Nhiều người vẫn nghĩ rằng, bệnh trĩ chỉ xuất hiện ở những người lớn tuổi, người trung niên. Thế nhưng, căn bệnh này còn xảy ra ở trẻ nhỏ. Đáng nói là tình trạng trẻ em bị bệnh trĩ đang ngày một phổ biến, nhiều trẻ được đưa đến thăm khám bác sĩ khi bệnh đã diễn biến khá nặng. Vậy bệnh trĩ ở trẻ em là gì? Điều trị ra sao cho hiệu quả? Các bậc phụ huynh hãy theo dõi dưới đây để tìm câu trả lời.
Bệnh trĩ ở trẻ em là gì?
Trĩ là căn bệnh ở khu vực trực tràng hoặc hậu môn. Tại đây, các tĩnh mạch bị co giãn quá mức, sưng lên và khiến cho người bị bệnh cảm thấy khó chịu. Đặc biệt là lúc đi vệ sinh, tình trạng đau đớn diễn ra mãnh liệt hơn, khiến cho người bệnh sợ hãi.
Bệnh trĩ ở trẻ em cũng tương tự như bệnh trĩ ở người lớn, được chia thành nhiều dạng bệnh khác nhau. Đó là:
- Trĩ nội: Loại trĩ này khó có thể nhìn thấy do búi trĩ xuất hiện ở phía bên trong hậu môn. Người lớn chỉ có thể nhận biết bệnh trĩ ở trẻ nhỏ thông qua biểu hiện là trẻ đi ngoài ra máu hoặc trẻ cảm thấy hậu môn đau rát, khó chịu.
- Trĩ ngoại: Các búi trĩ xuất hiện ở xung quanh bên ngoài hậu môn của trẻ, người lớn hoàn toàn có thể nhìn thấy được những búi trĩ này.
- Trĩ hỗn hợp: Tình trạng trĩ xuất hiện ở cả bên trong và bên ngoài hậu môn. Đây là dạng bệnh trĩ khá nghiêm trọng, có những triệu chứng khó chịu nhất cho trẻ nhỏ.
Triệu chứng bệnh trĩ ở trẻ em
Một số những triệu chứng của bệnh trĩ ở trẻ mà bố mẹ cần lưu tâm như:
- Trẻ bị chứng táo bón thường xuyên
Một trong những dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ em thường thấy nhất chính là việc trẻ bị táo bón liên tục. Trong khoảng thời gian 5 đến 7 ngày mà trẻ không đi vệ sinh nặng, phân khi đi vón cục cứng rắn thì chắc chắn là hệ tiêu hóa của trẻ đang gặp vấn đề. Khi táo bón diễn ra trong thời gian dài, phân bị vón cục lâu sẽ gây những áp lực lớn cho hậu môn của trẻ, khiến cho các búi trĩ có cơ hội được hình thành.
- Trẻ đi vệ sinh thường rất lâu mới xong
Việc trẻ đi vệ sinh trong thời gian lâu cũng là một triệu chứng cần chú ý bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh trĩ ở trẻ. Khi đi vệ sinh lâu làm cho máu ở khu vực hậu môn khó lưu thông, các búi trĩ cũng hình thành một cách dễ dàng.
- Trẻ cảm thấy đau rát khi đi vệ sinh
Nếu trẻ cảm thấy đau rát ở khu vực hậu môn khi đi vệ sinh thì có nghĩa là tình trạng bệnh trĩ ở trẻ nhỏ đã ở mức khá nghiêm trọng. Những búi trĩ đã xuất hiện và cọ xát với phân cứng khi chúng bị đẩy ra ngoài. Điều này, khiến cho hậu môn đau rát, thậm chí là chảy máu. Bố mẹ cần đặc biệt chú ý đến tình trạng đi vệ sinh của con trẻ để kịp thời phát.
- Khu vực hậu môn của trẻ xuất hiện các triệu chứng khác thường
Xuất hiện những triệu chứng khác thường ở vùng hậu môn của trẻ là dấu hiệu phản ánh chân thực nhất. Một số những biểu hiện khác thường về bệnh trĩ trẻ em có thể kể đến bao gồm:
Trên phân hoặc trên giấy vệ sinh có lẫn máu.
Trẻ cảm thấy ngứa hoặc nóng ở khu vực hậu môn. Lí do là bởi khi búi trĩ lòi ra ngoài, dịch hậu môn cũng bị rỉ ra, khiến cho vi khuẩn xâm nhập và gây ngứa.
Hậu môn của trẻ bị sưng và có xu hướng sưng nặng hơn sau quá trình đi đại tiện. Trẻ nhỏ sẽ thường xuyên khó chịu, mệt mỏi nên việc quấy khóc là không thể tránh khỏi.
Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ ở trẻ em
Có khá nhiều tác nhân khiến trẻ bị trĩ, cha mẹ cần nhận biết sớm để điều trị, phòng ngừa bệnh tái phát.
- Trẻ thường ngồi trên những bề mặt cứng trong khoảng thời gian dài.
- Do trẻ ngồi bô vệ sinh lâu, khiến cho máu bị dồn lại tại vùng xương chậu, khiến cho nguy cơ xuất hiện các búi trĩ cao hơn.
- Do trẻ dùng quá nhiều sức trong quá trình đại tiện, máu huyết dồn quá nhiều xuống khu vực xương chậu, gây áp lực lớn cho hậu môn.
- Do bố mẹ cho trẻ ăn uống với chế độ không hợp lý. Việc ít chất xơ trong đồ ăn và uống ít nước là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc trẻ bị táo bón.
- Trẻ thường xuyên quấy khóc dữ dội, máu bị dồn xuống xương chậu, tăng áp lực bụng khiến máu ứ đọng lại trực tràng.
- Trẻ lười vận động và thường ngồi một chỗ quá lâu.
- Do tình trạng bệnh viêm ruột ở trẻ nhỏ hoặc do di truyền từ bố mẹ.
Cách điều trị bệnh trĩ ở trẻ em
Có thể nói, nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng bệnh trĩ ở trẻ nhỏ là do táo bón. Vì thế, bố mẹ cần phải chú ý theo dõi và xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt lành mạnh.
Các chuyên gia thường sẽ chỉ định một số những cách điều trị bệnh trĩ ở trẻ em dưới đây nhằm làm giảm tình trạng bệnh trĩ ở trẻ nhỏ.
Điều trị tại nhà
Hầu hết, bệnh trĩ ở trẻ nhỏ thường sẽ được điều trị ngay tại nhà bằng các biện pháp sau đây nếu như mức độ bệnh ở dạng nhẹ.
- Sử dụng nước ấm ngâm và tắm
Dùng nước ấm để ngâm rửa, tắm cho bé là một trong những giải pháp nhằm giảm cơn đau ở trẻ do bệnh trĩ gây nên. Tuy nhiên, sau khi tắm, ngâm rửa xong cần lau khô hậu môn thật nhẹ nhàng.
- Tăng cường chất xơ cho trẻ
Bổ sung chất xơ sẽ hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng táo bón. Nhờ vậy, sẽ giảm các cơn đau nhức do bệnh trĩ gây ra. Vì thế, hãy bổ sung vào thực đơn của con trái cây, ngũ cốc, rau quả tươi…
- Khuyến khích trẻ vận động
Vận động là một trong những giải pháp nhằm hỗ trợ hoạt động của nhu động ruột làm việc khỏe mạnh hơn. Nhờ vậy, sẽ ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ. Vì thế, cha mẹ hãy khuyến khích con vận động bằng các môn thể thao như chạy bộ, bơi lội… Tuy nhiên, không lựa chọn bộ môn đi xe đẹp vì hoạt động này sẽ càng làm tình trạng bệnh trĩ nghiêm trọng hơn.
- Chườm lạnh hậu môn
Cho một chút đá vào khăn mềm. Sau khi vệ sinh sạch hậu môn thì chườm nhẹ nhàng lên. Dưới tác động của hơi lạnh sẽ giúp giảm cơn đau, nhức do bệnh trĩ gây ra.
- Sử dụng rau diếp cá
có tác dụng thanh nhiệt, giảm sưng, giải độc, ngừa nhiễm trùng và ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Do đó, cha mẹ có thể cải thiện triệu chứng bệnh trĩ cho con bằng cách đắp trực tiếp rau diếp cá giã nát cùng muối lên hậu môn với thời gian 20 phút.
- Dùng lá trầu không
Có tác dụng tiêu viêm, sát trùng, cầm máu, giảm ngứa rát hậu môn. Vì thế, cha mẹ có thể đun nước lá trầu không để ngâm rửa hậu môn cho con mỗi ngày 1 lần nhằm giảm triệu chứng do bệnh trĩ gây ra.
- Xông hơi với cúc tần
Có công dụng chống viêm, giảm sưng đau, cầm máu, sát trùng tại và tái tạo các tổn thương do bệnh trĩ gây ra. Bởi vậy, cha mẹ có thể đun lá cúc tần với nước và tiến hành xông hơi hậu môn cho con. Kết hợp ngâm rửa với nước này để sớm cải thiện bệnh trĩ.
Sử dụng thuốc Tây y
Tây y có khá nhiều loại thuốc được các bác sĩ chỉ định sử dụng cho trẻ nhỏ để điều trị bệnh trĩ. Tùy vào mức độ bệnh mà phụ huynh cho bé sử dụng những loại thuốc phù hợp. Một số loại thuốc phổ biến thường được bác sĩ chỉ định là:
- Kem bôi điều trị bệnh trĩ dành riêng cho trẻ em không chứa Corticosteroid.
- Kem có tác dụng giảm đau, gây tê, được dùng để bôi trực tiếp vào búi trĩ.
- Nếu bé phải chịu những cơn đau nghiêm trọng thì có thể dùng thêm thuốc giảm đau như Acetaminophen.
Thông thường, việc điều trị bệnh trĩ ở trẻ bằng thuốc Tây sẽ diễn ra trong vòng từ 1 đến 2 tuần là sẽ thuyên giảm. Nếu như sau khoảng thời gian này mà tình trạng của trẻ không tiến triển tốt hơn, bố mẹ nên nhờ sự tư vấn tiếp của bác sĩ. Các bác sĩ sẽ có biện pháp thay đổi phương pháp điều trị, phù hợp hơn với thể trạng và bệnh tình của trẻ. Tuyệt đối không được chủ quan để cho tình trạng bệnh của con kéo dài, sẽ có thể nguy hiểm cho trẻ.
Sử dụng bài thuốc đông y
Đông y có những bài thuốc tốt trong việc điều trị bệnh trĩ cho trẻ nhỏ. Chưa kể các bài thuốc sử dụng dược liệu tự nhiên an toàn, lành tính với cơ thể trẻ. Do vậy ngày càng nhiều bậc cha mẹ đã tìm đến Đông y để chữa trị cho con mình.
Bài thuốc 1
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Mỗi vị thuốc sẽ chuẩn bị 3g bao gồm: Cam thảo, thăng ma.
- Mỗi vị thuốc chuẩn bị 10g bao gồm: Hoàng kỳ, kim tử anh, bạch truật, đẳng sâm, ngũ bột tử, khai tử, sơn trà, ốc nha.
Cách thực hiện:
- Các nguyên liệu được cho vào ấm sắc thuốc cùng với khoảng 700ml nước trắng.
- Đun sôi rồi vặn nhỏ lửa ấm thuốc sau đó đun với ngọn lửa liu riu cho cạn dần.
- Đến khi nước trong ấm thuốc còn khoảng một nửa thì dừng lại.
- Đổ ra bát cho bé uống mỗi ngày 3 lần.
Bài thuốc 2
Chuẩn bị nguyên liệu
- Mỗi vị thuốc lấy 12g, bao gồm: Hoàng bá, trạch tả, hoàng liên, xích thược.
- Mỗi vị thuốc lấy 8g, bao gồm: Đương quy, đại hoàng, đào nhân.
- 12g sinh địa.
Cách thực hiện:
- Đem các vị thuốc trên rửa sạch (nếu cần), sau đó cho vào nồi cùng 1,5 lít nước.
- Tiến hành sắc lấy 1 thang và cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.
Bài thuốc 3
Ngoài bài thuốc uống, các bài thuốc ngâm rửa cũng được chỉ định nhằm điều trị bệnh trĩ nhanh, hiệu quả cao.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Mỗi vị thuốc lấy 40g, bao gồm: kinh giới, ngải cứu.
- Mỗi vị thuốc lấy 20g, bao gồm: hoa hòe, chỉ xác
- 12g phèn chua.
Cách thực hiện:
- Đem các vị thuốc rửa sạch (nếu cần).
- Chuẩn bị một nồi có chứa 2 lít nước. Cho các vị thuốc vào nồi và đun sôi thật kỹ thì tắt bếp, đổ ra chậu.
- Cha mẹ nhớ vệ sinh hậu môn cho bé bằng nước muối ấm loãng trước khi xông hơi nhằm đạt hiệu quả cao hơn.
- Đợi nước bớt nóng thì tiến hành xông hậu môn trong khoảng 20 phút.
- Khi xông sau, cha mẹ có thể dùng trực tiếp nước này để ngâm rửa hậu môn.
Duy trì bài thuốc đều đặn mỗi ngày nhằm đạt được hiệu quả nhanh chóng.
Cách phòng ngừa bệnh trĩ cho trẻ nhỏ
Bất kỳ trẻ nào cũng có thể bị trĩ. Do đó, bố mẹ nên tìm hiểu những biện pháp để ngăn ngừa tối đa sự xuất hiện của bệnh. Một số cách phòng tránh bệnh trĩ cho trẻ nhỏ các bậc phụ huynh có thể tham khảo gồm:
- Cho trẻ ăn thêm nhiều rau xanh, trái cây trong thực đơn hàng ngày. Các chất xơ và vitamin, khoáng chất trong rau quả giúp cho hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, giảm tình trạng phân cứng gây táo bón.
- Đối với trẻ lười ăn rau, bố mẹ hãy linh động chế biến thành những món khác nhau, tạo hứng thú để trẻ ăn. Có thể cắt nhỏ, xay nhỏ… đảm bảo không ảnh hưởng đến việc cung cấp chất xơ cho quá trình đại tiện.
- Trong quá trình cho trẻ ăn, có thể cho thêm một chút mật ong vào thức ăn. Mật ong là một loại thực phẩm có công dụng tốt trong việc nhuận tràng, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Vì thế, dùng mật ong sẽ làm giảm nguy cơ táo bón cho trẻ.
- Bố mẹ cũng có thể kết hợp cho trẻ uống nước cam pha mật ong, vừa kích thích vị giác cho trẻ, vừa bổ sung thêm vitamin tốt cho cơ thể.
- Bổ sung nước cho trẻ mỗi ngày từ 1,5 – 2 lít. Nước giúp thanh lọc cơ thể và làm cho hệ tiêu quá làm việc tích cực hơn.
- Tạo cho trẻ một thói quen đi vệ sinh đúng giờ, đi đại tiện hàng ngày. Như vậy, sẽ giúp cho nhu động ruột của trẻ hoạt động chủ động và tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng xuất hiện các búi trĩ.
- Không nên cho trẻ sử dụng điện thoại, xem ti vi hay nghịch đồ chơi trong quá trình đi vệ sinh. Vì khi trẻ tập trung vào xem hoặc chơi một cái gì đó sẽ xao nhãng việc đại tiện.
- Hạn chế cho trẻ sử dụng các món ăn chiên xào, cay nóng, đồ ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh, các chất kích thích, đồ uống có gas, có cồn…
- Nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn để tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Nhờ đó, giảm nguy cơ táo bón và bệnh trĩ…
Việc để trẻ bị bệnh trĩ là sự thiếu sót không nhỏ trong quá trình chăm trẻ của bố mẹ. Do vậy, bố mẹ cần lưu ý hơn nữa trong việc chăm sóc con nhằm tránh bệnh trĩ ở trẻ em và tạo điều kiện để con cái được phát triển khỏe mạnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!