Chữa á sừng bằng cây vòi voi là mẹo dân gian được áp dụng khá phổ biến. Thảo dược này có công dụng đẩy lùi các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc vảy sừng trên da của bệnh nhân và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm. Vậy chữa á sừng bằng cây vòi voi có tốt không và cách thực hiện như thế nào? Cùng khám phá ngay trong bài viết này.
Cây vòi voi chữa bệnh á sừng
Á sừng là một bệnh da liễu phổ biến, thường xuất hiện với các triệu chứng như da khô, bong tróc và nứt ở phần da, đặc biệt là ở đầu ngón tay, ngón chân và gót chân. Mặc dù không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại khiến người bệnh khó chịu, thậm chí có thể để lại sẹo sau khi điều trị khỏi, gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ.
Theo y học cổ truyền, để ngăn ngừa tái phát cũng như hỗ trợ điều trị bệnh á sừng, có thể sử loại lá này để tắm, ngâm rượu, đắp lá và kết hợp với các loại cây khác để hỗ trợ trong việc điều trị. Phương pháp này có thể giúp cải thiện tình trạng ngứa rát và giảm bớt triệu chứng bệnh như bong tróc, khô da.
Top 6 cách chữa á sừng bằng cây vòi voi
Dưới đây là những cách sử dụng cây vòi voi để chữa bệnh á sừng mà bạn có thể tham khảo và áp dụng để điều trị bệnh, cụ thể như sau:
Nấu nước tắm từ lá vòi voi
Tình trạng á sừng nếu xảy ra toàn thân, xuất hiện diện rộng ở phần bụng ngực lưng thì phương pháp điều trị hiệu quả nhất là sử dụng lá vòi voi để nấu nước tắm. Khi sử dụng, vùng da này sẽ giảm viêm nhanh chóng, tránh tình trạng bị rát, sưng đỏ không bị ngứa ngáy vào ban đêm khiến bạn mất ngủ.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Vòi voi tươi chuẩn bị một nắm khoảng 100gr.
- 2 thìa muối.
Cách thực hiện:
- Lựa chọn lá vòi voi tươi, không bị sâu, đem sơ chế nguyên liệu bằng cách rửa sạch các lá vòi voi và loại bỏ lá héo.
- Tiếp theo, đun sôi khoảng 2 lít nước cùng với lá vòi voi trong khoảng 15-20 phút cho đến khi nước có màu vàng nâu và mùi thơm của lá vòi voi tỏa ra. Thêm vào 1 thìa muối và khuấy đều để hòa tan muối vào nước.
- Sau khi nước đã sôi đủ lâu, tắt bếp và để nước nguội xuống mức nhiệt độ vừa phải, thêm nước lạnh nếu cần thiết để đạt được nhiệt độ tắm thoải mái.
- Trước khi tắm, làm sạch cơ thể bằng nước thông thường để loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa trên da. Sử dụng tay hoặc một bông tắm để massage nhẹ nhàng, giúp các hoạt chất từ lá vòi voi có thể thẩm thấu vào da.
Giã nát cây vòi voi để đắp
Cây vòi voi có chứa nhiều hoạt chất có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, đồng thời kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi giã nát cây vòi voi và đắp lên vùng da bị á sừng, các hoạt chất có trong cây sẽ được hấp thụ qua da, giúp làm dịu các triệu chứng và tăng cường quá trình phục hồi của da.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Một nắm vòi voi tươi.
- Muối trắng.
Cách thực hiện:
- Trong khâu sơ chế nguyên liệu đầu tiên, bạn cần loại bỏ rễ và lá úa của lá vòi voi, sau đó rửa sạch và ngâm lá trong nước muối pha loãng trong khoảng 15 phút.
- Tiếp theo, sau khi lá vòi voi đã được ngâm và ráo nước, cắt lá thành các phần nhỏ và giã nát trong cối.
- Sau khi chuẩn bị dược liệu, vệ sinh vùng da bị viêm bằng cách rửa sạch và lau khô. Đắp dược liệu đã giã nát trực tiếp lên vùng da bị viêm và để yên trong khoảng 30 phút để dược liệu thẩm thấu vào da.
- Rửa sạch vùng da đã đắp bằng nước ấm, thực hiện quy trình này mỗi ngày, liên tục trong 3 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Ngâm cây vòi voi với rượu hoặc giấm
Việc ngâm cây vòi voi với rượu hoặc giấm để chữa bệnh á sừng là một phương pháp dân gian được lưu truyền từ rất lâu và có rất nhiều người bệnh áp dụng, đem lại hiệu quả cao. Khi ngâm lá với rượu hoặc giấm, các hoạt chất có trong cây vòi voi sẽ được chiết xuất và hòa tan trong dung dịch này. Khi sử dụng, các hoạt chất có lợi sẽ thể thẩm thấu vào da, làm dịu và giảm viêm tại vị trí á sừng xuất hiện. Ngoài ra, rượu hoặc giấm cũng có thể có tác dụng kháng khuẩn tốt, giúp ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây viêm nhiễm.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Sử dụng khoảng 10 nhánh cây vòi voi gồm cả thân và lá.
- Rượu hoặc giấm chuẩn bị khoảng 1 lít.
Cách thực hiện:
- Để chuẩn bị tiến hành, đầu tiên bạn cần làm sạch và ngâm cây vòi voi trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút để diệt khuẩn.
- Sau khi ngâm, vớt cây vòi voi ra và cắt thành từng khúc nhỏ. Tiếp theo, sao nóng cây vòi voi với rượu hoặc giấm trong một chảo cho đến khi hỗn hợp chuyển sang màu vàng.
- Lọc hỗn hợp và để cho bớt nhiệt độ. Trước khi áp dụng, vệ sinh vùng da bị viêm bằng cách rửa sạch và lau khô.
- Sau đó, đắp miếng vải chứa hỗn hợp cây vòi voi và rượu/giấm lên vùng da bị viêm.
- Đạt được hiệu quả trong thời gian sớm nhất, bạn cần thực hiện đều đặn 2 lần/ngày và liên tục trong 3 tuần để đạt được hiệu quả.
Lá vòi voi nấu cao
Lá vòi voi được cho là có khả năng giảm viêm và giảm đau, có thể hỗ trợ trong việc chữa bệnh á sừng. Các hợp chất trong lá vòi voi có tác động kháng vi khuẩn và chống oxy hóa, giúp làm giảm triệu chứng của viêm sưng khớp. Để điều trị bệnh á sừng, bạn có thể thực hiện với các bước như sau:
Nguyên liệu chuẩn bị:
- Cây vòi voi
- Rượu trắng
- Muối trắng
- Hũ thủy tinh
Cách thực hiện:
- Đầu tiên, rửa sạch lá vòi voi bằng nước muối pha loãng để loại bỏ các cặn bẩn và tạp chất dính phải. Sau đó, đem lá vòi voi đã rửa sạch ra để ráo.
- Tiếp theo, chuẩn bị một nồi nước sạch và cho lá vòi voi vào. Đun nồi với lửa nhỏ cho đến khi hỗn hợp cô đặc lại.
- Sau khi hỗn hợp đã cô đặc, đổ vào hũ thủy tinh đã chuẩn bị và để ngâm khoảng 10 ngày.
- Khi cao đã sẵn sàng, bạn có thể sử dụng nó bằng cách thoa lên vùng bị viêm da cơ địa từ 2-3 lần mỗi ngày.
Lưu ý: Trong mỗi lần sử dụng, bạn chỉ cần lấy một lượng nhỏ và thoa đều, massage nhẹ nhàng lên vùng da bị viêm. Kiên trì sử dụng trong một thời gian để thấy được hiệu quả nhất định
Kết hợp với hoa ngũ sắc
Hoa ngũ sắc và cây vòi voi có những tác dụng tốt cho sức khỏe riêng biệt, nhưng khi kết hợp lại, chúng có thể tạo ra hiệu quả tích cực đối với tình trạng á sừng. Hoa ngũ sắc được biết đến với khả năng giúp tiêu độc và tiêu viêm, đồng thời hỗ trợ quá trình phục hồi của vùng da bị viêm nhiễm một cách nhanh chóng. Khi sử dụng cùng với cây vòi voi, sự kết hợp này có thể tăng cường khả năng làm dịu và giảm viêm, giúp da dễ dàng hồi phục sau khi gặp phải các tác nhân gây kích ứng.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 150 gram cây vòi voi.
- 100 gram hoa ngũ sắc.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch hoa ngũ sắc và cây vòi voi, sau đó ngâm chúng trong dung dịch nước muối pha loãng từ 10-20 phút để loại bỏ tạp chất và cặn bẩn.
- Vớt nguyên liệu ra và để ráo. Cắt cây vòi voi thành từng khúc từ 3-5cm.
- Chuẩn bị một cối sạch và cho hết nguyên liệu đã chuẩn bị vào cối, sau đó giã cho đến khi nát thành một hỗn hợp nhuyễn. Lọc bỏ phần bã và sử dụng dung dịch lọc được để thoa lên vùng da bị viêm.
- Để dung dịch trên da trong khoảng 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước mát.
- Bạn nên thực hiện phương pháp này từ 2-3 lần/ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Kết hợp với rau muống
Sự kết hợp giữa cây vòi voi và rau muống có thể mang lại nhiều lợi ích trong việc điều trị các vấn đề về da liễu. Cả hai thành phần này đều chứa nhiều dưỡng chất và các hoạt chất có khả năng hỗ trợ sức khỏe da.Trong số các tình trạng da liễu, việc kết hợp cây vòi voi và rau muống đặc biệt hiệu quả trong điều trị bệnh á sừng. Chúng có khả năng làm dịu da và hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào da tổn thương nhanh chóng.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 1 nắm cây vòi voi.
- 1 nắm rau muống.
Cách thực hiện:
- Đầu tiên, hãy rửa sạch rau muống và cây vòi voi, sau đó ngâm chúng trong dung dịch nước muối pha loãng trong khoảng 10-20 phút để loại bỏ tạp chất và cặn bẩn. Sau khi ngâm, vớt ra và để ráo.
- Tiếp theo, mang toàn bộ nguyên liệu đã được ráo đun cùng 2 lít nước. Khi nước sôi, hãy vặn nhỏ lửa và đun thêm 20 phút trước khi tắt bếp. Đổ hỗn hợp ra chậu và để nguội bớt.
- Sau khi hỗn hợp đã nguội, bạn có thể sử dụng nó để rửa những vùng da bị viêm mỗi ngày 1 lần trong vòng một tuần.
Phương pháp chữa á sừng bằng cây vòi voi là mẹo dân gian được áp dụng tại nhà, mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh khá tốt. Nếu muốn áp dụng phương pháp này với các phương pháp điều trị khác, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn một cách khoa học nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!