Viêm tai giữa là căn bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người bệnh. Theo đó, nếu người bệnh không phát hiện sớm và tuân thủ các nguyên tắc điều trị của bác sĩ có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bệnh viêm tai giữa là gì? Phân loại cấp bệnh
Theo các chuyên gia y tế cho biết, viêm tai giữa là một nhóm các bệnh gây viêm ở tai giữa thường xuất phát từ một nhiễm trùng đường hô hấp trước đó lây sang mà chủ yếu là vùng họng. Khi ống tai nối với vùng họng bị tắc do viêm họng, đờm sẽ khiến dịch tụ lại phía sau màng nhĩ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn trong dịch sinh sôi và phát triển, một số ít còn lại thì do tác động của yếu tố bên ngoài.
Bệnh diễn tiến qua hai dạng chính là viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa có dịch tiết. Thông thường, người bệnh sẽ khỏi sau khoảng 7 – 15 ngày nếu điều trị sớm, đúng cách. Tuy nhiên vẫn có đến 30% người bệnh bị viêm tai giữa để bệnh kéo dài dai dẳng gây biến chứng nguy hiểm cụ thể như:
- Viêm tai giữa cấp: Do tình trạng viêm nhiễm kéo dài kết hợp với không điều trị đúng cách gây tổn thương tai giữa, màng nhĩ nặng hơn có thể làm chảy dịch liên tục, suy giảm thính lực…
- Viêm tai giữa có dịch tiết: Bệnh thường không có các triệu chứng rõ ràng, đôi khi có cảm giác nặng tai, ù hoặc ngứa tai hay còn được gọi là tai giữa có dịch không gây nhiễm trùng.
Do đó người bệnh cần chủ động tìm hiểu những kiến thức liên quan đến đầu bệnh để phát hiện và điều trị bệnh sớm nhất, tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sức khỏe của chính mình.
Triệu chứng viêm tai giữa là gì?
Triệu chứng bệnh viêm tai giữa phụ thuộc rất lớn vào độ tuổi, tình trạng bệnh của mỗi người. Cụ thể như sau:
Với trẻ em:
- Thường sốt cao từ 39 đến 40 độ C.
- Trẻ quấy khóc nhiều, không chịu ăn uống.
- Về đêm trẻ không chịu ngủ, luôn khó chịu, dễ nổi nóng.
- Xuất hiện dịch chảy ra từ tai, sưng, đỏ tai.
- Trẻ phản ứng chậm với âm thanh.
- Trẻ sơ sinh thường hay gãi, dụi vào trong tai, trẻ biết nói sẽ kêu đau, ngứa tai.
- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, đi vệ sinh nhiều lần, phân lỏng.
Với người lớn:
Ngoài những triệu chứng bệnh như trẻ em, người trưởng thành có thể xuất hiện thêm một số biểu hiện như:
- Đau nhức tai kèm ngứa ngáy, khó chịu
- Hay bị ù tai, khó nghe.
- Dịch tai bị chảy ra ngoài và có mùi tanh, hôi.
- Phản ứng với âm thanh chậm.
- Buồn nôn và hay ói mửa.
- Nếu bệnh kéo dài có thể bị sưng tai, nổi hạch.
- Cơ thể mệt mỏi, không thể tập trung làm việc.
Những triệu chứng này thường xuất hiện ở một hoặc cả hai bên tai sau đó giảm nhẹ và tái diễn trong khoảng 3 tháng. Trong giai đoạn này nếu người bệnh không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe.
Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa do đâu?
Nguyên nhân chính gây bệnh viêm tai giữa là do các loại virus, vi khuẩn phát triển trong tai giữa bắt nguồn từ các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như ho, cảm cúm, viêm họng, viêm mũi… Ngoài ra bệnh lý này có thể do một số nguyên nhân khác như:
- Ảnh hưởng các bệnh hô hấp: Bệnh viêm họng, viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan kéo dài cũng có thể dẫn đến bệnh viêm tai giữa.
- Do chấn thương: Người bệnh có tiền sử chấn thương gây thủng màng nhĩ cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa.
- Do cơ thể chưa hoàn thiện: Trường hợp này chỉ xảy ra đối với trẻ em sơ sinh đo kích thước và hình dạng ống Eustachian chưa phát triển hoàn thiện tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
- Môi trường sống: Thường xuyên tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm, chất lượng không khí kém cũng tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa.
- Thay đổi thời tiết đột ngột: Thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi liên tục khiến cơ thể không thích ứng kịp.
Bên cạnh đó, một số yếu tố khác như tuổi tác, khói thuốc lá, chế độ sinh hoạt… cũng là một trong những tác nhân gây bệnh viêm tai giữa. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của chính mình bạn cần hạn chế tiếp xúc và phòng tránh những tác nhân này.
Bệnh viêm tai giữa có tự khỏi được không? Có nguy hiểm không?
Trả lời câu hỏi “bệnh viêm tai giữa có tự khỏi được không?” các chuyên gia y tế cho biết: Bệnh viêm tai hầu như KHÔNG THỂ TỰ KHỎI, đa số các trường hợp bị bệnh viêm tai giữa rất khó để điều trị dứt điểm nếu không có sự can thiệp đúng cách, kịp thời.
Đặc biệt với những người bệnh chủ quan, không chịu điều trị có thể diễn tiến nghiêm trọng và để lại một số biến chứng nguy hiểm như:
- Suy giảm thính lực: Đây là biến chứng phổ biến, thường gặp nếu không điều trị kịp thời sẽ khiến bệnh nặng hơn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến màng nhĩ, thậm chí là mất thính lực vĩnh viễn.
- Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ: Khi trẻ bị viêm tai lâu ngày ngoài suy giảm thính lực có thể dẫn đến điếc, sự phát triển các kỹ năng giao tiếp, nói…
- Nhiễm trùng truyền nhiễm: Tình trạng viêm nhiễm tai kéo dài có thể lây lan sang các vùng bên cạnh gây ảnh hưởng các mô lân cận mà chủ yếu là gây nhiễm trùng xương chũm gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tính mạng.
- Thủng màng nhĩ: Khi bệnh tiến diễn trong một thời gian dài các dịch nhầy và chất lỏng bị tích tụ quá nhiều ở trong tai làm tăng áp lực lên màng nhĩ, làm cho màng nhĩ bị thủng.
- Viêm màng não, áp xe não: Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.
Phương pháp chẩn đoán bệnh chính xác
- Hỏi bệnh sử và thăm khám: Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng (đau tai, chảy mủ, giảm thính lực...) và các yếu tố nguy cơ (tiền sử bệnh, dị ứng,...). Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra tai bằng mắt thường và đèn soi tai.
- Đo thính lực: Đánh giá mức độ giảm thính lực do viêm tai giữa gây ra.
- Nội soi tai: Quan sát chi tiết bên trong tai giữa để phát hiện các dấu hiệu viêm nhiễm, thủng màng nhĩ,...
- Chọc dò màng nhĩ (nếu cần): Lấy dịch hoặc mủ từ tai giữa để giảm đau, cải thiện thính lực và làm xét nghiệm tìm tác nhân gây bệnh.
- Hình ảnh học (nếu cần): Chụp CT scan hoặc MRI để đánh giá mức độ viêm nhiễm và phát hiện các biến chứng như viêm xương chũm, áp xe não,...
Việc kết hợp các phương pháp này giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Người bệnh cần nghiêm túc tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Những đối tượng dễ mắc bệnh nhất là ai?
Viêm tai giữa là bệnh lý nguy hiểm có thể gặp ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, bệnh thường xảy ra với những người có hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu do đó dễ bị các vi khuẩn gây bệnh tấn công, xâm nhập. Cụ thể như sau:
- Viêm tai giữa trẻ em: Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh viêm tai giữa do cơ thể chưa hoàn thiện, hệ miễn dịch yếu kém.
- Cơ địa nhạy cảm: Sự thay đổi đột ngột của thời tiết khiến cơ thể không thích ứng kịp.
- Người trưởng thành: Người trưởng thành cũng có nguy cơ mắc bệnh cao đặc biệt là nam giới, người thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia…
- Người cao tuổi: Người già sức để kháng suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập.
- Phụ nữ có thai: Thông thường khi có thai hệ miễn dịch trong cơ thể phụ nữ bị suy giảm nên các tác nhân gây bệnh dễ dàng xâm nhập.
Để điều trị dứt điểm bệnh viêm tai giữa cần rất nhiều thời gian nhất là những đối tượng trên. Do đó, để quá trình điều trị được rút ngắn và tránh được những biến chứng nguy hiểm bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh.
Biện pháp phòng tránh bệnh viêm tai giữa
Bệnh viêm tai giữa là bệnh lý nguy hiểm khó trị dứt điểm và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa là điều vô cùng cần thiết. Cụ thể như sau:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng tai, sau khi tắm và bơi, phải lau chùi sạch nước trong tai.
- Chủ động phòng tránh các bệnh về hô hấp.
- Tránh xa môi trường ô nhiễm, bụi bẩn.
- Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Đổi với trẻ em hãy giữ tư thế ngồi thẳng khi bú, tránh tư thế nằm, nên cho trẻ bú bình để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn.
- Tim những loại vắc xin phù hợp cho trẻ như cúm, sởi… Tuy nhiên, phải được sự cho phép của bác sĩ.
- Giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh, đặc biệt là vùng cổ, lòng bàn chân.
- Khi trẻ bị viêm họng, viêm mũi… cần trị dứt điểm bệnh.
- Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh.
- Cần đến bệnh viện thăm khám và điều trị khi xuất hiện các triệu chứng bệnh.
Khi nào người bệnh cần đến gặp bác sĩ?
Viêm tai giữa có thể tự khỏi trong một số trường hợp, nhưng việc thăm khám bác sĩ kịp thời là cần thiết để tránh biến chứng nguy hiểm. Hãy đi khám ngay nếu bạn hoặc con bạn gặp các triệu chứng sau:
Người lớn:
- Đau tai dữ dội, tăng lên khi nằm hoặc thay đổi tư thế đầu.
- Chảy dịch từ tai (trong, đục, lẫn máu hoặc mủ).
- Ù tai, nghe kém, tiếng vang trong tai.
- Sốt cao trên 38 độ C kèm mệt mỏi, đau đầu, chán ăn.
- Chóng mặt, buồn nôn.
- Triệu chứng không cải thiện hoặc nặng hơn sau 2-3 ngày tự điều trị.
Trẻ em:
- Quấy khóc liên tục, khó ngủ.
- Kéo tai, dụi tai do khó chịu.
- Sốt cao trên 38 độ C (đặc biệt ở trẻ dưới 6 tháng tuổi).
- Chảy dịch từ tai.
Các trường hợp đặc biệt:
- Viêm tai giữa liên tục tái phát nhiều lần.
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi bị viêm tai giữa.
- Viêm tai giữa kèm các triệu chứng nghiêm trọng khác (cứng cổ, co giật, liệt mặt...).
Cách điều trị viêm tai giữa phổ biến hiện nay
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh viêm tai giữa mang lại kết quả cao như áp dụng các mẹo dân gian, sử dụng thuốc Tây y và điều trị bằng Đông y. Tuy nhiên, tùy thuộc vào độ tuổi, thể trạng cũng như cấp độ bệnh các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, cụ thể như:
Uống thuốc trị bệnh viêm tai giữa
Sử dụng thuốc Tây y là một trong những phương pháp được sử dụng nhiều nhất hiện nay giúp thuyên giảm các triệu chứng rõ rệt chỉ sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tây cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ, biến chứng nguy hiểm.
Do đó, để đảm bảo an toàn các bác sĩ thường dựa vào nguyên căn gây bệnh sau đó sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả và an toàn. Một số loại thuốc được khuyến cáo sử dụng như:
- Thuốc kháng sinh: Một số loại thuốc kháng sinh, chống viêm thường được sử dụng là nhóm beta-lactam, nhóm macrolid, nhóm quinolon, nhóm kháng sinh aminoglycoside… Đây là những nhóm thuốc kháng sinh có công dụng diệt khuẩn, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn, đặc trị bệnh viêm tai giữa.
- Thuốc chống viêm corticoid, NSAIDs: Loại thuốc này có tác dụng chống viêm mạnh, phục hồi các tế bào tổn thương. Tuy nhiên, loại thuốc này lại gây nhiều tác dụng phụ cho trẻ nhỏ, trường hợp người bị đông máu, viêm loét dạ dày tiến triển…
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Thông thường thuốc được sử dụng cho những trường hợp bệnh nhẹ, phổ biến nhất là Paracetamol giúp hạ sốt và giảm đau nhẹ mang lại cảm giác dễ chịu, thuốc phù hợp cho đối tượng trẻ nhỏ.
- Thuốc nhỏ tai: Các loại thuốc nhỏ tai có khả năng sát khuẩn, giảm, chống viêm hiệu quả, một số loại thuốc thường dùng như polydexa, cortiphenicol,… được sử dụng cho người bệnh không thủng màng nhĩ, effexin và rifamycin thường chỉ định cho người bệnh bị thủng màng nhĩ.
Tuy nhiên trong quá trình sử dụng người bệnh cần lưu ý: Không sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép của các bác sĩ. Có một số loại thuốc dễ gây kích ứng, phản ứng ngược với đối tượng trẻ em nên bố mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Đặc biệt, không nên sử dụng thuốc trong thời gian quá dài sẽ gây nhờn thuốc.
Điều trị bằng mẹo dân gian
Các bài thuốc dân gian trị viêm tai giữa thường sử dụng các nguyên liệu tự nhiên an toàn mang lại hiệu quả cao với số trường hợp bệnh nhẹ, được nhiều người sử dụng. Cụ thể như:
- Rau diếp cá: Rau diếp cá chứa nhiều hoạt chất kháng viêm được nhiều người bệnh sử dụng. Theo đó bạn chỉ cần lấy rau rửa sạch sau đó giã nát lấy nước cốt rồi đem nhỏ vào tai. Thực hiện 3 – 5 ngày sẽ thuyên giảm bệnh.
- Rau kinh giới: Rau kinh giới đun sôi, dùng thay nước uống hàng ngày mang lại kết quả tích cực trong quá trình điều trị bệnh. Theo đó người bệnh nên uống 3 ly một ngày duy trì trong khoảng từ 7 – 10 ngày sẽ cho kết quả mong muốn.
- Cây sống đời: Cây sống đời có tác dụng làm mát, tiêu độc, giảm viêm rất tốt được dân gian sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh viêm tai. Cách làm vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần giã nhuyễn lấy nước cốt sau đó nhỏ vào tai khoảng 2 – 3 giọt mỗi ngày.
- Sáp mật ong: Trong dân gian, sáp mật ong còn có tác dụng kháng viêm, chống kích ứng, làm giảm tình trạng ngứa và đau rát tai được nhiều người áp dụng mang lại kết quả tốt.
- Phèn chua và ngũ bội tử: Mang lại kết quả khá khả quan trong quá trình điều trị bệnh viêm tai giữa, bạn chỉ cần đun phèn chua với ngũ bội tử quyện lại với nhau sau đó lấy hỗn hợp xốp trắng giã nhuyễn và đem sử dụng.
Tuy nhiên, hiệu quả điều trị của các bài thuốc tương đối chậm, phụ thuộc vào cơ địa, thể trạng của mỗi người. Do đó người bệnh cần kiên trì áp dụng đều đặn mỗi ngày trong thời gian dài sẽ cho kết quả.
Chữa viêm tai bằng Đông y
Trong y học cổ truyền, các bài thuốc Đông y điều trị bệnh viêm tai giữa được bào chế dựa trên nguyên tắc cân bằng âm dương không chỉ giúp điều trị chuyên sâu triệu chứng bệnh mà còn phục hồi sức khỏe từ sâu bên trong. Một số bài thuốc Đông y sử dụng trong điều trị viêm tai giữa như sau:
- Bài thuốc 1: Các nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: mần tưới, hồng hoa, bán hạ, hương phụ mỗi vị cũng 10g, bạch linh, xuyên khung, thạch xương bồ mỗi vị 12g, đương quy 15g, sài hồ sau đó sắc thuốc uống mỗi ngày.
- Bài thuốc 2: Chủ yếu sử dụng các dược liệu như: mần tưới, hồng hà, hương phụ, bán hạ mỗi vị cũng 10g, hoàng kỳ, sài đất, phòng sâm, mẫu lệ, kinh giới, bạch truật, cây cứt lợn, chi tử, bạch linh mỗi vị 5g sau đó sắc thuốc uống ngày một bát thuốc.
Bài thuốc Đông y có ưu điểm là khá lành tính, không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, hiệu quả bài thuốc tùy thuộc cơ địa từng người nên bạn cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài. Riêng đối với trẻ em bố mẹ cần tham khảo ý kiến các bác sĩ trước khi sử dụng.
Dược liệu hỗ trợ trị bệnh
Với thế mạnh là nguồn thảo dược dồi dào, mỗi loại có công dụng riêng biệt. Khi bị viêm tai giữa, tùy tình trạng cụ thể mà thầy thuốc sẽ chọn lựa kết hợp các vị cho phù hợp. Các nhóm dược liệu chính được chia theo công dụng như sau:
- Thanh nhiệt giải độc giúp thanh nhiệt cơ thể, giải độc tố, giảm viêm nhiễm.
- Tả hỏa tiêu viêm giúp tả hỏa (giảm nóng trong), giảm đau, tiêu viêm, giảm sưng.
- Lợi thủy thẩm thấp giúp lợi tiểu, giảm phù nề, giảm tiết dịch ở tai giữa.
- Hành khí hoạt huyết giúp điều hòa khí huyết, giảm đau, giảm tắc nghẽn.
- Khu phong tán hàn giúp giải cảm, giảm đau, giảm nghẹt mũi.
- Bổ ích can thận giúp bổ can thận, tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa tái phát.
Dưới đây là một số dược liệu thường được sử dụng trong các bài thuốc YHCT trị viêm tai giữa: Kim ngân hoa, Liên kiều, Hoàng cầm, Bạch truật, Ý dĩ, Sài hồ, Long đởm thảo, Mộc thông.
Bài viết đã cung cấp những thông tin khái quát nhất xoay quanh chủ đề “bệnh viêm tai giữa”. Hy vọng, với những kiến thức bài viết đưa ra sẽ giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về căn bệnh đồng thời có thể lựa chọn cho mình được phương pháp điều trị kịp thời cũng như các biện pháp phòng tránh hiệu quả.
Trẻ bị viêm tai giữa có sốt. Sốt là một trong những biểu hiện điển hình của bệnh. Sốt xuất hiện là do cơ thể trẻ phản ứng với tình trạng viêm nhiễm ở tai giữa, cố gắng đẩy lùi vi khuẩn gây bệnh. Tùy mức độ bệnh, trẻ có thể sốt từ 38,5 độ C đến 40 độ C.
Viêm tai giữa mặc dù có tác nhân chính là do vi khuẩn, vi rút gây ra nhưng chúng ta hoàn toàn yên tâm vì bệnh không có khả năng lây lan. Đặc biệt, với những người mới có dấu hiệu khởi phát, nhận biết sớm, điều trị đúng cách hoàn toàn có thể khỏi ngay tại nhà.
Viêm tai giữa ở trẻ em thường khỏi sau 2-3 ngày nếu được phát hiện và điều trị sớm. Trường hợp dùng kháng sinh, thời gian điều trị có thể kéo dài 5-7 ngày, thậm chí 6-12 tuần nếu trẻ bị viêm tai giữa mãn tính.
So với trẻ em, viêm tai giữa ở người lớn sẽ có mức độ nhẹ hơn. Thế nhưng nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể tiến triển thành mãn tính.
Với câu hỏi viêm tai giữa ở người lớn có nguy hiểm không? Câu trả lời đó là nếu được chữa trị kịp thời thì bệnh không gây ra nhiều biến chứng. Do đó, bạn có thể áp dụng những cách chữa viêm tai giữa mà chúng tôi gợi ý sau đây để điều trị bệnh trong thời gian sớm nhất.
- Sử dụng thuốc Tây
- Cách điều trị tại nhà
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!