Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là bệnh lý hô hấp phổ biến, nếu không được điều trị tốt có thể dẫn các biến chứng như hen suyễn, viêm xoang, viêm phổi, viêm phế quản… Bài viết dưới đây sẽ phân tích mức độ nguy hiểm và khả năng điều trị dứt điểm của bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là gì?

Viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm nhiễm tại niêm mạc mũi (màng lót bên trong mũi) do dị ứng với các tác nhân bên trong và bên ngoài cơ thể. Tình trạng này được đặc trưng bởi các triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mũi, ngạt mũi và ngứa mũi.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ là bệnh lý dễ gặp nhưng khó chữa khỏi hoàn toàn
Viêm mũi dị ứng ở trẻ là bệnh lý dễ gặp nhưng khó chữa khỏi hoàn toàn

Ở Việt Nam, tỉ lệ trẻ em bị viêm mũi dị ứng khá cao, lên tới 40%. Ở những đứa trẻ có bệnh chàm, hen suyễn hoặc các bệnh cơ địa khác, nguy cơ mắc bệnh có thể cao hơn.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em dù không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Bệnh khiến trẻ cảm thấy khó chịu, dễ cáu gắt, biếng ăn, mất ngủ, ảnh hưởng đến cân nặng và sức khỏe lâu dài.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Ở một số trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các triệu chứng thường sơ sài và dễ nhầm lẫn với bệnh cúm hoặc cảm lạnh thông thường. Cha mẹ cần lưu quan sát và đưa trẻ đi khám để phát hiện, điều trị bệnh từ sớm.

  • Trẻ thường xuyên ngứa mũi, muốn hắt hơi hoặc liên tục hắt hơi.
  • Sổ mũi, chảy nước mũi.
  • Dịch nước mũi màu trắng, trong hoặc hơi đục.
  • Nghẹt mũi, khó thở bằng mũi, thường xuyên há miệng để thở.
  • Một số trẻ có dấu hiệu đau họng, kèm theo nhức đầu, ù tai.
  • Trẻ bỏ ăn, chán ăn, mệt mỏi, ít vận động.
  • Triệu chứng khác: Trẻ có thể bị chảy máu cam, ngứa mắt.
Triệu chứng Viêm Mũi Dị Ứng Ở Trẻ Em phổ biến

Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em có thể xảy ra theo mùa hoặc quanh năm. Các tác nhân gây viêm mũi dị ứng cho trẻ thường tồn tại ngay trong môi trường, không khí hàng ngày trẻ hít phải như lông động vật, bụi bẩn, phấn hoa, nấm mốc, mỹ phẩm… Ngoài ra bệnh còn liên quan đến yếu tố cơ địa, di truyền, dị hình về cấu trúc và giải phẫu hốc mũi….

Một số tác nhân xuất hiện quanh năm, số còn lại chiếm tỷ lệ nhiều hơn xuất hiện tập trung vào các mùa đặc biệt. Đây là nguyên nhân lý giải tại sao viêm mũi dị ứng ở trẻ em thường xuất hiện quanh năm, khó điều trị và có xu hướng nặng hơn vào một khoảng thời gian nào đó trong năm.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em có nguy hiểm không?

  • Biến chứng đường hô hấp: Viêm mũi dị ứng là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus và các tác nhân bên ngoài xâm nhập và gây ra các bệnh lý đường hô hấp. Trẻ có nguy cơ mắc các bệnh lý như viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan, viêm xoang, viêm tai giữa….
  • Bệnh hen suyễn: Viêm mũi dị ứng có thể trở thành căn nguyên khởi phát các đợt cấp của bệnh hen suyễn. Tình trạng này nếu không được kiểm soát, trẻ có thể bị hen suyễn mãn tính.
  • Biến chứng ở mắt: Trẻ bị viêm mũi dị ứng lâu ngày có thể gặp một số vấn đề về mắt như ngứa, sưng, đỏ mắt, thường xuyên chảy nước mắt, viêm kết mạc...

Viêm mũi dị ứng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của trẻ
Viêm mũi dị ứng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của trẻ

Quan trọng hơn, viêm mũi dị ứng nếu kéo dài sẽ làm giảm khả năng học tập, ghi nhớ và khám phá thế giới xung quanh của trẻ. Tình trạng này nếu xảy ra ở giai đoạn trẻ đang phát triển trí não có thể gây nên hiện tượng chậm phát triển trí tuệ, ảnh hưởng đến tương lai lâu dài của trẻ.

Cách chẩn đoán bệnh chính xác

  • Hỏi bệnh sử: Tìm hiểu các triệu chứng (hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi, mắt, họng), thời gian xuất hiện, tần suất, các yếu tố khởi phát (tiếp xúc bụi, phấn hoa,...), tiền sử dị ứng của trẻ và gia đình.
  • Khám lâm sàng: Quan sát các dấu hiệu bên ngoài như: mắt đỏ, chảy nước mắt; mũi đỏ, sưng, chảy nước mũi; niêm mạc mũi nhợt nhạt, phù nề; có thể có polyp mũi trong trường hợp mãn tính.
  • Xét nghiệm máu: Đo tổng IgE và IgE đặc hiệu với các dị nguyên nghi ngờ. Mức IgE tăng cao gợi ý tình trạng dị ứng.
  • Test lẩy da: Nhỏ một lượng nhỏ dị nguyên lên da và dùng kim chích nhẹ để kiểm tra phản ứng dị ứng.
  • Xét nghiệm Provocation test: Đưa tác nhân nghi ngờ vào mũi để xem có phản ứng dị ứng hay không.
  • Loại trừ các bệnh lý khác: Loại trừ các bệnh lý có triệu chứng tương tự như viêm mũi xoang, viêm mũi nhiễm trùng, cảm lạnh... bằng cách hỏi bệnh sử, khám lâm sàng và chỉ định các xét nghiệm bổ sung nếu cần.

Bạn nên cho trẻ đi thăm khám khi thấy triệu chứng bất thường hoặc bệnh diễn tiến xấu
Bạn nên cho trẻ đi thăm khám khi thấy triệu chứng bất thường hoặc bệnh diễn tiến xấu

Đối tượng trẻ dễ mắc viêm mũi dị ứng

  • Tiền sử gia đình: Trẻ có bố mẹ hoặc anh chị em ruột bị dị ứng (viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm da cơ địa...) có nguy cơ cao hơn.
  • Môi trường sống: Ô nhiễm, nhiều bụi nhà, phấn hoa, lông động vật, nấm mốc... là môi trường lý tưởng cho viêm mũi dị ứng phát triển.
  • Chế độ ăn uống: Trẻ biếng ăn, thiếu chất hoặc ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ ăn chế biến sẵn dễ bị suy giảm miễn dịch, tạo điều kiện cho bệnh khởi phát.
  • Tiếp xúc khói thuốc lá: Khói thuốc là tác nhân kích ứng đường hô hấp mạnh, làm tăng nguy cơ dị ứng.
  • Sức đề kháng yếu: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp, dẫn đến viêm mũi dị ứng.
  • Các bệnh lý khác: Trẻ bị viêm xoang, viêm VA, hen suyễn,... cũng dễ mắc kèm viêm mũi dị ứng.

Phòng ngừa bệnh bằng cách nào?

Viêm mũi dị ứng là nỗi lo thường trực của nhiều bậc cha mẹ. Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn, chúng ta vẫn có thể bảo vệ con em mình bằng các biện pháp phòng ngừa hiệu quả dưới đây:

Xác định và tránh tác nhân gây dị ứng:

  • Thực hiện xét nghiệm dị ứng để xác định chính xác các chất gây dị ứng cho trẻ.
  • Hạn chế tiếp xúc với các chất gây dị ứng đã được xác định.
  • Ghi lại nhật ký các triệu chứng dị ứng của trẻ để xác định mối liên quan giữa các triệu chứng và các yếu tố môi trường.

Đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ để tăng đề kháng
Đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ để tăng đề kháng

Tăng cường sức đề kháng:

  • Đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C, vitamin D và kẽm.
  • Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo lịch tiêm chủng.
  • Dạy trẻ rửa tay thường xuyên và đúng cách.
  • Khuyến khích trẻ vận động, tham gia các hoạt động thể chất phù hợp.

Kiểm soát môi trường sống:

  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, hút bụi, lau chùi đồ đạc.
  • Duy trì độ ẩm trong nhà ở mức 40-50%.
  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm tẩy rửa, nước hoa có chứa hóa chất mạnh.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

  • Triệu chứng kéo dài: Nếu các triệu chứng như sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi kéo dài hơn 2 tuần và không thuyên giảm với thuốc thông thường.
  • Triệu chứng nghiêm trọng: Trẻ bị khó thở, ngủ không ngon giấc, mệt mỏi, kém tập trung do ngứa ngáy, khó chịu.
  • Nghi ngờ biến chứng: Nếu trẻ có sốt, đau đầu, đau tai, ho kéo dài, khò khè, có thể là dấu hiệu của viêm xoang, viêm tai giữa hoặc hen suyễn.
  • Trẻ có tiền sử dị ứng hoặc hen suyễn: Trẻ thuộc nhóm này có nguy cơ cao bị viêm mũi dị ứng và biến chứng.
  • Trẻ dưới 2 tuổi: Trẻ nhỏ dễ bị biến chứng hơn nên cần được bác sĩ đánh giá và điều trị kịp thời.

Điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em như thế nào?

Mục tiêu của việc điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em là do cải thiện và giảm tối đa các ảnh hưởng của triệu chứng đến cuộc sống và sinh hoạt của trẻ. Tùy vào mức độ nặng nhẹ, độ tuổi và thể trạng của trẻ, các bố mẹ có thể lựa chọn các phương án điều trị sau đây:

Kinh nghiệm chữa viêm mũi dị ứng cho trẻ tại nhà

  • Chữa viêm mũi dị ứng cho trẻ bằng nước muối: Mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý nhỏ trực tiếp vào mũi để vệ sinh mũi xoang và làm sạch chất nhầy trong mũi của trẻ. Thực hiện mỗi ngày 3 -  4 lần theo đúng hướng dẫn sẽ nhanh chóng cải thiện bệnh.
  • Sử dụng nước ép tỏi chữa viêm mũi dị ứng: Mẹ có thể nhỏ trực tiếp nước ép tỏi nguyên chất hoặc hỗn hợp nước ép tỏi với mật ong vào mũi trẻ sau khi đã vệ sinh sạch sẽ mũi. Dung dịch này có thể giúp trẻ cải thiện tình trạng ngứa, ngạt mũi nhanh chóng.
  • Trị viêm mũi dị ứng ở trẻ bằng ngải cứu: Một cách hiệu quả khác để cải thiện bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ là sử dụng lá ngải cứu. Mẹ có thể cho trẻ uống nước lá ngải cứu đun sôi hoặc thêm ngải cứu vào chế độ ăn hằng ngày như trứng hầm ngải cứu, trứng rán ngải cứu...

Sử dụng nước muối nhỏ mũi giúp rửa trôi và làm sạch tác nhân dị ứng có trong mũi họng trẻ
Sử dụng nước muối nhỏ mũi giúp rửa trôi và làm sạch tác nhân dị ứng có trong mũi họng trẻ

Các mẹo chữa viêm mũi dị ứng tại nhà chỉ nên được áp dụng trong những trường hợp bệnh nhẹ, mới mắc nhằm cải thiện triệu chứng. Cha mẹ tuyệt đối không lạm dụng các mẹo dân gian này, thay thế thuốc chữa bệnh cho trẻ, đặc biệt là trong những trường hợp viêm mũi dị ứng nặng.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần lưu ý:

  • Nước ép tỏi có thể gây bỏng rát, phù nề niêm mạc mũi. Do vậy, không sử dụng nước ép tỏi nhỏ trực tiếp vào mũi của trẻ dưới 3 tuổi. Những trường hợp khác nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Dùng nước muối rửa mũi quá nhiều có thể làm mất đi lớp chất nhầy tự nhiên trong khoang mũi. Do vậy, chỉ nên dùng nước muối sinh lý rửa mũi trước khi nhỏ thuốc trị ngạt mũi.
  • Không dùng miệng hút mũi cho trẻ vì có thể khiến lây lan mầm bệnh từ khoang miệng cha mẹ sang hệ hô hấp của trẻ.
  • Khi dùng xi-lanh hút mũi cần lưu ý thực hiện đúng thao tác để tránh gây tổn thương niêm mạc mũi, làm trẻ sặc hoặc khiến nước tràn vào màng phổi, gây nguy hiểm.

Phương pháp mẹo dân gian hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em có ưu điểm là dễ thực hiện, chi phí thấp, ít tác dụng phụ và có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên sẵn có.

Tuy nhiên, nhược điểm là hiệu quả của các phương pháp này thường không cao, không có bằng chứng khoa học rõ ràng và có thể gây kích ứng hoặc dị ứng cho trẻ nếu không sử dụng đúng cách.

Thuốc chữa viêm mũi dị ứng cho trẻ

Thuốc điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ được chia thành 2 loại: Thuốc uống và thuốc dùng tại chỗ (dạng xông hoặc phun xịt).

Thuốc uống:

  • Thuốc kháng histamin H1: Clorpheniramin, loratadin, cetirizin… Giúp giảm các triệu chứng ngứa mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi…
  • Thuốc kháng sinh: Dùng khi có nhiễm khuẩn hoặc bội nhiễm vi khuẩn.
  • Nhóm thuốc chống viêm, giảm phù nề Glucocorticoid: Prednisone, prednisolone, dexamethasone…. chỉ dùng khi trẻ bị viêm mũi xoang nặng và mạn tính hoặc có biến chứng.

Các loại thuốc tân dược chữa viêm mũi dị ứng có thể khiến trẻ gặp phải một số tác dụng phụ nguy hiểm
Các loại thuốc tân dược chữa viêm mũi dị ứng có thể khiến trẻ gặp phải một số tác dụng phụ nguy hiểm

Thuốc dùng tại chỗ:

  • Thuốc nhỏ mũi hoặc phun xịt có chứa NaCl 0,9%.
  • Thuốc xịt chứa corticoid: Rhinocort, Flixonase,  Pivalone…. chống viêm, giảm phù nề niêm mạc mũi.
  • Thuốc xịt chứa hoạt chất co mạch: Xylometazolin 0.05% – 0.1% (biệt dược Otilin, Otrivin, Coldi-B…) giảm ngạt mũi, chảy nước mũi.

Phương pháp Tây y điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em có ưu điểm là tác dụng nhanh chóng, giảm triệu chứng rõ rệt nhờ các loại thuốc kháng histamin, corticoid, hoặc thuốc xịt mũi.

Nhược điểm của phương pháp này là tiềm ẩn tác dụng phụ như buồn ngủ, khô mũi, chảy máu cam, đặc biệt khi sử dụng lâu dài. Bên cạnh đó, Tây y chỉ tập trung kiểm soát triệu chứng mà không giải quyết nguyên nhân gốc rễ của bệnh, do đó dễ tái phát khi ngưng thuốc.

Chữa viêm mũi dị ứng ở trẻ bằng bài thuốc Đông y

Đông y xếp bệnh viêm mũi dị ứng vào phạm vi chứng “tỵ trất”, “tỵ cừu” và “tỵ uyên”. Theo các tài liệu y học cổ truyền, viêm mũi dị ứng thực chất là bản hư tiêu thực.

Nguyên nhân gây bệnh được xác định là do phế, tỳ, thận suy nhược khiến ngoại tà (phòng hàn, nhiệt độc, dị khí) tấn công. Hai yếu tí này khi kết hợp với nhau gây hao tổn tân dịch, phế khí hư nhiệt, đề kháng suy giảm mà hình thành bệnh.

Để chữa bệnh này, Đông y áp dụng nguyên tắc chữa bệnh từ gốc, bổ chính khu tà. Các bài thuốc vừa tấn công vào gốc rễ, loại bỏ căn nguyên gây bệnh, vừa tán hàn, thanh nhiệt đẩy lùi triệu chứng. Nhờ vậy, bệnh sẽ nhanh chóng được cải thiện từ bên trong, nâng cao khả năng đề kháng, ngừa bệnh tái phát.

Một số bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng ở trẻ em:

  • Bài thuốc 1: Quế chi 6g, gừng 6g, bạch chỉ 10g, bèo cái (bỏ rễ) 12g, ké đầu ngựa 12g, kinh giới 10g, hành trắng 8g, mã đề 10g, đại táo 3 quả. Đun sắc với nước, uống sáng, chiều.
  • Bài thuốc 2: Bồ công anh, ké đầu ngựa, kim ngân hoa, kinh giới, rau diếp cá mỗi vị 12g, mã đề, lá dâu tằm, cam thảo nam và cúc tần mỗi thứ 8 – 10g, bạc hà 6 – 8g. Đun sắc với 750ml đến khi còn 1 nửa. Cho trẻ uống 2 - 3 lần mỗi ngày.
  • Bài thuốc 3: Rễ đinh lăng, ké đầu ngựa, đậu ván sao, kinh giới, ý dĩ sao và đẳng sâm mỗi thứ 10 - 12g, mã đề, bạc hà và bạch chỉ mỗi thứ 8 – 10g và ngũ vị tử 6g.

Đông y không chỉ chữa khỏi triệu chứng bệnh mà còn làm giảm nguy cơ tái phát
Đông y không chỉ chữa khỏi triệu chứng bệnh mà còn làm giảm nguy cơ tái phát

Điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em bằng Đông y an toàn, ít tác dụng phụ, phù hợp với cơ địa trẻ, đồng thời tăng cường sức đề kháng, giảm tái phát.

Nhược điểm của phương pháp này là đòi hỏi thời gian và sự kiên trì, hiệu quả có thể khác nhau tùy từng trẻ.

Dược liệu hỗ trợ trị bệnh

Dược liệu trong điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em đóng vai trò quan trọng nhờ tính an toàn và hiệu quả lâu dài. Các loại thảo dược như ké đầu ngựa, kim ngân hoa, phòng phong, bạch chỉ, tân di hoa,... có tác dụng kháng viêm, giảm phù nề, làm dịu niêm mạc mũi, giảm tiết dịch, giảm hắt hơi, sổ mũi.

Ngoài ra, một số dược liệu còn có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ phòng ngừa tái phát và giảm mức độ nghiêm trọng của các đợt dị ứng.

Sự kết hợp các dược liệu này trong các bài thuốc cổ truyền hoặc chế phẩm hiện đại đã được chứng minh giúp cải thiện đáng kể triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ, đồng thời giảm thiểu tác dụng phụ so với thuốc Tây y, đặc biệt là corticoid.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em tuy không quá nguy hiểm nhưng rất khó để điều trị dứt điểm. Nhận biết sớm, điều trị đúng cách là cách tốt nhất để giải quyết bệnh và tránh các nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Do vậy, ngay khi có những dấu hiệu ban đầu, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để xác định nguyên nhân và điều trị từ sớm.

Danh sách dược liệu tham khảo
Câu hỏi thường gặp
Bài thuốc nam Tiêu xoang linh dược thang chữa viêm mũi dị ứng của Nhất Nam Y Viện đã điều trị thành công cho hàng nghìn người bệnh. Bài thuốc đã nhận được sự quan tâm của đông đảo người bệnh trên các diễn đàn y khoa, chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, còn không ít người tỏ ra nghi...

Người bị viêm mũi dị ứng vẫn có thể đi bơi nếu tuân theo các biện pháp phòng ngừa thích hợp. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với clo trong nước bể bơi là một nguy cơ cần phải được kiểm soát. Việc chọn bể bơi phù hợp và sử dụng các biện pháp bảo vệ sẽ giúp người bị viêm mũi dị ứng tận hưởng hoạt động bơi lội mà không làm tình trạng sức khỏe trở nên tồi tệ hơn.

Viêm mũi dị ứng không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng triệu chứng có thể được kiểm soát thông qua các biện pháp điều trị như bài thuốc Đông y, Tây y, mẹo tại nhà... Việc tránh các tác nhân gây dị ứng và duy trì môi trường sống sạch sẽ cũng giúp giảm thiểu tình trạng này đáng kể.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Viêm Mũi Dị Ứng Ở Trẻ Em bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan