Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Hiện nay có nhiều cách chữa bệnh sỏi thận đem lại hiệu quả cho người bệnh như thuốc Tây, Đông y, điều trị tại nhà,…. phù hợp giai đoạn khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến.

Điều trị sỏi thận tại nhà

Phương pháp điều trị bệnh sỏi thận tại nhà phù hợp với giai đoạn đầu của bệnh, gồm các cách sau:

  • Uống đủ nước: Nước có tác dụng thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố và cặn để ngăn ngừa hình thành sỏi thận. Người bệnh nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và tiếp tục duy trì ngay cả khi đã khỏi bệnh để ngăn ngừa bệnh sỏi thận tái phát.
  • Nước chanh: Quả chanh có chứa citrate, một chất hóa học có tác dụng ngăn sự hình thành sỏi canxi và phá vỡ các viên sỏi nhỏ. Nước chanh cũng cung cấp lượng vitamin C dồi dào giúp tăng sức đề kháng và ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Vì vậy, người bị sỏi thận nên uống nước chanh mỗi ngày để hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận.
  • Nước ép húng quế: Húng quế chứa axit axetic có tác dụng phá vỡ sỏi thận, chống viêm và giảm đau. Người bị sỏi thận có thể áp nước húng quế tươi để uống trực tiếp hoặc bổ sung vào các loại nước uống, thức ăn.
  • Giấm táo: Tương tự như húng quế, trong giấm táo chứa axit axetic giúp làm tan sỏi thận. Giấm táo còn giúp làm dịu cơn đau do sỏi thận gây ra. Người bệnh pha 2 thìa giấm táo cùng 1 lít nước tinh khiết và uống hết trong ngày.
  • Nước ép cần tây: Cần tây có tác dụng đào thải độc tố, góp phần ngăn ngừa hình thành sỏi thận. Đem cần tây ép lấy nước và uống khoảng 500ml mỗi ngày.

cach-chua-dieu-tri-benh-soi-than
Cần tây có tác dụng đào thải độc tố, ngăn ngừa hình thành sỏi thận

Điều trị bệnh sỏi thận bằng phương pháp Tây y

Điều trị bệnh sỏi thận bằng Tây y có thể sử dụng phương pháp điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa, tùy thuộc vào kích thước sỏi thận.

Sử dụng thuốc Tây

Đối với trường hợp sỏi nhỏ, không cần điều trị hoặc can thiệp bằng phẫu thuật, người bệnh sẽ được chỉ định một số loại thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau: Gồm các loại thuốc kháng viêm có chứa Steroid, được sử dụng để điều trị các cơn đau quặn ở thận. Hoặc, sử dụng Diclofenac (Voltarene ống 75mg) để tiêm tĩnh mạch. Cơn đau ở mức độ lớn hơn, không thuyên giảm người bệnh có thể được cân nhắc dùng đến Morphin.
  • Thuốc giúp giãn cơ trơn: Đây là nhóm thuốc tiêm tĩnh mạch, chủ yếu gồm Buscopan, Drotaverine,…  giúp xoa dịu các cơn đau co thắt.
  • Dùng thuốc chẹn canxi: Gồm nhóm thuốc như nifedipin hay thuốc cản trở alpha adrenergic-1 như tamsulosin có tác dụng giảm đau, hỗ trợ tống sỏi ra ngoài.
  • Thuốc kiềm hóa nước tiểu: Người bệnh sẽ được chỉ định Bicarbonate de Sodium 5 -10g/ngày, dùng trong điều trị sỏi acid uric.
  • Thuốc kháng sinh: Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng bệnh nhân được chỉ định dùng kháng sinh có tác dụng trên vi khuẩn gram âm như Quinolone, Cephalosporin thế hệ 3 và các Aminoside. Liều lượng được thay đổi tùy theo mức độ của bệnh và tránh dùng Aminosid trong trường hợp có dấu hiệu thận hư.

Đối với các trường hợp đau quặn năng do sỏi thận gây ra và không đáp ứng thuốc điều trị bệnh sỏi thận nội khoa, bệnh nhân cần được kiểm tra và chỉ định phẫu thuật. Phương pháp thực hiện phụ thuộc vào mức độ bệnh, vị trí sỏi trong thận.

Phẫu thuật

Đối với trường hợp sỏi to, sỏi nhiều, người bệnh cần được chỉ định điều trị ngoại khao với các phương pháp gồm:

  • Tán sỏi bằng sóng xung kích: Phương pháp tán sỏi qua sóng xung kích ngoài cơ thể (ESWL). Ưu điểm là ít ảnh hưởng đến thận và không mất quá nhiều thời gian nằm viện.
  • Tán sỏi thận qua da: Kỹ thuật này là được chỉ định trong điều trị sỏi kích thước từ 1 - 2cm. Đây là phương pháp an toàn, hạn chế tổn thương thận, đau vết mổ ít, có thể lấy sạch sỏi trong một lần phẫu thuật.
  • Nội soi bằng ống mềm: Tán sỏi nội soi với ống soi mềm dưới sự tác động của tia laser, thường được chỉ định trong điều trị sỏi thận đài dưới, Sỏi thận sót, tái phát nhiều lần.
  • Nội soi bằng ống soi cứng: Kỹ thuật này thường được chỉ định cho trường hợp sỏi có kích thước > 10mm.
  • Phẫu thuật mở: Trường hợp kích thước sỏi quá lớn, không thể lấy hoặc nghiền nát bằng các phương pháp trên, bác sĩ sẽ chỉ định mổ mở.

cach-chua-dieu-tri-benh-soi-than
Điều trị bệnh sỏi thận bằng phương pháp phẫu thuật

Điều trị bằng bài thuốc Đông y

Trên thực tế, các bài thuốc Đông y phù hợp với người bệnh sỏi thận ở giai đoạn đầu. Một số bài thuốc có tác dụng hiện nay gồm:

Bài thuốc 1

Bài thuốc điều trị tiểu dắt, giảm các triệu chứng lạnh buốt lưng bụng về đêm.

  • Chuẩn bị dược liệu: Thục địa, sơn thù, hoài sơn, xa tiền tử, đơn bì, trạch tả, phục linh mỗi vị 14gr, quế chi, phụ tử, cỏ xước, đỗ trọng đã sao vàng hạ thổ.
  • Cách thực hiện: Cho tất cả các dược liệu đã chuẩn bị vào ấm, thêm 2 lít nước rồi sắc trong 30 đến 45 phút chia uống hết trong ngày. Áp dụng liên tục trong 3 tuần đến 1 tháng.

Bài thuốc 2

Điều trị bệnh sỏi thận khi sỏi có kích thước lớn từ 10mm trở lên. Thời gian sử dụng thuốc tùy thuộc vào kích thước sỏi.

  • Chuẩn bị: Đương quy, đào nhân, bì giải, kim tiền thảo, đăng tâm, kê nội kim, dứa dại và ý nhĩ nhân.
  • Cách thực hiện: Dùng các vị thuốc trên sắc lấy nước uống, sử dụng liên tục trong 1 tháng.

Bài thuốc 3

Bài thuốc thanh nhiệt giải độc giúp giảm kích thước của sỏi.

  • Chuẩn bị: 8gr đại hoàng, 6gr cam thảo, 12gr các vị bao gồm đinh ông, mã đề, hoạt thạch, biển súc, sơn chỉ tử…
  • Cách thực hiện: Dược liệu đem sao vàng hạ thổ, sắc cùng 4 bát nước chia làm 3 lần uống hết trong ngày.

Bài thuốc 4

Những người có sỏi thận thường xuyên cảm thấy đau thắt lưng, tức bụng, nước tiểu có cặn, màu vàng đục lẫn tia đó sử dụng bài thuốc sau:

  • Chuẩn bị: 10gr quy bản, 30gr thỏ ty đã sao vàng, tỳ giả, hoài sơn mỗi loại, mã đề 16gr, dây khum 20gr, liên nhục 20gr, 12gr thạch vĩ.
  • Cách thực hiện: Các nguyên liệu trên sắc cùng 5 bát nước, cô lại còn ⅓ để nguội và uống trực tiếp. Sử dụng trước bữa ăn hoặc trước khi ngủ 30 phút. 

Bài thuốc 5

Bài thuốc có tác dụng giải độc, lợi tiểu, giảm triệu chứng đau rát khi tiểu tiện.

  • Chuẩn bị: Cây cối xay, cây bông mã đề, râu ngô, rễ tranh, cỏ mần trầu, rau má.
  • Cách thực hiện: Đem sấy khô các nguyên liệu trên, đun với nước sử dụng 2 lần/ngày trước bữa ăn.

Tác dụng của các bài thuốc Đông y phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Trước khi áp dụng, người bệnh cần đến khám bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp nhất.

cach-chua-dieu-tri-benh-soi-than
Tác dụng của các bài thuốc Đông y phụ thuộc vào cơ địa của từng người

Dược liệu chữa bệnh

Việc sử dụng các loại thuốc nam để trị bệnh sỏi thận đạt được hiệu quả trong nhiều trường hợp, đặc biệt là giai đoạn đầu của bệnh. Một số loại dược liệu có khả năng chữa bệnh gồm:

  • Cây râu mèo: Loại cây này có tác dụng đào thải ure và các độc tố trong cơ thể. Trong cây râu mèo còn chứa muối kali và hoạt chất orthosiphonin giúp kiểm soát sỏi thận, hạn chế sỏi phát triển.
  • Rễ cỏ tranh: Cỏ tranh còn có tên gọi khác là mao can, loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong chữa sỏi thận. Các thành phần như glucose, fructoza, axit hữu cơ,… có tác dụng ức chế sự hình thành và ngăn ngừa sỏi thận phát triển.
  • Cây dứa dại: Đây là cây thuốc nam dễ tìm có tác dụng chống viêm, lợi tiểu, điều trị sỏi thận, viêm tiết niệu… Kết hợp 20gr hạt chuối hột, 20gr rễ dứa dại, 20gr rễ cỏ tranh, 10gr bông mã đề, 20gr kim tiền thảo sắc cùng 1,5 lít nước uống hàng ngày.
  • Cây mã đề: Mã đề là cây thuốc nam có tính mát, vị ngọt, thường được kết hợp với một số thảo dược khác để trị bệnh sỏi thận. Công thức như sau 20gr thạch cao, bạch truật 12gr, cam thảo 6gr, 16gr mã đề đem sắc với nước, uống thay thế nước lọc hàng ngày.
  • Cây kim tiền thảo: Kim tiền thảo được các công ty dược sử dụng để điều chế các loại thực phẩm chức năng, có tác dụng trong việc điều trị sỏi thận. Sử dụng phần thân hoặc toàn bộ các phần của cây để sắc lấy nước uống. 

cach-chua-dieu-tri-benh-soi-than
Kim tiền thảo trị bệnh sỏi thận đạt được hiệu quả cao

  • Nước ép rễ cây bồ công anh: Rễ cây bồ công anh là loại thảo dược bổ thận và kích thích sản xuất mật. Uống nước bồ công anh sẽ cung cấp các loại vitamin (A, B, C, D) và các khoáng chất như kali, sắt và kẽm giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận.
  • Nước ép cỏ đuôi ngựa: Đây là loại cây có tác dụng tăng lượng nước tiểu, giảm sưng viêm, đẩy sỏi thận ra bên ngoài. Nên sử dụng nước có đuôi ngừa trong thời gian dưới 6 tuần và không nên kéo dài hơn vì có thể gây tác dụng phụ. Bà bầu và trẻ nhỏ không nên dùng cỏ đuôi ngựa để trị bệnh.

Điều trị bệnh sỏi thận bằng dược liệu có ưu điểm là các nguyên liệu dễ tìm kiếm, an toàn và lành tính. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với các trường hợp bệnh ở giai đoạn khởi phát và nên được dùng như một cách hỗ trợ, làm tăng hiệu quả điều trị chuyên khoa.

Huyệt đạo hỗ trợ điều trị bệnh

Bấm huyệt là phương pháp dùng các kỹ thuật day, ấn, bấm, xoa để tác động vào huyệt đạo giúp điều hòa chức năng của các cơ quan trên cơ thể để hỗ trợ điều trị bệnh. Với bệnh nhân bị sỏi thận, có thể tác động vào một số huyệt đạo sau:

  • Huyệt Khí Hải: Nằm cách rốn khoảng 1,5 cm, khi bấm vào huyệt đạo này đem lại công dụng bổ thận, lưu thông khí huyết.
  • Huyệt Thận Du: Nằm bên tại gai đốt sống thứ 2 của thắt lưng, khoảng cách giữa 2 huyệt đạo là 1,5 thốn. Bấm huyệt Thận Du có tác dụng ích thủy, hỏa tráng, điều vận khí, kiện gân cốt.
  • Huyệt Dũng Tuyền: Nằm ngay chỗ lõm cách 3/5 sau theo đường nối giữa gót chân với ngón chân thứ 2. Bấm huyệt này giúp điều hòa tinh thần, hồi phục sức khỏe cho người bệnh.
  • Huyệt Quan Nguyên: Vị trí huyệt cách dưới rốn khoảng 3 cm. Tác động vào huyệt giúp khai thông khí huyết, bổ thận tráng dương.
  • Huyệt Thái Khê: Nằm ở vùng bờ lõm phía sau, gần mắt cá chân, có tác dụng tư thận, kiện gân cốt, tráng dương.

Trên đây là các phương pháp điều trị bệnh sỏi thận với công dụng và cách thực hiện riêng. Hiệu quả của các phương pháp này tùy thuộc vào kích thước của sỏi thận và thể trạng của người bệnh. Khi có các dấu hiệu của bệnh, cần đến khám tại các trung tâm y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Thận bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan