Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Chắc hẳn bất cứ ông bố bà mẹ nào có con nhỏ cũng đã từng phải lo lắng vì những lần trẻ bị viêm họng. Trẻ bị viêm họng nhưng không ho cũng là một tình trạng viêm họng mà nhiều bé mắc phải. Nhưng, nhiều cha mẹ tin chắc rằng viêm họng thì phải ho, vậy không ho thì sao?

Định nghĩa viêm họng nhưng không ho

Viêm họng không ho là tình trạng niêm mạc họng bị viêm nhiễm nhưng không kèm theo triệu chứng ho. Trẻ vẫn có thể gặp các biểu hiện khác như đau rát họng, khó nuốt, sốt nhẹ, hoặc thậm chí không có triệu chứng gì rõ ràng.

Viêm họng không ho nhưng trẻ vẫn có thể bị đau rát họng, khó nuốt, sốt nhẹ
Viêm họng không ho nhưng trẻ vẫn có thể bị đau rát họng, khó nuốt, sốt nhẹ

Phân loại bệnh

Có nhiều yếu tố có thể dẫn đến viêm họng không ho ở trẻ, bao gồm:

  • Nhiễm virus: Đây là nguyên nhân được nhắc đến đầu tiên vị độ phổ biến của nó. Các loại virus như rhinovirus, adenovirus, coronavirus,... có thể gây viêm họng mà không gây ho.
  • Nhiễm khuẩn: Một số vi khuẩn như liên cầu khuẩn nhóm A cũng có thể gây viêm họng không ho, nhưng thường kèm theo sốt cao và đau họng dữ dội.
  • Dị ứng: Khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi nhà, lông động vật,... trẻ có thể bị viêm họng, ngứa họng nhưng không ho.
  • Khô họng: Do thời tiết hanh khô, uống ít nước, hoặc thở bằng miệng khi ngủ.
  • Các bệnh lý khác: Như trào ngược dạ dày thực quản, viêm amidan, áp xe quanh amidan,...

Nguyên nhân trẻ bị viêm họng nhưng không ho

Viêm họng là một bệnh rất phổ biến ở trẻ em bởi vì nhiều yếu tố ảnh hưởng. Nó có thể là từ thói quen sinh hoạt, ăn uống đồ quá lạnh hay quá nóng hoặc dễ suy giảm sức đề kháng,... 

Viêm họng có thể kèm theo triệu chứng ho hoặc không ho và nguyên nhân của việc trẻ bị viêm họng nhưng không ho cũng tương tự như viêm họng kèm theo triệu chứng ho, đó là:

  • Do virus: Đa số nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng nhưng không ho thường do virus gây ra. Các loại virus gây viêm họng ở trẻ phải kể đến như virus cúm, virus á cúm, virus hợp bào hô hấp, Adenovirus,…
  • Nguyên nhân do vi khuẩn: Các loại vi khuẩn thường thấy đó là phế cầu, tụ cầu, liên cầu,… Nếu bệnh do vi khuẩn gây ra thường bị viêm kéo dài và nguy hiểm hơn so với virus.

Nước đá, nước lạnh là tác nhân gây viêm họng ở trẻ
Nước đá, nước lạnh là tác nhân gây viêm họng ở trẻ

  • Do sức đề kháng yếu: Các đối tượng là trẻ sơ sinh, trẻ sinh non, trẻ bị nhiễm bệnh khác thường có sức đề kháng yếu. Nên chúng dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây bệnh.
  • Do thói quen ăn uống: Trẻ thường xuyên ăn uống đồ lạnh, hoặc ăn đồ quá lạnh, quá nóng, không đảm bảo vệ sinh, chứa nhiều vi khuẩn… cũng là tác nhân khiến trẻ bị viêm họng nhưng không ho.
  • Môi trường ô nhiễm: Do môi trường sinh hoạt ô nhiễm, môi trường nhiều khói thuốc lá, bụi hay thường xuyên cho trẻ nằm điều hòa.
  • Do thời tiết thay đổi: Thời điểm giao mùa và mùa đông là những khoảng thời gian khiến cho trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp nhất.
  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Do vệ sinh răng miệng kém, chưa sạch sẽ làm cho các vi khuẩn dễ xâm nhập, sinh sôi và gây hại tới vòm họng.
  • Đã có tiền sử từng mắc bệnh trước đó: Do trước đó bị viêm họng, viêm amidan cấp tính.

Viêm họng nhưng không ho có nguy hiểm với trẻ em không?

Trên thực tế, ho là một phản xạ có lợi của cơ con người giúp đẩy ra ngoài các vật thể gây kích thích vòm họng. Đó có thể là nhầy đờm, dị vật, tuy nhiên, viêm họng thường ho khan do niêm mạc họng bị kích thích gây ngứa họng và gây ho.

Tuy nhiên, khi trẻ bị viêm họng nhưng không ho thì các mẹ không cần quá lo lắng. Trẻ có các triệu chứng của viêm họng như đau họng, nuốt thức ăn, đồ uống đau, tấy rát họng, niêm mạc họng sưng đỏ hay sốt,… nhưng không có triệu chứng ho là điều rất bình thường và không đáng ngại nếu đúng là viêm họng.

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho cần được cha mẹ chú ý quan sát
Trẻ bị viêm họng nhưng không ho cần được cha mẹ chú ý quan sát

Việc trẻ bị viêm họng nhưng không ho hay có ho không phải điều kiện để chẩn đoán bệnh hay quyết định mức độ nặng của bệnh. Đó chỉ là một triệu chứng kèm theo bệnh viêm họng.

Điều cha mẹ trẻ nên quan tâm ở đây là tình trạng sức khỏe của bé như thế nào nhất là trong các đợt cấp tính như sốt. Cha mẹ cần xác định bé sốt có cao không, sốt liên tục hay không liên tục, trẻ đau họng có ăn uống được không, có nôn không,…

Dù trẻ viêm họng không ho hay có ho thì những triệu chứng trên mới phản ánh được mức độ nặng nhẹ của bệnh. Tuy nhiên, để chắc chắn trẻ có bị viêm họng hay không thì các mẹ cần đưa bé đến các trung tâm y tế để được chẩn đoán chính xác.

Chẩn đoán

Việc chẩn đoán viêm họng không ho ở trẻ đòi hỏi sự thăm khám kỹ lưỡng của bác sĩ, bao gồm:

  • Hỏi bệnh sử: Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng của trẻ, thời gian xuất hiện, các yếu tố nguy cơ (tiếp xúc với người bệnh, dị ứng,...)
  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ kiểm tra họng, tai, mũi của trẻ, quan sát các dấu hiệu viêm nhiễm, sưng tấy, hoặc bất thường khác.
  • Xét nghiệm: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định làm xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch họng, hoặc các xét nghiệm chuyên sâu khác để xác định nguyên nhân gây bệnh và loại trừ các bệnh lý khác.

Việc chẩn đoán chính xác là rất quan trọng để có phương pháp điều trị phù hợp và ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra.

Cách chữa tình trạng trẻ bị viêm họng nhưng không ho?

Khi trẻ bị viêm họng, không ít cha mẹ lại tìm đến thuốc kháng sinh, đây thực sự là một lựa chọn chưa tốt. Bởi thuốc kháng sinh dùng lâu ngày sẽ làm cơ thể bé suy yếu khả năng tự miễn dịch với tác nhân gây bệnh. 

Trẻ nhỏ cơ thể vẫn còn non nớt, các chức năng của toàn cơ thể chưa hoàn thiện. Chính vì vậy khi trẻ bị viêm họng nhưng không ho,  cha mẹ cần phải hết sức thận trọng trong lựa chọn cách điều trị. 

Hiện nay, có rất nhiều cách chữa và điều trị cho trẻ bị viêm họng nhưng không ho bằng đông y, tây y hay theo phương pháp dân gian. Tuy nhiên, việc bố mẹ áp dụng bất cứ phương pháp nào cho trẻ cũng cần tìm hiểu kỹ lưỡng và nghe tư vấn từ các  bác sĩ.

Dưới đây là một số cách chữa trị được nhiều cha mẹ áp dụng cho con em mình.

  • Cho bé súc miệng nước muối thường xuyên

Đây là một trong những cách chữa viêm họng đơn giản nhất và ít tốn kém, nhưng lại có hiệu quả bất ngờ cho trẻ. Nếu trẻ bị viêm họng nhưng không ho, cha mẹ hãy cho trẻ thường xuyên súc miệng nước muối loãng nồng độ 5%.

Cha mẹ bé có thể tự pha hoặc mua sẵn nước muối đóng chai ở các cửa hàng thuốc. Mỗi ngày nên cho bé súc miệng từ 5 – 7 lần vào lúc bé đi ngủ, ngủ dậy hoặc sau ăn,... để có thể đạt được hiệu quả.

  • Quất hấp đường phèn

Cha mẹ chọn 5 – 7 quả quất non (quả tắc), cắt lát cùng với 3 thìa đường phèn. Sau đó mang đi hấp cách thủy 30 phút đến khi đường tan hết. Cho trẻ dùng khi nguội, mỗi lần dùng từ 2 đến 3 thìa cà phê và dùng 3 – 4 lần trên ngày.

  • Cách chữa trị cho trẻ bị viêm họng nhưng không ho bằng húng chanh và lá hẹ

Nguyên liệu cần chuẩn bị cho phương pháp này là 5 quả quất non, 3 thìa canh đường phèn, 1 bó hẹ nhỏ, 50g lá húng chanh (khoảng 25 lá) và 2 - 3 lát gừng. 

Cha mẹ thực hiện bằng cách: Cho lá húng chanh + gừng + hẹ +200ml nước vào máy xay nhỏ. Cho ra bát rồi đổ đường phèn và quất non đã thái lát vào hấp cách thủy 30 phút cho đến khi đường tan hết. Lấy ra, bỏ ra lọc bã lấy nước cốt cho bé ngày dùng 3 đến 4 lần. 

Đây là một trong những cách chữa trị cho trẻ bị viêm họng nhưng không ho và có kèm ho rất hiệu quả mà nhiều cha mẹ đã áp dụng cho bé tại nhà.

  • Mật ong chanh đào chữa viêm họng nhưng không ho ở trẻ

Mật ong có vị ngọt, tính ấm giúp làm dịu cơn đau họng của trẻ nhỏ. Chanh có nhiều vitamin C, đồng thời có khả năng kháng viêm rất tốt. Tuy nhiên, chỉ sử dụng mật ong chanh đào điều trị cho trẻ bị viêm họng không ho từ 1 tuổi trở lên. 

Mật ong chanh đào chữa viêm họng nhưng không ho ở trẻ rất tốt
Mật ong chanh đào chữa viêm họng nhưng không ho ở trẻ rất tốt

Cách tiến hành của phương pháp này cũng tương tự như các phương pháp ở trên. Cha mẹ cho chanh đào và mật ong vào bát, đem đi hấp cách thủy khoảng 30 phút. Sau đó lọc lấy nước cốt chanh đào mật ong cho trẻ uống. Với những trẻ lớn hơn, có thể lấy lát chanh cho bé ngậm trực tiếp.

Cho trẻ sử dụng ngày 2-3 lần, thực hiện khi còn ấm, sau ăn để tránh kích ứng dạ dày của trẻ.

Cách phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả cao

Để phòng ngừa tình trạng trẻ bị viêm họng nhưng không ho tái phát, cha mẹ hãi áp dụng cho những biện pháp cải thiện cho trẻ như sau:

  • Chú ý đến biểu hiện của trẻ khi thời tiết lúc giao mùa, mặc quần áo cho trẻ đủ ấm.
  • Mùa hè nên bật điều hòa ở nhiệt độ vừa phải, không nên bật quá thấp, nhiệt độ thích hợp cho trẻ là từ 25 - 27 độ C
  • Khi ngủ, không nên bật quạt, điều hòa hướng thẳng vào người bé
  • Thực đơn ăn uống của bé cần có đủ các dinh dưỡng cần thiết. Điều này giúp đảm bảo bé được bổ sung đủ các chất thiết yếu cho cơ thể và nâng cao hệ đề kháng của bé. Đặc biệt nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C để giúp bé tăng sức đề kháng cho cơ thể
  • Hạn chế cho bé ăn hoặc uống đồ uống lạnh như nước đá, kem
  • Thường xuyên cho bé súc miệng bằng nước muối sau khi ăn, trước và sau khi ngủ, ngủ dậy.

Kết luận

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho là triệu chứng rất bình thường ở trẻ nên cha mẹ có thể yên tâm. Bên cạnh đó, có rất nhiều trường hợp ho hay không ho nhưng không phải đều là viêm họng. Bởi vậy, các phụ huynh cũng không nên chủ quan với bệnh viêm họng của bé vì từ viêm họng nếu để kéo dài sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác.


Top địa chỉ phòng khám Trẻ Bị Viêm Họng Nhưng Không Ho


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan