Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Thận là một bộ phần quan trọng trên cơ thể con người. Thận hư gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sống, xảy ra khi các mạch máu nhỏ trong thận bị phá hủy. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì, cách điều trị như thế nào và cần lưu ý những vấn đề gì? Bạn có thể tìm thấy ngay câu trả lời thông qua những thông tin hữu ích dưới đây. 

Thận hư là gì?

Thận hư là như thế nào? Căn bệnh này rất phổ biến và ai cũng có thể sẽ mắc phải. Đây là căn bệnh phổ biến xảy ra khi thận bài tiết một hàm lượng lớn protein ra khỏi cơ thể bằng đường nước tiểu.

Với cơ thể người bình thường, thận sẽ có nhiều bộ lọc máu, giữ lại protein nuôi cơ thể. Các tổn thương trong thận qua đó cũng được chữa lành.

Người mắc bệnh hư thận rất dễ bị phù nề ở mắt cá chân hay bàn chân do sự dư thừa nước trong máu. Cần phải phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh mới có thể tìm ra phương pháp điều trị chính xác nhất.

than hu
Thận hư là tình trạng rối loạn bài tiết ở thận

Triệu chứng thận hư

Thận hư dấu hiệu là gì? Đó chính là:

  • Người bệnh ăn mất ngon, ngủ không ngon giấc, mệt mỏi kéo dài.
  • Hàm lượng protein có trong nước tiểu bị dư thừa sinh ra bọt.
  • Xuất hiện tình trạng tăng cân do lượng nước dư thừa không được đào thải ra bên ngoài đúng cách.
  • Da xanh sao, xuất hiện tình trạng phù nề.
  • Phù nề xuất hiện nhiều ở mắt cá chân, bàn chân và xung quanh mắt. Nặng hơn nữa có thể gây nên bệnh phù não hoặc tràn dịch màng bụng.

Thận hư dù xuất hiện với những biểu hiện nào cũng sẽ để lại biến chứng nếu như không được chữa trị kịp thời. Bệnh này có thể chữa được dứt điểm nhưng phải đúng người, đúng bệnh và đúng thời điểm.

Nguyên nhân gây thận hư?

Hội chứng thận hư không đơn thuần chỉ là một căn bệnh bình thường. Nếu không được điều trị đúng cách nguy cơ tử vong là hoàn toàn có thể xảy ra.  Vậy nên khi điều trị cần phải tuyệt đối cẩn thận và tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Nguyên nhân dẫn đến thận hư bao gồm:

  • Do căn bệnh đái tháo đường: Người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ cao mắc phải bệnh thận hư. Các triệu chứng của bệnh tiểu đường xuất hiện làm tổn thương và gây ảnh hưởng lớn đến cầu thận.
  • Do thay đổi cầu thận tối thiểu: Cầu thận thay đổi tối thiểu cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến căn bệnh ung thư. Nguyên nhân này xuất hiện nhiều nhất ở trẻ em, các chức năng của thận thay đổi gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Do mắc chứng cầu thận màng: Bệnh nhân mắc phải chứng cầu thận màng cũng rất dễ bị thận hư. Lúc này màng cầu thận dày lên trông thấy, cần phải có sự can thiệp của các bài thuốc chữa bệnh hoặc phương pháp điều trị chuyên sâu.
  • Do viêm cầu thận: Viêm cầu thận xơ hóa từng phần có dấu hiệu nhận biết cơ bản nhất là các vết sẹo xuất hiện ở Viêm cầu thận có thể dẫn đến thận hư do yếu tố di truyền, do mắc cùng lúc nhiều loại bệnh hoặc do một nguyên nhân nào đó khác.
  • Do mắc bệnh amidan: Có thể bạn không biết tỷ lệ người mắc thận hư do amidan khá cao. Lúc này, protein amyloid tích tụ trong cơ thể gây ảnh hưởng lớn đến quá trình lọc thận, phát sinh căn bệnh thận hư.
  • Do xuất hiện các cục máu đông trong tĩnh mạch thận: Sự xuất hiện các cục máu đông bên trong tĩnh mạch thận cũng là nguyên nhân gây nên chứng thận hư.Lúc này cục máu đông sẽ làm quá trình kết nối giữa thận và tĩnh mạch bị gián đoạn.
  • Do Lupus ban đỏ hệ thống: Thận hư cũng có thể do Lupus ban đỏ hệ thống, phát sinh ra nhiều biến chứng có hại cho sức khỏe.

Tùy vào nguyên nhân và thể trạng tình trạng bệnh có thể nặng hoặc nhẹ. Để tìm hiểu về phương pháp trị bệnh hiệu quả cần đến thăm khám bác sĩ.

than hu
Viêm cầu thận có thể gây ra thận hư

Bị thận hư có nguy hiểm không?

Thận hư sống được bao lâu? Đây là một câu hỏi khó bởi mỗi cá nhân, nguyên nhân phát sinh bệnh cũng như khả năng phục hồi sau điều trị sẽ khác nhau. Có người phải điều trị trong vài năm nhưng cũng có người cần chữa trị cả đời.

Dù bệnh có tiến triển như thế nào thì những biến chứng phát sinh là điều khó tránh khỏi:

  • Nguy cơ bị huyết áp cao: Huyết áp cao là tình trạng đáng báo động, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, nguy cơ mắc tai biến, đột quỵ là rất cao. Suy thận lâu ngày không được chữa trị kịp thời chắc chắn sẽ làm tăng huyết áp.
  • Nguy cơ mắc nhiễm trùng: Thận hư có thể sẽ dẫn đến nhiễm trùng bởi các loại vi khuẩn gây bệnh.
  • Chứng suy thận cấp: Một trong những biến chứng của căn bệnh dạ dày đó chính là bệnh suy thận cấp. Lúc này thận sẽ mất đi khả năng lọc máu bởi những tổn thương tại cầu thận. Chất thải không được loại bỏ khỏi cơ thể mà tích tụ hết trong máu. Để cải thiện các triệu chứng cần phải tìm đến các biện pháp chữa trị chuyên sâu như chạy thận nhân tạo.
  • Suy dinh dưỡng: Thận hư lâu ngày, nguy cơ suy dinh dưỡng sẽ khá cao. Đây là lúc máu mất nhiều protein, giảm cân, cơ thể bị sưng, viêm nhiễm. Tế bào hồng cầu trong máu giảm đồng thời sự thiếu hụt vitamin D hay canxi ảnh hưởng đến xương khớp, cơ thể gầy gò, da xanh xao.
  • Máu đông xuất hiện: Biến chứng của bệnh thận hư có thể đến với cơ thể bạn đó chính là sự xuất hiện của các cục máu đông. Chức năng lọc máu của cầu thận  giảm dẫn đến thiếu hụt protein trong máu.
  • Thận hư làm tăng hàm lượng cholesterol và triglycerid: Khi nồng độ protein albumin giảm, trong gan sẽ xuất hiện nhiều albumin. Chất béo trung tính và cholesterol được giải phóng gây hại cho sức khỏe.
  • Nguy cơ mắc phải bệnh thận mãn tính: Thận hư lâu ngày làm suy giảm chức năng, nguy cơ mắc phải bệnh thận mãn tính là rất cao. Lúc này chỉ có thể sử dụng phương pháp ghép thận hoặc lọc máu để duy trì sự sống. Thận được ghép phải tương thích với cơ thể mới giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng.
  • Thận hư gây đau lưng, nhức mỏi cơ thể: Khi mắc bệnh thận hư nhiều người thường cảm thấy cơ thể nhức mỏi và rất khó chịu. Các dấu hiệu này thường bị nhầm lẫn với triệu chứng nhức mỏi thông thường.

Như vậy, thận hư bản chất là một căn bệnh khó điều trị, mãn tính và cần thời gian dài để chữa chạy. Diễn biến bệnh sẽ thay đổi nhanh chóng theo tùy thời gian và nguy cơ tái phát cũng rất cao. Chính vì vậy, cần đi khám định kỳ để có được lời khuyên chính xác từ các chuyên gia y tế.

Chẩn đoán bệnh thận hư chính xác

Thận hư và suy thận đều là 2 căn bệnh rất nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hại đến sức khỏe. Chính vì thế khi phát hiện các dấu hiệu bất thường cần đến trực tiếp các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh.

Một số hình thức xét nghiệm sẽ được thực hiện như dưới đây.

Xét nghiệm thông qua nước tiểu

Thận hư ở nữ giới hay nam giới để được chẩn đoán chính xác các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm nước tiểu dựa trên các thông số như sau:

  • Với người lớn: Xét nghiệm nước tiểu với tiêu chuẩn 3,5g protein niệu trong 24 giờ.
  • Với trẻ em: Xét nghiệm nước tiểu với tiêu chuẩn trên 50mg/kg protein niệu trong 24 giờ.

Xét nghiệm nước tiểu không chỉ xác định được các protein niệu mà còn phát hiện được trụ niệu như trụ hạt, trụ tế, trụ hyalin, trụ mỡ, trụ sáp… Ngoài ra xét nghiệm còn phát hiện được các cholesterol trong nước tiểu thông qua kính hiển vi quang học có dạng hình chữ thập Maltese.

Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường nên đến gặp bác sĩ để được dưa ra lời khuyên phù hợp nhất. Tuyệt đối không chủ quan sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

than hu
Xét nghiệm nước tiểu là biện pháp phổ biến

Xét nghiệm hỗ trợ

Khi xuất hiện các dấu hiệu thận hư, xét nghiệm hỗ trợ sẽ giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng cũng như mức độ nguy hại của căn bệnh này với cơ thể. Chẳng hạn như:

  • Albumin huyết thanh thường sẽ nhỏ hơn mức 2,5 g / dL.
  • Hàm lượng cholesterol và triglycerid trong xét nghiệm sẽ tăng toàn phần.
  • Nồng độ creatinin và BUN thay đổi tùy vào mức độ suy thận mà người bệnh mắc phải.

Nồng độ các chỉ số về ceruloplasmin, alpha, globulin miễn dịch hay gammaglobulin… không cần thiết phải xác định nhưng hầu như là thấp.

Xét nghiệm tìm nguyên nhân

Khi thận hư phải làm sao? Để chẩn đoán bệnh, xét nghiệm tìm nguyên nhân cũng vô cùng cần thiết. Xét nghiệm dựa trên các kết quả khám bệnh lâm sàng bao gồm:

  • Xét nghiệm xác định các kháng thể kháng của HIV.
  • Xét nghiệm yếu tố dạng thấp, xét nghiệm Cryoglobulins và xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán bệnh giang mai (RPR).
  • Xét nghiệm nồng độ bổ thể C3, CH50 và C4.
  • Thực hiện các xét nghiệm kháng thể, kháng nhân.
  • Tiến hành điện di protein nước tiểu và huyết thanh học để xác định triệu chứng viêm gan B và viêm gan C.

Xét nghiệm có thể liên quan đến việc loại trừ sinh thiết thận. Sinh thiết thận có thể chẩn đoán những tổn thương gây ra thận hư ở người trưởng thành. Còn đối với trẻ em, khi mắc bệnh thận hư có nghĩa là bệnh cầu thận thay đổi tối thiểu, không cần sinh thiết. Thường sẽ chỉ tiến hành sinh thiết khi điều trị corticosteroids không có tác dụng.

Đối tượng dễ mắc phải thận hư

Những ai có nguy cơ mắc phải căn bệnh suy thận? Căn bệnh này khá phổ biến ở Việt Nam, những đối tượng sau đây có nguy cơ mắc bệnh khá cao:

  • Người có thể trạng kém, mắc các bệnh về nhiễm trùng: Người mắc các căn bệnh như viêm gan B, viêm gan C, sốt rét hay HIV có nguy cơ mắc bệnh suy thận cao. Theo nghiên cứu có khoảng hơn 70% người bệnh mắc suy thận khi đang điều trị các căn bệnh kê trên.
  • Bệnh nhân tiểu đường: Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao bị suy thận. Lúc này các phương pháp điều trị sẽ đòi hỏi yêu cầu cao hơn vì cả 2 căn bệnh này đều không dễ điều trị.
  • Người sử dụng nhiều loại thuốc cùng lúc: Các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid đều là nguyên nhân dẫn đến thận hư khi sử dụng trong thời gian dài. Ngoài ra, nguy cơ suy thận, sỏi thận cũng rất cao.

Những nhóm đối tượng kể trên là những người dễ  mắc phải bệnh suy thận. Bệnh không được chữa trị sẽ phát sinh nhiều biến chứng có hại cho sức khỏe. Chính vì thế cần đi khám bác sĩ để nhanh chóng phát hiện các dấu hiệu gây bệnh, mức độ nghiêm trọng cũng như hướng điều trị hiệu quả nhất.

Điều trị thận hư như thế nào mới đúng cách?

Hội chứng thận hư phụ thuộc corticoid, thận hư yếu sinh lý đều là những tình trạng bệnh cần phải cảnh giác vì những rủi ro xảy ra có thể sẽ ngoài sức tưởng tượng của bạn.

Thận hư có nhiều đợt phát bệnh khác nhau nhưng hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm. Phương pháp điều trị bệnh được tiến hành như dưới đây.

Dựa vào triệu chứng để điều trị

Thận hư triệu chứng ở mỗi người sẽ có sự khác biệt. Chính vì thế việc dựa vào triệu chứng để xác định phương pháp chữa bệnh là phù hợp nhất lại đem lại hiệu quả cao. Theo đó, các bác sĩ sẽ tiến hành các cách dưới đây.

  • Với bệnh nhân bị phù nề, trong quá trình bị thận hư, người bệnh có nguy cơ cao mắc phải chứng phù nề. Để làm giảm tình trạng bệnh cần phải có chế độ ăn uống khoa học, ăn đúng cách, điều chỉnh lượng muối ăn hàng ngày.
  • Có thể sử dụng thuốc lợi tiểu để điều trị các bệnh như tiểu buốt, tiểu rắt nhưng cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Không nên uống thuốc tùy tiện.
  • Thuốc kháng sinh được sử dụng với các trường hợp nhiễm khuẩn. Ngoài ra với từng ca bệnh sẽ được áp dụng phương pháp điều trị riêng biệt.
  • Khi điều trị tình trạng máu đông, các loại thuốc chống đông được sử dụng để ngăn chặn huyết khối.
  • Người mắc chứng huyết áp cao sẽ được thực hiện các phương pháp hạ huyết áp khi cần thiết.
  • Thực đơn ăn uống hàng ngày cần phải bổ sung thêm đủ protein. Khi bị thiếu hụt albumin ở mức cao sẽ được truyền thêm albumin vào cơ thể.
  • Khi điều trị rối loạn lipid máu, Statin sẽ được chỉ định sử dụng. Đồng thời người bệnh cần hạn chế bệnh cần hạn chế dung nạp vào cơ thể cholesterol và chất béo bão hòa. Đây là cách để kiểm soát triệu chứng rối loạn lipid máu.

than hu
Bệnh nhân được chỉ định các loại thuốc phù hợp với tình trạng thực tế

Phương pháp điều trị đặc hiệu

Thận hư có thể điều trị bằng phương pháp đặc hiệu khi cần thiết. Liệu pháp corticoid sẽ được áp dụng theo cách dùng prednisolon khi người bệnh bắt đầu khởi phát các dấu hiệu bệnh. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi phải tương thích với cơ thể và được áp dụng trong thời gian từ 4 đến 6 tuần.

Prednisolon là loại thuốc thuộc nhóm ức chế miễn dịch, phát huy được hiệu quả tích cực trong việc điều trị thận hư. Thuốc này còn được dùng để điều trị chứng rối loạn miễn dịch và bệnh ung thư. Cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để có được hưởng điều trị  thích hợp nhất.

Cần lưu ý gì khi bị thận hư?

Điều trị hội chứng thận hư cần phải được thực hiện trong một khoảng thời gian dài. Tùy vào tình trạng bệnh khả năng phụ hồi và thời gian điều trị sẽ khác nhau. Bỏ túi ngay những lưu ý dưới đây để góp phần điều trị thận hư hiệu quả.

Lưu ý về các loại thuốc lợi tiểu

Khi điều trị thận hư có 2 loại thuốc thường được sử dụng là furosemid và spironolactone. Đây là các loại thuốc lợi tiểu với công hiệu nhanh chóng, tức thời nhưng không nên sử dụng quá gần nhau.

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, việc sử dụng furosemid hay spironolactone không được diễn ra liên tiếp trong vòng từ 6 đến 8 tiếng để tránh là rối loạn cân bằng điện giải, tránh tình trạng mất nước.

Ngoài ra, không nên dùng thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ, kết hợp chế độ ăn uống ít muối, khoa học để đem lại hiệu quả điều trị cao. Cần lưu ý khi bị khô miệng, khô môi có nghĩa là cơ thể đang thải nước quá mức người bệnh cần phải giảm liều lượng sử dụng thuốc.

Thận trọng khi dùng thuốc ức chế miễn dịch

Có một số loại thuốc ức chế miễn dịch thường được dùng khi điều trị thận hư như cyclosporine, cyclophosphamide, rituximab hay mycophenolate. Thường khi sử dụng các loại này thì bệnh nhân đã tiến đến giai đoạn hư thận khá nặng và không thể đáp ứng được corticoid.

Đối với từng loại thuốc khi dùng cần lưu ý:

  • Cyclophosphamide: Thuốc này dễ gây rụng tóc khi sử dụng đồng thời nguy cơ ung thư hóa, ký sinh trùng, đột biến hay vô sinh cũng khá cao cần tuyệt đối thận trọng.
  • Rituximab: Đây là thuốc có khả năng chống lại kháng nguyên CD20 trong tế bào lympho B gây ức chế miễn dịch mạnh. Dùng không khéo dễ gây ra biến chứng.
  • Cyclosporine: Khi dùng thuốc này rất dễ có thể phát sinh những biến chứng như mọc lông, phì đại, rụng tóc…

Khi sử dụng thuốc ức chế miễn dịch bạn nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý để không nên sử dụng đi kèm với các bài thuốc Đông Y. Cần tránh những tổn thương gây nhiễm trùng da vì khi dùng thuốc các vết thương sẽ rất lâu lành.

Liệu pháp corticoid khi chữa thận hư

Môt trong những cách để điều trị bệnh thận hư đó chính là sử dụng liệu pháp corticoid – prednisolon thực hiện trong thời gian từ 12 đến 20 tuần là bệnh được đẩy lùi. Tuy nhiên những tác dụng phụ đi kèm cũng không hề nhẹ nhàng.

Liều dùng corticoid khá cao và kéo dài nên cơ thể hay bị giữ nước, ửng đỏ, phù nề… Thậm chí còn là tác nhân gây ra đau dạ dày, loãng xương, rối loạn điện giải… Đối với nữ giới, làn da trở nên khô nứt, thiếu sức sống, tính nết thay đổi.

Chính vì vậy cách tốt nhất khi sử dụng corticoid trong thời gian trị bệnh là nên ăn nhiều rau, củ quả, ăn các thực phẩm có vị nhạt, ít muối, hạn chế các thực phẩm có vị chua, cay.

Đồng thời bổ sung đủ nước, uống nước râu ngô để thanh lọc cơ thể. Uống corticoid vào lúc ăn hoặc uống sau ăn là hợp lý nhất. Khi bụng đnag đói tuyệt đối không được uống thuốc.

than hu
Cần cẩn trọng khi dùng corticoid

Cẩn thận khi dùng thuốc ức chế men chuyển và ức chế thụ thể angiotensin II

Để sử dụng với mục đích hạ huyết áp, các loại thuốc ức chế men chuyển và chèn thụ thể angiotensin II thường được sử dụng. Các loại thuốc này còn có tác dụng làm giảm tình trạng mất cân bằng protein qua nước tiểu.

Trong lisinopril và thuốc ức chế men chuyển làm giảm protein có trong nước tiểu từ 30-80% protein niệu. Mức độ giảm còn tùy và liều lượng sử dụng và thể trạng mỗi người.

Tuy nhiên các loại thuốc ức chế men chuyển thường sẽ phát sinh khá nhiều tác dụng phụ như khó thở, buồn nôn, sốt, khó thở, ngứa ngáy, co thắt ở ngực… Với những người cao tuổi, tác dụng phụ sẽ biểu hiện vô cùng rõ ràng. Khi dùng thuốc ức chế men chuyển mà bị ho nặng thì cần thay thế bằng thuốc angiotensin II.

Ngoài ra, khi điều trị thận hư bằng nhóm thuốc này tuyệt đối không vận động nặng. Có thể tập luyện thể thao nhẹ nhàng nhưng không nên quá sức. Bởi nếu vậy cơ thể sẽ bị tổn thương, protein thoát ra khỏi nước tiểu nhiều gây suy nhược cơ thể.

Vì vậy, việc kiểm tra protein niệu 3 ngày 1 lần là vô cùng cần thiết để điều chỉnh lượng thuốc nạp vào cơ thể.

Một vài mẹo nhỏ khi bị thận hư

Thận hư khi được chăm chút đúng cách sẽ mau lành bệnh, các triệu chứng cúng thuyên giảm rõ rệt. Tuy nhiên, bệnh sẽ dễ dàng điều trị hơn khi đang ở trong giai đoạn đầu. Khi mắc thận hư cần lưu ý ngay những vấn đề dưới đây:

  • Cần bổ sung thêm protein trong thực đơn ăn uống hàng ngày để có được sức khỏe dẻo dai nhất. Hạn chế tối đa các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ… để tránh làm ảnh hưởng đến cơ thể, nguy cơ thừa cân, béo phì, suy thân, hư thận tăng cao.
  • Hạn chế chất béo dung nạp vào cơ thể đồng thời xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học.
  • Giảm muối trong các món ăn, muối được xem là “kẻ thù” của các căn bệnh liên quan đến thận. Chỉ nên ăn với lượng muối vừa phải đẻ không gây nên tác động tiêu cực cho thận.
  • Để ngăn ngừa tình trạng máu đông, không được ngồi một chỗ quá nhiều giờ mà cần phải tích cực vận động. Đây là cách để tăng cường thải nước, giúp cơ thể dẻo dai hơn.
  • Đến khám chữa tại các cơ sở y tế khi thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường đồng thời làm đúng theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý uống thuốc sẽ làm ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để xác định quá trình tiến triển của bệnh.

Thận hư có thật sự nguy hiểm hay không? Thận hư điều trị như thế nào? Những thông tin có trong bài viết đã phần nào lý giải giúp bạn. Dù là bệnh nặng hay bệnh nhẹ cũng cần đi thăm khám tại các cơ sở y tế để được đưa ra lời khuyên thích hợp nhất.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Thận Hư bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan