Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Chạy thận là phương pháp phổ biến nhất hiện nay đã mở ra cơ hội chữa trị cho nhiều người bị bệnh về thận. Vậy phương pháp này được thực hiện như thế nào, có lưu ý gì không? Đừng bỏ qua những thông tin được cung cấp từ các chuyên gia hàng đầu về chạy thận qua bài viết này.

Chạy thận là gì? Khi nào cần thực hiện?

Chạy thận là phương pháp dùng máy lọc để giúp thận thực hiện chức năng đào thảo chất dư thừa và cặn bã. Đầu tiên, máu sẽ được đưa ra khỏi cơ thể đi vào máy lọc. Sau quá trình lọc nhờ cơ chế riêng thì máu được trả lại cơ thể. Quy trình chạy thận cần được các bác sĩ theo dõi sát sao, đảm bảo diễn ra chuẩn xác nhất.

Phương pháp chạy thận trong điều trị suy thận gồm 3 loại:

  • Chạy thận thông thường: Lúc này, người bệnh sẽ tiến hành khoảng 3 lần/tuần, mỗi lần kéo dài 3 – 4 tiếng tại bệnh viện chuyên khoa.
  • Chạy thận nhân tạo hằng ngày: Người bệnh tự thực hiện hàng ngày tại nhà dưới sự giám sát của bác sĩ.
  • Chạy thận nhân tạo ban đêm: Phương pháp này phải được thực hiện khi người bệnh đang ngủ với tần suất 3 – 6 lần/tuần và 10 giờ/lần.
Tùy vào tình hình sức khỏe mà bác sĩ sẽ chỉ định loại chạy thận phù hợp
Tùy vào tình hình sức khỏe mà bác sĩ sẽ chỉ định loại chạy thận phù hợp

Người bệnh thường được yêu cầu thực hiện phương pháp này khi tình trạng bệnh suy thận đã ở cấp 4, 5. Chạy thận giai đoạn cuối khi bệnh đã cực kỳ nghiêm trọng. Chức năng lọc máu suy giảm nghiêm trọng nên dùng thuốc không hiệu quả. Lúc này, chạy thận và ghép thận là 2 biện pháp cuối cùng để duy trì sự sống.

Cơ chế hoạt động chạy thận như thế nào?

Phương pháp chạy thận mang đến tia hy vọng rất lớn với những người bị bệnh thận giai đoạn cuối. Vậy cơ thế hoạt động của cách điều trị này như thế nào? Các chuyên gia cho biết, phương pháp này dựa trên 3 cơ chế, chi tiết như sau:

  • Cơ chế siêu lọc: Khi chạy thận, nước và các chất cặn bã sẽ chuyển từ khoang máu sang khoang dịch trong máy lọc. Điều này là do áp lực khoang máu lớn hơn áp lực khoang dịch.
  • Cơ chế khuếch tán riêng phần: Nồng độ khoang máu và khoang dịch lọc có sự chênh lệch khá lớn. Do đó khiến những chất cặn, chất dư thừa có trọng lượng phân tử nhỏ di chuyển sang khoang dịch lọc.
  • Cơ chế dòng đối lưu: Quá trình khuếch tán dừng lại khi chất thải đều đã di chuyển sang khoang dịch lọc. Lúc này, nồng độ ở 2 khoang bằng nhau nên không xảy ra khuếch tán ngược chiều trở lại.
Cơ chế siêu lọc trong chạy thận khiến chất cặn bã tách khỏi máu sang khoang dịch lọc
Cơ chế siêu lọc trong chạy thận khiến chất cặn bã tách khỏi máu sang khoang dịch lọc

Chi tiết quy trình chạy thận

Các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện chạy thận cho người bệnh theo 3 bước. Quy trình này phải thực hiện một cách cẩn thận, tỉ mỉ để đảm bảo an toàn. Cụ thể là:

Bước chuẩn bị

Đây là bước cực kỳ quan trọng khi tiến hành chạy thận. Nó được thực hiện trước khi chạy từ 4 – 8 tuần tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh. Bác sĩ sẽ tiến hành tạo mạch máu để dẫn truyền cơ thể với máy lọc theo 1 trong 3 cách sau:

  • Lỗ rò động mạch: Bác sĩ thực hiện kết nối động mạch với tĩnh mạch để tạo lỗ rò ở cánh tay.
  • Phẫu thuật ghép động mạch chủ: Nếu mạch máu của người bệnh quá nhỏ không thể tạo lỗ rò động mạch, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật FAV để tạo đường thông.
  • Ống thông tĩnh mạch trung tâm: Phương pháp cuối cùng là sử dụng ống nhựa vào bên trong tĩnh mạch để thực hiện chạy thận.

Quá trình tiến hành

Đầu tiên, người bệnh sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng sức khỏe hiện tại. Bao gồm đo huyết áp, nhịp tim và cân nặng. Sau đó bác sĩ làm sạch mạch máu dẫn truyền rồi đưa 1 kim vào trong lỗ rò (hoặc ống thông). Kim còn lại sẽ gắn vào máy lọc.

Cuối cùng là khởi động máy để tiến hành lọc máu. Tùy thuộc vào tình hình sức khỏe, mức độ nghiêm trọng của bệnh mà thời gian khi thực hiện của mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau.

Quá trình này sẽ được các bác sĩ theo dõi sát sao trong suốt quá trình. Người bệnh vẫn có thể xem phim, đọc sách, nói chuyện. Tuy nhiên, cơ thể có thể  xuất hiện triệu chứng bất thường, khó chịu. Lúc này, nhất định phải xin ý kiến của bác sĩ để xử lý kịp thời.

Bác sĩ cần theo dõi liên tục trong quá trình chạy thận để kịp thời xử lý phát sinh
Bác sĩ cần theo dõi liên tục trong quá trình chạy thận để kịp thời xử lý phát sinh

Kết thúc chạy thận

Khi quá trình lọc máu kết thúc, người bệnh cần nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe. Sau đó người bệnh vẫn có thể sinh hoạt như hàng ngày. Tuy nhiên vẫn cần hạn chế hoạt động mất nhiều sức. Bên cạnh đó, hãy chú ý đảm bảo vệ sinh mạch máu dẫn truyền, tuyệt đối không được để nhiễm trùng.

Chạy thận có nguy hiểm không?

Chạy thận giúp thay thế chức năng lọc máu, từ đó người bệnh có cơ hội kéo dài sự sống. Tuy nhiên, phương pháp này không hẳn an toàn tuyệt đối. Người bệnh phải đối mặt với một số nguy hiểm trong khi thực hiện như:

  • Hạ huyết áp: Tốc độ bơm máu khá cao, dịch lọc có nhiệt độ cao, quy trình thực hiện nay khiến người bệnh không thể thích ứng ngay. Hoặc một số người sử dụng thuốc trị huyết áp trước đó khiến cơ thể bị hạ huyết áp. Có đến khoảng 30% trường hợp này diễn ra khi điều trị.
  • Buồn nôn và nôn: Mất cân bằng thẩm thấu, huyết áp hạ thấp khiến 5-15% người bệnh cảm thấy buồn nôn và nôn.
  • Đau ngực, đau lưng: Biến chứng này xảy ra ở 2 – 5% bệnh nhân, nhất là những người chạy thận lần đầu hoặc bị bệnh thiếu máu cơ tim.
  • Chuột rút: Hạ huyết áp, nồng độ natri thấp, quá trình lọc nhanh làm cho 5 – 20% người bệnh bị chuột rút.
  • Ngứa: Nếu người bệnh bị dị ứng với dịch lọc sẽ gây ra hiện tượng ngứa ngáy khó chịu.
  • Phù phổi: Nếu chất lỏng nạp vào cơ thể quá nhiều so với quy định sẽ xảy ra phù phổi.
  • Biến chứng khác: Người bệnh có thể bị giãn, tắc mạch máu, xuất hiện máu đông, bị nhiễm trùng gây nghẽn mạch.
Người bệnh có thể bị nôn, chuột rút, ngứa ngáy,... khi chạy thận
Người bệnh có thể bị nôn, chuột rút, ngứa ngáy,… khi chạy thận

Những biến chứng trên cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe của người đang bị bệnh thận. Do vậy, quá trình chạy thận luôn được giám sát chặt chẽ, nghiêm ngặt nhất.

Một số lưu ý người bệnh cần nắm rõ khi điều trị

Khi tiến hành chạy thận, để đảm bảo an toàn, hiệu quả nhất, người sự chuyên nghiệp của bác sĩ, người bệnh cũng cần nghiêm túc thực hiện những điều sau:

  • Tuyệt đối nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ, nếu có gì không hiểu hoặc cảm thấy bất thường phải phản hồi lại ngay.
  • Tất cả mọi loại thuốc muốn sử dụng đều phải được bác sĩ thông qua.
  • Có ý thức giữ sạch sẽ, xin chỉ dẫn từ bác sĩ cách vệ sinh, nhất là vùng mạch thận để tránh nhiễm trùng.
  • Người bệnh nên nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, đồng thời vận động nhẹ nhàng và luôn vui vẻ, lạc quan.
  • Xin ý kiến bác sĩ về nguyên tắc dinh dưỡng cho người chạy thận để nắm rõ định mức cung cấp các dưỡng chất cho cơ thể phù hợp nhất.
  • Tuyệt đối không được hút thuốc, uống rượu, ăn nhiều đồ chế biến sẵn.

Hy vọng qua bài viết này, người bệnh sẽ nắm rõ chi tiết về phương pháp chạy thận. Mỗi người hãy lạc quan, vui vẻ, nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ, chắc chắn tình trạng bệnh sẽ được cải thiện đáng kể. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, đừng ngần ngại chia sẻ với bác sĩ để được giải đáp cụ thể.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan
chay-than-nhan-tao
chay-than-nen-an-gi
soi-than-san-ho
bai-thuoc-nam-tri-soi-than
suy-than-phai-loc-mau
thuoc-tri-than-hu