chức năng tim và rối loạn huyết áp. Do đó, người bị bệnh tiền đình nặng có thể bị ngất xỉu và tăng nguy cơ mắc các bệnh về tai biến, tim mạch, đột quỵ.
Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi
Nếu như trước đây bệnh tiền đình thường xuất hiện ở người lớn tuổi, phụ nữ mãn kinh thì theo các kết quả nghiên cứu gần đây, ngày càng có nhiều người trẻ tuổi bị mắc hội chứng rối loạn tiền đình. Nguyên nhân gây hội chứng tiền đình ở người trẻ chủ yếu xuất phát từ các yếu tố sau đây:
- Áp lực lớn từ công việc, cuộc sống khiến những người trẻ hiện nay thường rơi vào trạng thái căng thẳng, stress, chán ăn, khó ngủ… Điều đó gây ảnh hưởng chức năng của hệ thần kinh và là một trong những nguyên nhân chính gây rối loạn tiền đình.
- Hoạt động của não bộ bị ảnh hưởng do tắc nghẽn mạch máu hoặc thiếu máu lên não, khiến cơ thể không giữ được thăng bằng khi thay đổi tư thế đột ngột, đứng lên, xoay đầu, ngồi xuống…
- Duy trì lâu một tư thế ngồi khi làm việc tại văn phòng, ít vận động và rèn luyện sức khỏe khiến chức năng của động mạch cột sống bị suy giảm, co thắt, dễ thiếu máu lên não, hoa mắt, ù tai...
- Thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia,cà phê, sử dụng đồ ăn nhanh và các chất kích thích cũng khiến cơ thể bị suy nhược nhanh chóng, tăng nguy cơ mắc rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi
- Hệ thần kinh bị ảnh hưởng bởi một số bệnh lý như viêm dây thần kinh, chấn thương não bộ, viêm tai giữa, u dây thần kinh…
- Yếu tố di truyền hoặc do môi trường sống ô nhiễm tiếng ồn
- Tác dụng phụ của một số thuốc an thần, thuốc đặc trị các bệnh lý thần kinh trong thời gian lâu dài như Gentamycin, Streptomycin...
Phòng ngừa rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi trước khi quá muộn
Xuất phát từ nguyên lý phòng bệnh hơn chữa bệnh, người trẻ tuổi cần chú ý chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh, phòng ngừa rối loạn tiền đình bằng một số biện pháp hữu hiệu sau đây:
- Xây dựng nếp sinh hoạt lành mạnh, duy trì việc tập thể dục mỗi ngày (vào buổi sáng hoặc buổi tối, trước khi đi ngủ). Tùy điều kiện sức khỏe, bạn có thể lựa chọn các môn thể thao phù hợp như: bơi, bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, chạy bộ, yoga, tập gym…
- Hạn chế việc ngồi ở một tư thế quá lâu khi làm việc. Bạn có thể đi lại để lấy nước uống, tập các bài thể dục vận động nhẹ nhàng, vươn vai, xoa bóp vai gáy… trong giờ làm việc.
- Chú ý sử dụng gối có độ cao vừa phải để nâng đỡ vai gáy và đảm bảo lưu thông máu, tránh tắc nghẽn mạch máu gây rối loạn tiền đình.
- Ngâm chân bằng nước ấm với gừng hoặc massage nhẹ nhàng cơ thể vào buổi tối nhằm tăng cường lưu thông máu và xoa dịu thần kinh, giảm stress, cải thiện giấc ngủ.
- Tránh việc đột ngột thay đổi tư thế (đứng lên, ngồi xuống quá nhanh) khiến cơ thể không kịp thích ứng.
- Thư giãn, nghỉ ngơi ngay khi thấy cơ thể có các dấu hiệu chóng mặt, ù tai, hoa mắt…
- Hạn chế các thói quen không lành mạnh, ảnh hưởng đến hệ thần kinh như hút thuốc lá, lạm dụng bia rượu, dùng quá nhiều cà phê, đồ ăn nhanh…
- Cố gắng uống nhiều nước mỗi ngày (khoảng 2 lít nước) và tăng cường các loại thực phẩm giàu axit folic, vitamin, canxi như: đậu tương, trứng, dâu tây, măng tây, sữa, chuối, ngũ cốc...
Điều trị tiền đình ở người trẻ bằng cách nào?
Hội chứng rối loạn tiền đình ngày càng có xu hướng trẻ hóa độ tuổi mắc bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng cảnh giác với các dấu hiệu sớm của bệnh này để phòng ngừa và điều trị kịp thời. Người bị rối loạn tiền đình có thể khắc phục các triệu chứng khó chịu như đau đầu, choáng váng, ù tai, suy giảm thính lực, chóng mặt… bằng các phương pháp khác nhau, tùy mức độ bệnh.
Chữa trị tiền đình bằng Tây y
Những người bị rối loạn tiền đình ở thể nặng thường phải đi thăm khám bác sĩ để được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp. Bởi các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi khi tiến triển nặng có thể gây nguy hiểm (tai nạn khi vận hàng máy móc, ngã xe, vấp ngã khi chạy hoặc lên cầu thang…).
Lúc này, để xác định chẩn đoán chính xác bệnh, các bác sĩ có thể áp dụng một số phương pháp như: xét nghiệm xoay vòng, đo âm ốc tai, chụp cộng hưởng, điện ký nhãn cầu… Sau khi đánh giá được hiện trạng của hệ tiền đình, người bệnh sẽ được kê các loại thuốc đặc trị, tập trung vào các nhóm cơ bản sau đây:
- Nhóm thuốc xoa dịu thần kinh: Ginkgo biloba, Tanganil, Vipocetin… Các loại thuốc này có tác dụng chủ yếu là an thần, giảm căng thẳng, xoa dịu thần kinh… Từ đó giúp người bệnh cải thiện giấc ngủ dễ dàng, ngăn ngừa đau đầu, tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung.
- Nhóm thuốc hoạt huyết: Almitrin, Betaserc, Duxil... Công dụng chính của các loại thuốc trong nhóm này là tăng cường lưu thông máu, điều trị chứng tiền đình do thiếu máu lên não. Sử dụng thuốc hoạt huyết giúp khắc phục nhanh chóng các hiện tượng choáng váng, đi đứng không vững, ù tai, hoa mắt...
- Nhóm thuốc kháng histamin: Seduxen 5mg, Tanganil 500 mg, Metoclopramid 10mg… Đây là các loại thuốc giúp giảm triệu chứng buồn nôn, chóng mặt, hoa mắt… ở người bị rối loạn tiền đình.
Về cơ bản, các loại thuốc Tây y đều có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi. Tuy nhiên, lạm dụng thuốc Tây y có thể gây nhiều tác dụng phụ như: buồn nôn, ngủ gà ngủ gật ban ngày, khả năng tập trung kém, phát ban… Đặc biệt, sử dụng quá liều, không theo hướng dẫn còn có thể gây lệ thuộc vào thuốc, khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
Do đó, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ của bác sĩ trong điều trị rối loạn tiền đình bằng phương pháp Tây y, tránh tự ý mua hay tăng liều dùng thuốc.
Các bài thuốc Đông y chữa rối loạn tiền đình
Khác với những loại thuốc Tây y vốn nhiều tác dụng phụ, chữa rối loạn tiền đình bằng phương pháp Đông y thường lành tính và an toàn hơn. Do đó, ngày càng nhiều người bệnh rối loạn tiền đình tìm đến phương pháp Đông y giúp điều trị tận gốc và tăng cường bồi bổ cơ thể.
Độc giả có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y chữa rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi sau đây:
- Bài thuốc 1: Các vị thuốc ngưu tất, phục thần, ích mất, câu đằng, tang ký sinh, sơn chi, hoàng cầm, đỗ trọng, dạ giao đằng, thạch quyết minh sống, hà thủ ô trắng sắc lấy nước ở lửa nhỏ, ngày uống 2 lần. Tỷ lệ các vị thuốc căn cứ theo đơn kê, phù hợp với mức độ bệnh và thể trạng từng người.
- Bài thuốc 2: Các vị thuốc thạch xương bồ, hải đới căn, xuyên khung, cát căn, đại giả thạch sắc lấy nước ở lửa nhỏ, ngày uống 2 lần. Tỷ lệ các vị thuốc căn cứ theo đơn kê, phù hợp với mức độ bệnh và thể trạng từng người.
- Bài thuốc 3: Các vị thuốc trạch tả, phục thần, thiên ma, bạch tật lê, long cốt, đạm trúc diệp, cát nhân sắc lấy nước ở lửa nhỏ, ngày uống 2 lần. Tỷ lệ các vị thuốc căn cứ theo đơn kê, phù hợp với mức độ bệnh và thể trạng từng người.
- Bài thuốc Định tâm An thần thang: Các vị thuốc liên nhục, phục thần, dạ giao đằng, lạc tiên, viễn chí… được kết hợp theo tỷ lệ nhất định. Đây là bài thuốc an thần, điều trị chứng rối loạn tiền đình, hoa mắt, chóng mặt, khó ngủ… hiệu quả do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc.
Mẹo dân gian không nên bỏ qua
Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị theo Tây y và Đông y, chứng rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi có thể được khắc phục một cách hữu hiệu nếu áp dụng theo những kinh nghiệm dân gian sau:
- Đinh lăng: Nhờ các hoạt chất quý có tác dụng an thần, hoạt huyết, giảm chóng mặt, ù tai... từ xa xưa, đinh lăng đã được xem như một bài thuốc hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả. Bạn có thể hãm trà đinh lăng để uống mỗi ngày hoặc tăng cường ăn lá đinh lăng trong các món ăn.
- Mộc nhĩ đen: Canh mộc nhĩ đen (kết hợp cùng gừng và thịt băm) là món ăn dân gian đơn giản thường được bổ sung cho những người bị rối loạn tiền đình nhằm tăng cường lưu thông máu, giảm các triệu chứng hoa mắt, đau đầu, ù tai…
- Ngải cứu: Với công dụng hoạt huyết, bồi bổ cơ thể, các món ăn từ ngải cứu như chim hầm ngải cứu, trứng ngải cứu, óc heo hầm ngải cứu… rất phù hợp với người bị tiền đình, thiếu máu.
Áp dụng mẹo dân gian chữa rối loạn tiền đình tại nhà tuy dễ thực hiện nhưng hiệu quả không cao. Vì vậy, người bệnh nên xem đây là một phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh.
Nhìn chung, chứng rối loạn tiền đình ở người trẻ ngày càng gia tăng và gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Để bảo vệ sức khỏe bản thân, bạn cần chủ động theo dõi các dấu hiệu sớm của bệnh, phòng ngừa và thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!