Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm tai giữa mạn tính có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng lân cận, thủng màng nhĩ, suy giảm thính lực,… Do đó bệnh nhân cần được chăm sóc đúng cách. Thế nhưng làm thế nào để chăm sóc viêm tai giữa mạn tính hiệu quả? bài viết sau đây của Tapchidongyorg sẽ cung cấp đến bạn thông tin chi tiết.

Chăm sóc viêm tai giữa mạn tính và lời khuyên đến từ các chuyên gia
Chăm sóc viêm tai giữa mạn tính và lời khuyên đến từ các chuyên gia

Hướng dẫn chăm sóc viêm tai giữa mạn tính

Viêm tai giữa mạn tính là tình trạng viêm tai kéo dài trên 6 tuần. Các dấu hiệu chính của bệnh có thể kể đến như: mủ tai kéo dài, chảy dịch nhầy, khi có biến chứng xâm lấn nội sọ thì người bệnh sẽ đau đầu, chóng mặt,… Để ngăn chặn tình trạng bệnh diễn biến phức tạp, người bệnh cần được chăm sóc theo hướng dẫn dưới đây.

Chế độ dinh dưỡng dành cho người mắc bệnh viêm tai giữa mạn tính

Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định quá trình trị bệnh viêm tai giữa diễn ra hiệu quả hay không. Do đó khi chăm sóc viêm tai giữa mạn tính, bạn cần chú ý bổ sung và kiêng cữ những nhóm thực phẩm sau.

Viêm tai giữa mạn tính kiêng thực phẩm nào?

Để không làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn, người bệnh cần hạn chế các thực phẩm sau:

  • Thực phẩm gây dị ứng: Ngô, trứng, hải sản, đậu nành, lúa mì,… có thể là nguyên nhân khiến bệnh chuyển biến xấu đi. Những thực phẩm này có thể kích thích cổ họng, khiến người bệnh ho nhiều và đau nhức tai.
  • Thức ăn cay, nóng, nhiều gia vị: Khi bị bệnh, nếu bạn sử dụng thực phẩm quá cay, nóng sẽ ảnh hưởng xấu đến dạ dày, đồng thời gây bốc hỏa, sưng viêm ở tai. Do đó, trong quá trình chăm sóc viêm tai giữa mạn tính, bạn nên hạn chế cho người bệnh ăn nhóm thực phẩm này.
  • Những thực phẩm nhiều đường: Đối với trẻ nhỏ, bánh kẹo, bánh kem, mứt… là những món ăn vặt yêu thích. Thế nhưng đối với người bị bệnh viêm tai giữa, chúng ta nên kiêng các đồ ngọt, chứa nhiều đường. Lượng đường quá cao có thể dẫn đến tình trạng tăng đường huyết trong máu. Từ đó gây ù tai, ức chế hệ miễn dịch làm bệnh diễn biến xấu, lâu khỏi.
  • Các món ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ: Gà rán, khoai tây chiên,… là món ăn khoái khẩu của nhiều người nhưng lại là nguyên nhân khiến bệnh viêm tai giữa diễn biến xấu đi. Nếu sử dụng nhóm thực phẩm này quá nhiều, tình trạng sưng viêm gây đau đớn sẽ diễn ra nặng nề hơn.
  • Đồ ăn cứng, khó nuốt: Viêm tai giữa mạn tính thường đi kèm với bệnh viêm amidan, viêm họng. Do đó, việc sử dụng những thực phẩm cứng, khó nuốt có thể gây tổn thương họng. Từ đó gián tiếp khiến bệnh viêm tai trở nên trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, khi nhai các món khô cứng, lực hàm phải hoạt động liên tục. Điều này dẫn đến tình trạng đau tai, ù tai, khó chịu.
  • Các món từ gạo nếp: Một trong những điều tối kỵ bạn cần nắm khi chăm sóc viêm tai giữa mạn tính đó là sử dụng đồ nếp cho người bệnh. Người mắc bệnh viêm tai giữa cần kiêng hoàn toàn các món ăn như xôi, bánh nếp, bánh bao, bánh khúc, nếp cẩm,… Các món từ gạo nếp khiến tình trạng sưng viêm trầm trọng hơn, đồng thời kích thích vết thương tạo mủ, gây bít tai và suy giảm thính lực.
  • Đồ uống lạnh, các chất kích thích: Khi điều trị viêm tai giữa, việc sử dụng rượu, bia, thuốc lá, đồ lạnh sẽ khiến tình trạng sưng viêm diễn biến xấu. Từ đó có thể khiến người bệnh suy giảm thính lực, ù tai cùng nhiều biến chứng khác.
Viêm tai giữa mạn tính không nên ăn đồ khô, đồ sấy
Viêm tai giữa mạn tính không nên ăn đồ khô, đồ sấy

Viêm tai giữa mạn tính nên ăn gì?

Nguyên tắc cơ bản khi điều trị viêm tai giữa mạn tính đó là đào thải mủ trong ống tai để tránh tình trạng tắc nghẽn. Bên cạnh đó nâng cao sức đề kháng để đẩy lùi bệnh. Do đó, bạn cần chú ý bổ sung những nhóm thực phẩm như sau:

  • Thức ăn giàu chất béo omega – 3 và iot: Những đồ ăn giàu iot và chất béo omega – 3 có khả năng cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh. Bạn có thể bổ sung các chất này bằng cách sử dụng các thực phẩm như: hàu, ghẹ, cá biển, rong biển, ốc, cá hồi,…
  • Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Vitamin và khoáng chất là những điều không thể thiếu cho một sức khỏe tốt. Vitamin giúp đẩy lùi tình trạng đau đầu do bệnh viêm tai giữa gây nên. Bên cạnh đó, nó còn giúp người bệnh tăng thính lực và bảo vệ lớp niêm mạc lót của tai ngoài. Do đó, người bị bệnh cần ăn nhiều gan bò, cà rốt, dầu hướng dương,… để bổ sung vitamin A, D, E vô cùng tốt cho cơ thể.
  • Nhóm đồ ăn giàu kẽm: Nguyên nhân khiến người bệnh bị ù tai, chóng mặt, hoa mắt,… đó là do cơ thể thiếu kẽm. Do đó, người mắc bệnh viêm tai giữa nên bổ sung thực phẩm giàu kẽm vào bữa ăn hàng ngày để cải thiện sức khỏe.
  • Đồ ăn giàu chất sắt và chất xơ: Đối với những bệnh nhân bị ù tai nặng và có tiền sử thiếu máu, chúng ta cần đặc biệt bổ sung chất xơ và chất sắt vào cơ thể. Các món ăn chứa nhiều sắt có thể kể đến như: thịt bò, lợn, gà, gan, nội tạng động vật,… Thực phẩm nhiều chất xơ bạn có thể đưa vào thực đơn như: các loại rau xanh, cà rốt, cam, chuối, yến mạch,…
Thực phẩm giàu chất béo và omega 3 tốt cho người bệnh
Thực phẩm giàu chất béo và omega 3 tốt cho người bệnh

Vệ sinh tai mũi họng đúng cách

Như chúng ta đã biết, tai mũi và họng vốn là 3 bộ phận thông với nhau. Do đó, để chăm sóc viêm tai giữa mạn tính hiệu quả, chúng ta cần chú ý đặc biệt đến ba bộ phận này.

Cách vệ sinh tai giữa cho người bệnh

Cách vệ sinh tai thông thường như sau:

  • Để vệ sinh tai đúng cách, trước hết chúng ta làm ẩm khăn mềm bằng nước ấm rồi lau xung quanh khu vực vành tai. 
  • Sau đó, ta xoắn khăn vào trong để lau ống tai ngoài. 
  • Thực hiện các thao tác này một cách nhẹ nhàng để không làm ảnh hưởng đến vết thương.

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể vệ sinh tai bằng nước muối sinh lý:

  • Trước tiên, ta dùng 2 đến 3 giọt nước muối nhỏ vào tai người bệnh. 
  • Sau đó để bệnh nhân nằm nghiêng qua một bên, kê giấy phía dưới để dịch chảy ra ngoài. 
  • Bạn dùng bông gòn lau sạch vùng ống tai ngoài. 
  • Mỗi ngày, thực hiện rửa tai hai lần để cho kết quả tốt nhất.

Vệ sinh mũi, họng đúng cách cho người mắc bệnh viêm tai giữa mạn tính

Để vệ sinh mũi, họng, ta dùng nước muối sinh lý nhỏ vào mũi, họng người bệnh ngày 2 – 3 lần. Cách này sẽ giúp bệnh nhân làm sạch khoang mũi họng, ngăn chặn tình trạng vi khuẩn lây lan từ khu vực mũi, họng qua tai giữa.

Người mắc bệnh viêm tai giữa mạn tính có thể bị sổ mũi, nghẹt mũi. Đối với trẻ nhỏ, sau khi nhỏ nước muối, bạn có thể dùng dụng cụ hút mũi để làm sạch cho bé. Việc hút mũi phải được thực hiện nhẹ nhàng, không lạm dụng khiến niêm mạc mũi bị tổn thương. Ngoài ra, bạn cũng nên khử trùng dụng cụ hút mũi trước khi sử dụng.

Vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý
Vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý

Chăm sóc viêm tai giữa mạn tính bằng cách sinh hoạt lành mạnh

Bên cạnh thói quen ăn uống hay cách vệ sinh tai mũi họng, chúng ta cũng cần xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh bằng cách:

  • Tập thể dụng đều đặn: Hoạt động thể chất đều đặn giúp cơ thể kiểm soát cân nặng, tăng cường sức đề kháng và giảm thiểu khả năng mắc bệnh. Bạn có thể chọn bài tập phù hợp với từng lứa tuổi và thể trạng. Chỉ cần hoạt động từ 15 đến 30 phút mỗi ngày, bạn sẽ cảm thấy tình thần sảng khoái, phấn chấn và khỏe mạnh hơn.
  • Ngủ đủ, ngủ đúng giờ: Xây dựng chế độ ngủ nghỉ khoa học luôn là yếu tố giúp chúng ta khỏe mạnh, tỉnh táo. Bạn nên đi ngủ trước 11 giờ đêm và ngủ đủ 8 tiếng. Việc thức quá khuya sẽ ảnh hưởng đến quy trình đào thải và hoạt động của cơ thể. Từ đó khiến bạn suy giảm miễn dịch, dễ mắc bệnh, yếu ớt, giảm trí nhớ, tăng nguy cơ mắc bệnh…
  • Không sử dụng các chất kích thích: Những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… chính là “thủ phạm” của nhiều căn bệnh. Đặc biệt, thuốc lá có ảnh hưởng vô cùng xấu với người mắc bệnh viêm tai giữa mạn tính. Do đó bạn cần tránh xa thuốc lá và khói thuốc lá.
  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân: Dù là người lớn hay trẻ em, chúng ta đều cần xây dựng thói quen vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Thực hiện tắm rửa, đánh răng hàng ngày để ngăn chặn sự tấn công của các loại vi khuẩn. Từ đó giảm thiểu khả năng mắc bệnh, đặc biệt là bệnh về đường hô hấp.
  • Đảm bảo vệ sinh môi trường sống: Môi trường sống sạch sẽ giúp chúng ta tránh khỏi các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Do đó, khi chăm sóc viêm tai giữa mạn tính, chúng ta cần vệ sinh môi trường sống thường xuyên. Thực hiện đeo khẩu trang khi đi ngoài đường hoặc đến các khu vực ô nhiễm.
Chăm sóc viêm tai giữa mạn tính bằng cách sinh hoạt lành mạnh
Chăm sóc viêm tai giữa mạn tính bằng cách tập thể dục đều đặn

Lời khuyên của chuyên gia khi chăm sóc viêm tai giữa mạn tính

Những phương pháp chăm sóc cho người bệnh viêm tai giữa mạn tính có thể gây một số tác dụng không mong muốn. Do đó, bạn cần ghi nhớ một số lời khuyên đến từ các chuyên gia như sau:

  • Khi vệ sinh cho bệnh nhân bị viêm tai giữa, bạn không được tự ý sử dụng oxy già hay bất kỳ thuốc nhỏ tai nào cho người bệnh mà chưa được bác sĩ đồng ý.
  • Những dụng cụ vệ sinh tai mũi họng cần được khử trùng sạch sẽ trước khi sử dụng.
  • Không tùy tiện chọc ngoáy vào sâu trong tai, khiến tai bị tổn thương trầm trọng hơn.
  • Khi bệnh nhân bị sốt, chúng ta cần dùng khăn ấm để chườm giúp cơ thể hạ nhiệt. Đồng thời dùng thuốc hạ sốt khi người bệnh sốt quá cao.
  • Trong quá trình chăm sóc viêm tai giữa mạn tính, nếu thấy người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ có các biểu hiện như: liên tục kêu đau, sốt cao liên tục, nôn hoặc tiêu chảy kéo dài,… thì lập tức đưa con đến cơ quan y tế gần nhất thăm khám.
  • Khi đang sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ, người bệnh cần uống thuốc đúng liều lượng. Khi hết thuốc phải tái khám để được chỉ định, tránh tình trạng tự ý mua thuốc uống khi không có sự đồng ý của bác sĩ khiến tình trạng bệnh chuyển biến phức tạp.
  • Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ tên tiêm chủng đầy đủ cho con để ngăn chặn các bệnh như cúm, viêm màng não,…

Trên đây là cách chăm sóc viêm tai giữa mạn tính mà chúng ta cần nắm. Cùng với phương pháp điều trị phù hợp, bệnh sẽ nhanh chóng được dứt điểm. Đừng quên tham vấn thêm ý kiến của bác sĩ chuyên môn để quá trình chữa bệnh diễn ra nhanh chóng nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan
la-bach-dan-chua-viem-xoang
thuoc-dong-y-tri-viem-amidan
chua-viem-amidan-bang-rau-diep-ca
viem xoang cap mu
tre-bi-viem-hong-nhung-khong-ho
alpha-choay-viem-hong
viem-tai-giua-co-an-duoc-thit-ga-khong
phan-hoi-nguoi-benh-dung-bai-thuoc-tai-mui-hong-do-minh-duong