Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Cách điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em là vấn đề mà các bậc phụ huynh quan tâm. Đặc biệt là thời điểm giao mùa khiến tình trạng bệnh nặng hơn, thường xuyên tái đi tái lại khiến trẻ khó chịu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm được phương pháp chữa chứng viêm mũi dị ứng cho bé.

Cách điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em bằng thuốc tây

Bệnh viêm mũi dị ứng thường biểu hiện thông qua các triệu chứng như ngứa mũi, hắt hơi thường xuyên, chảy nước mắt, nước mũi. Đi kèm đó là cảm giác đau họng, thở khò khè, chán ăn, mệt mỏi… ở trẻ em và người lớn. Sử dụng thuốc tây sẽ giúp làm dịu các triệu chứng một cách nhanh chóng. Để có thể lựa chọn các loại thuốc an toàn với sức khoẻ của bé, phụ huynh có thể tham khảo những cách điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em như sau:

Các loại thuốc trị viêm mũi dị ứng cho trẻ cần có sự chỉ định của bác sĩ mới được sử dụng
Các loại thuốc trị viêm mũi dị ứng cho trẻ cần có sự chỉ định của bác sĩ mới được sử dụng
  • Thuốc Decongestants: Với công dụng thông mũi, làm giảm bớt áp lực nên các bộ phận xung quanh như tai, xoang, họng… Người bệnh bị viêm mũi dị ứng do thời tiết thay đổi sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc decongestants trong thời gian từ 2 – 3 ngày. (Lưu ý: Khi sử dụng các loại thuốc này cần có sự chỉ định và giám sát của bác sĩ. Chống chỉ định cho đối tượng có tiền sử bệnh tim mạch, huyết áp, người có bệnh tiết niệu, viêm bàng quang…)
  • Thuốc kháng histamin: Trên thị trường có nhiều loại thuốc kháng histamin thích hợp cho người đang cần trị viêm mũi dị ứng cho trẻ. Được sử dụng rộng rãi hiện nay là Fexofenadine, Desloratadine, Diphenhydramine… với công dụng cải thiện triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt, nước mũi…
  • Thuốc xịt mũi: Các loại thuốc xịt được điều chế dưới dạng dung dịch, dịu nhẹ giúp hạn chế triệu chứng, phù hợp để làm thông thoáng khoang mũi cho trẻ. Khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, dùng không quá 3 ngày liên tục vì dễ làm tổn thương niêm mạc.

Phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ tại nhà

Nên vệ sinh sạch sẽ môi trường sống cho bé, đặc biệt là chăn gối và màn của bé và phải phơi thật khô, tránh để vi khuẩn bám vào gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Vệ sinh với nước muối sinh lý – cách chữa viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ hiệu quả

Nếu bé bị viêm mũi dị ứng bạn nên vệ sinh sạch sẽ khoang mũi cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý ấm, bạn có thể ghé sang những tiệm thuốc gần đây để mua nước muối về rửa cho bé.

Nước muối sinh lý làm sạch sâu bên trong khoang mũi, sát khuẩn nên có thể thực hiện mỗi ngày
Nước muối sinh lý làm sạch sâu bên trong khoang mũi, sát khuẩn nên có thể thực hiện mỗi ngày
  • Bước 1: Dùng xi lanh rỗng bơm nước muối vào khoang mũi
  • Bước 2: Để đầu trẻ nghiêng sang một bên sau đó từ từ đưa nước muối vào bên trong
  • Bước 3: Cho trẻ xì mạnh để các tạp chất trôi ra ngoài
  • Bước 4: Lau khô lại với tăm bông đồng tới làm sạch các chất còn sót lại

Thực hiện cách này 2 lần/ngày để cải thiện tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa mũi….

Nước ép tỏi tác dụng trị viêm mũi dị ứng ở trẻ

Allicin là một chất trong tỏi có tác dụng tương tự kháng sinh, chúng tiêu diệt vi khuẩn đồng thời giảm sưng viêm niêm mạc mũi. Khi trẻ bị viêm mũi dị ứng, cách điều trị tốt nhất đó là sử dụng nước ép tỏi.

Chữa viêm mũi dị ứng cho trẻ bằng tỏi tươi
Chữa viêm mũi dị ứng cho trẻ bằng tỏi tươi
  • Bước 1: Tỏi tươi rửa sạch lột vỏ
  • Bước 2: Đem nghiền nhỏ lấy nước cốt
  • Bước 3: Dùng tăm bông thấm dung dịch sau đó đưa vào hai lỗ mũi
  • Bước 4: Để nguyên trong mũi từ 5 – 10 phút sau đó vệ sinh lại với khăn giấy

Cách chữa viêm mũi dị ứng ở trẻ em này có thể sử dụng cho trẻ từ 3 – 6 tuổi, không gây biến chứng và tác dụng phụ nguy hiểm.

Xông mũi bằng ngải cứu

Theo nghiên cứu trong ngải cứu tìm thấy được Artemisinin – một loại chất kháng viêm giúp ngăn chặn vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể. Đối với những bé đang gặp vấn đề về đường hô hấp áp dụng cách xông hơi bằng ngải cứu sẽ giúp thông thoáng hơn, giảm tình trạng nghẹt mũi, ngứa mũi.

Ngải cứu có nhiều tác dụng kháng khuẩn, làm sạch khoang mũi giúp hô hấp dễ dàng hơn
Ngải cứu có nhiều tác dụng kháng khuẩn, làm sạch khoang mũi giúp hô hấp dễ dàng hơn
  • Bước 1: Lá ngải cứu già đem rửa sạch, đập nát
  • Bước 2: Đun cùng nước cho tới khi nước chuyển màu
  • Bước 3: Chùm khăn và xông hơi từ 10 – 15 phút
  • Bước 4: Xì mạnh để tạp chất được đẩy ra ngoài

Ngoài ngải cứu, phụ huynh cũng có thể cho thêm sả, chanh, lá bưởi để tăng tác dụng của phương pháp này.

Hạn chế tiếp xúc với lông động vật

Rất nhiều khả năng trẻ bị viêm mũi dị ứng vì dị ứng lông động vật. Luôn giữ vệ sinh không gian sống, giúp trẻ tránh khỏi các tác nhân gây bệnh. Đồng thời đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để tránh khói bụi, phấn hoa…. Khi bé nhà bạn đang bị viêm mũi dị ứng, khi thời tiết giao mùa hoặc sự thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh đột ngột bố mẹ cần chủ động giữ ấm cho bé như quàng khăn cổ, không tắm muộn…

Cách điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em bằng Đông y

Ngoài cách cách điều trị trên, phụ huynh cũng có thể sử dụng một số bài thuốc Đông y vừa giúp cải thiện triệu chứng còn giúp bồi bổ sức khoẻ cho bé. Tham khảo một số bài thuốc dưới đây:

  • Bài thuốc 1: 

Chuẩn bị: Ké đầu ngựa 10g, bạch chỉ 4g, bèo tai tượng 8g, sinh khương, mã đề, quế chi mỗi vị 12g, đại táo 3 quả.

Cách thực hiện: Sắc các vị thuốc trên cùng 600ml nước. Uống 2 lần/ngày trước bữa ăn khoảng 30 phút.

Thảo dược đem lại tác dụng an toàn cho trẻ
Thảo dược đem lại tác dụng an toàn cho trẻ
  • Bài thuốc 2: 

Chuẩn bị : Kim ngân hoa 10g, ké đầu ngựa 12g, lá dâu tằm 10g, mã đề, cam thảo nam, diếp cá, cúc tần mỗi vị 6g.

Cách thực hiện: Sắc cùng 5 bát nước trong thời gian 45 phút. Chia thành 2 lần/ngày để uống.

  • Bài thuốc 3: 

Chuẩn bị: Hoàng kỳ, phòng phong, xuyên khung, khương hoạt mỗi vị 12g, quế chi 8g, cam thảo 4g, bạch chỉ, bạch truật 4g.

Cách thực hiện: Sắc theo thang, sử dụng sau bữa ăn 2 lần/ngày.

Do phụ thuộc vào cơ địa của từng người mà người nên hiệu quả của bài thuốc sẽ khác biệt, kiên trì thực hiện trong thời gian dài sẽ giúp bé chữa được triệu chứng của bệnh viêm mũi một cách an toàn.

Lưu ý và cách phòng tránh viêm mũi dị ứng cho trẻ

Việc điều trị bệnh viêm mũi dị ứng không quá khó khăn, để hiệu quả nhanh chóng người bệnh cần chú ý những vấn đề sau:

  • Không tự ý sử dụng thuốc nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ, chuyên gia.
  • Khi áp dụng bài thuốc Đông y, không tự ý thêm giảm liều lượng tránh gây biến chứng nguy hiểm.
  • Luôn giữ không gian sống sạch sẽ, không có lông động vật để hạn chế tình trạng chuyển biến xấu.
  • Nếu nhận thấy những triệu chứng bất thường ở trẻ, cần đưa ngay tới bác sĩ để kiểm tra và chữa trị kịp thời.

Trẻ có sức đề kháng yếu hơn người lớn, chính vì vậy mà chúng thường dễ mắc bệnh hơn. Để phòng tránh các bệnh do vi khuẩn, virus gây nên bậc cha mẹ nên thực hiện:

  • Giữ vệ sinh tai – mũi – họng hàng ngày để hạn chế vi khuẩn làm tổ
  • Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp sức đề kháng được tăng cao
  • Hạn chế các loại thực phẩm dễ gây kích ứng như hải sản, các loại côn trùng…
  • Uống nhiều nước hàng ngày
  • Vận động cơ thể thường xuyên để giúp cơ thể luôn sản sinh sức đề kháng, ngăn chặn bệnh tất.

Nếu bé nhà bạn có những triệu chứng viêm mũi dị ứng ở mức độ nặng hoặc có những biểu hiện khác chưa xác định rõ bạn không nên dùng bừa bãi các loại thuốc sẽ làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của con. Mẹ nên cho bé đi khám nếu thấy biểu hiện bệnh nghiêm trọng hơn. Đây được xem là cách điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em khoa học và tránh đi những hệ lụy về sau.

ĐỪNG BỎ LỠ:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan
la-bach-dan-chua-viem-xoang
thuoc-dong-y-tri-viem-amidan
cat-amidan-bang-laser
viem xoang cap mu
tre-bi-viem-hong-nhung-khong-ho
alpha-choay-viem-hong
viem-tai-giua-co-an-duoc-thit-ga-khong
phan-hoi-nguoi-benh-dung-bai-thuoc-tai-mui-hong-do-minh-duong