Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết là một tình trạng xảy ra phổ biến ở người già. Người bệnh phải gánh chịu những cơn đau nhức dữ dội, nghiêm trọng kèm triệu chứng sưng viêm, co cứng khớp. 

Vì sao bị đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết?

Thời tiết thay đổi chính là một nỗi ám ảnh đối với những người mắc bệnh đau nhức xương khớp. Theo thống kê, có đến ⅔ bệnh nhân mắc bệnh xương khớp phải gánh chịu những cơn đau nhức dữ dội khi thời tiết chuyển mùa.

Chuyên gia cho biết rằng trong điều kiện thời tiết bình thường, xương khớp sẽ duy trì được trạng thái cân bằng với các yếu tố bên ngoài môi trường như khí quyển, độ ẩm, áp suất… Khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh, các phản ứng sưng viêm ở xương khớp được kích hoạt, khiến cho xương khớp bị đau nhức dai dẳng, kéo dài. 

Đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết là nỗi ám ảnh của nhiều người
Đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết là nỗi ám ảnh của nhiều người

Theo đó, bị đau nhức xương khớp thì thời tiết thay đổi là bởi:

  • Sự giãn nở của lỗ chân lông: Sự thay đổi đột ngột của khí quyển và thời tiết sẽ kích ứng đến vùng xương khớp và gây đau nhức. Vào những ngày thời tiết chuyển lạnh, không khí lạnh sẽ xâm nhập vào cơ thể thông qua các lỗ chân lông gây co mạch máu. Từ đó làm quá trình lưu thông máu, dưỡng chất đến xương khớp bị ảnh hưởng. Lúc này, xương khớp sẽ bị suy giảm đáng kể. Sụn khớp, màng bao hoạt dịch bị kích thích và gây đau nhức. 
  • Do lão hóa: Sụn khớp bị bào mòn khiến chức năng của chúng bị ảnh hưởng cũng là nguyên nhân gây đau nhức xương khớp. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở người già do ảnh hưởng của quá trình lão hóa. Vào những ngày thời tiết chuyển lạnh, nếu không có biện pháp giữ ấm cho cơ thể thì sẽ xảy ra tình trạng đau nhức xương khớp nghiêm trọng.
  • Do các bệnh lý xương khớp: Hơn nữa, đau nhức chân tay khi thay đổi thời tiết có thể xảy ra do mắc phải một số bệnh lý xương khớp như loãng xương, thoái hóa xương khớp, viêm khớp… Thời tiết thay đổi đột ngột sẽ khiến các cơn đau nhức trở nặng. 
  • Suy giảm sức đề kháng: Ngoài ra, thời tiết thay đổi thất thường còn khiến cơ thể không kịp thích ứng, gây suy giảm sức đề kháng và tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh tấn công. Từ đó hình thành các phản ứng viêm và kích thích cơn đau nhức xương khớp dữ dội. 
  • Thói quen lười vận động: Hơn nữa, việc lười vận động khi thời tiết lạnh khiến quá trình tuần hoàn máu bị ảnh hưởng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. 

Thời tiết thay đổi thất thường sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh. Khi không khí ẩm thấp, người bệnh sẽ phải gánh chịu những cơn đau nhức khó chịu, dai dẳng, đặc biệt ở những người lớn tuổi. 

Tình trạng đau nhức xảy ra vào ban đêm sẽ làm suy giảm chất lượng giấc ngủ, người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và dễ cáu gắt. Các cơn đau nhức kéo dài sẽ gây tổn thương đến hệ xương khớp, làm hạn chế khả năng vận động và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Biểu hiện đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết

Đau nhức xương khớp khi trở trời không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà còn thường gặp ở người trẻ. Một số triệu chứng thường gặp của bệnh phải kể đến như:

  • Cơn đau nhức xuất hiện với cường độ cao: Khi thời tiết thay đổi đột ngột, các cơn đau nhức tại khớp sẽ tăng lên dữ dội. Tình trạng đau nhức sẽ trầm trọng hơn vào ban đêm hoặc vào buổi sáng sau khi thức dậy. Các khớp thường bị đau là đầu gối, ngón tay, cẳng chân…
  • Co cứng khớp: Khi người bệnh vận động mạnh hoặc mới ngủ dậy, khớp sẽ bị co cứng và khó khăn khi cử động. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà thời gian co cứng của khớp sẽ khác nhau. Ở những người bị thoái hóa khớp, thời gian co cứng từ 10 – 30 phút, những người bị viêm khớp dạng thấp sẽ từ 1 – 1,5 giờ.
  • Tê bì, sưng đỏ tại khớp: Ngoài bị đau nhức, người bệnh còn cảm thấy xương khớp bị tê bì, sưng đỏ tại các khớp. Ở những người trẻ, nếu mắc phải tình trạng này thì bạn có nguy cơ bị thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, loãng xương…
  • Cử động khớp khó khăn: Đau nhức, tê bì, co cứng ở khớp sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu và khó khăn trong việc cử động như đi lại, vận động, cầm nắm đồ vật… Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng lao động và sinh hoạt của người bệnh. 

Phương pháp điều trị đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết

Đau nhức xương khớp khi thời tiết chuyển mùa sẽ gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp giảm đau dưới đây:

Sử dụng thuốc Tây y

Sử dụng thuốc Tây y để cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp mùa lạnh là phương pháp được nhiều người áp dụng bởi nó giúp giảm đau nhanh chóng, hiệu quả. Cách này rất thích hợp áp dụng cho những trường hợp bị đau nhức xương khớp ở mức độ nghiêm trọng. Một số loại thuốc Tây trị nhức mỏi xương khớp thường được sử dụng bao gồm:

  • Các loại thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol, Codein…
  • Thuốc chống viêm không chứa steroid như Ibuprofen, Diclofenac, Etoricoxib…
  • Các loại thuốc tiêm bắp như Corticosteroid, Steroid… 
Người bệnh có thể uống thuốc Tây y chữa đau nhức xương khớp
Người bệnh có thể uống thuốc Tây y chữa đau nhức xương khớp

Uống thuốc Tây y để giảm đau chỉ mang lại hiệu quả tạm thời và không nên sử dụng trong một thời gian dài. Nếu người bệnh quá lạm dụng hoặc uống thuốc lâu dài thì sẽ gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày… Do đó, bạn không nên tự ý mua thuốc về uống nếu không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Uống thuốc Đông y chữa đau nhức xương khớp

Ngoài thuốc Tây y, người bệnh có thể sử dụng thuốc Đông y để cải thiện triệu chứng đau nhức. Nguyên tắc chữa bệnh bằng thuốc Đông y là kiểm soát tình trạng đau nhức và nâng cao sức khỏe tổng thể. Dưới đây là một số bài thuốc chữa đau nhức xương khớp khi thời tiết thay đổi:

  • Bài thuốc số 1: 6g cam thảo, 12g quế chi, cỏ xước, rễ đinh lăng, ý dĩ, xấu hổ, kê huyết đằng mỗi vị 15g, thổ phục linh 20g, độc hoạt 10g, vỏ quýt 8g. Bạn rửa sạch tất cả các dược liệu trên, cho vào ấm đun với nước khoảng 30 phút. Bạn chắt lấy nước, chia thành 3 phần và uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc số 2: Rễ đinh lăng, hà thủ ô, tỳ giải mỗi vị 12g, vỏ quýt và thiên niên kiện mỗi vị 8g, cam thảo 6g, cỏ xước, cốt toái bổ, dây đau xương mỗi vị 15g. Mỗi ngày bạn sắc một thang thuốc và uống hết thuốc trong ngày. 
  • Bài thuốc số 3: 3 lát sinh khương, ngũ gia bì, thổ phục linh, cẩu tích mỗi vị 15g, hoàng kỳ, ké đầu ngựa, uy linh tiên mỗi vị 12g, xuyên khung 8g. Bạn rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên, chia nước thành 3 lần uống hết trong ngày. Uống thuốc mỗi ngày 1 thang để điều trị bệnh. 

Các bài thuốc Đông y chỉ phát huy tác dụng sau một thời gian dài điều trị. Do vậy, người bệnh cần kiên trì uống thuốc và không được bỏ giữa chừng. 

Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà

Khi gặp triệu chứng đau nhức xương khớp vào mùa lạnh, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp chữa bệnh dân gian tại nhà như sau:

Ngâm chân bằng gừng và muối

Thành phần trong gừng có tác dụng ức chế các phản ứng sưng viêm, kích thích tuần hoàn máu và làm thư giãn dây thần kinh. Bạn làm theo hướng dẫn như sau:

  • Lấy khoảng 2 củ gừng tươi, gọt vỏ, rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn bám xung quanh.
  • Bạn cho gừng thái lát vào nồi nước rồi đun sôi trong khoảng 15 phút thì tắt bếp. Cho thêm một ít muối hạt vào nước rồi khuấy đều cho đến khi muối tan hết. 
Ngâm chân với gừng muối chữa đau nhức xương khớp
Ngâm chân với gừng, muối chữa đau nhức xương khớp
  • Bạn cho nước gừng ra chậu, đợi nước bớt nóng rồi ngâm chân vào khoảng 15 – 20 phút. 
  • Áp dụng cách này mỗi ngày vào buổi sáng và tối sẽ giúp bạn giảm đau nhức xương khớp nhanh chóng.

Xông hơi trị đau khớp khi thay đổi thời tiết

Xông hơi là phương pháp giảm đau nhanh chóng và hạn chế đau mỏi cơ rất tốt. Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị trong bài thuốc xông hơi bao gồm lá trầu không, lá tía tô, lá lốt… Bạn thực hiện xông hơi theo các bước dưới đây:

  • Lấy một nắm dược liệu vừa đủ, rửa sạch rồi cho vào nồi nước đun sôi với 2 lít nước.
  • Bạn đun nước trên lửa nhỏ trong khoảng 15 phút để các dược tính bên trong tiết ra và tan vào nước.
  • Bạn mang nước đi xông trong không gian kín để hơi nước bốc lên và thấm qua da. Khi xông hơi, người bệnh không nên mặc quần áo nhằm mang lại hiệu quả điều trị tốt hơn. 
  • Tiến hành xông hơi trong khoảng 15 – 20 phút cho đến khi nước ngừng bốc hơi là được. Sau khi xông, bạn phải lau khô cơ thể và không được tắm nước lạnh để tránh nhiễm lạnh, gây đau nhức. 

Biện pháp giảm đau không dùng thuốc tại nhà

Để hạn chế sử dụng thuốc chữa bệnh, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp giảm đau nhức tại nhà. Cách này giúp bạn kiểm soát các cơn đau, ê mỏi hiệu quả mà không cần dùng thuốc.

  • Tác dụng nhiệt: Bạn có thể áp dụng phương pháp này bằng cách chườm nóng hoặc tắm nước ấm. Đây là phương thức giúp giảm đau nhức nhanh chóng nhờ tác động của nhiệt. Khi đó, các mao mạch sẽ được kích thích giãn nở và tăng cường lưu thông máu đến xương khớp. Bạn có thể sử dụng túi chườm để chườm lên vùng bị đau nhức. Ngoài ra, bạn có thể giảm đau bằng cách rang nóng một ít muối hạt, rồi chườm để tăng hiệu quả điều trị.
  • Massage: Bạn có thể điều trị bằng phương pháp massage, xoa bóp. Bạn sử dụng lực của ngón tay để xoa bóp, day, ấn vào những vị trí bị đau nhức trên cơ thể. Massage sẽ giúp người bệnh đẩy lùi được tình trạng căng cơ, co cứng. Từ đó giúp các khớp vận động, di chuyển linh hoạt hơn. 

Biện pháp phòng tránh đau nhức xương khớp khi thời tiết thay đổi

Đau nhức xương khớp khi thời tiết thay đổi là một tình trạng rất khó điều trị dứt điểm. Để hạn chế mắc phải căn bệnh này, bạn nên thực hiện một số biện pháp phòng tránh như sau:

  • Người bệnh nên chủ động giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết chuyển mùa như mặc áo khoác, sử dụng găng tay, choàng cổ, mang tất, mang giày kín để bảo vệ xương khớp.
  • Bệnh nhân nên tăng cường tắm nắng vào buổi sáng để thúc đẩy quá trình tổng hợp vitamin D. Vitamin D có tác dụng giúp quá trình vận chuyển và hấp thu canxi ở hệ thống xương khớp diễn ra dễ dàng hơn.
  • Chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày, loại bỏ những thực phẩm gây hại cho xương khớp như thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều muối, rượu bia, các chất kích thích. Thay vào đó, người bệnh nên bổ sung các loại rau xanh, trái cây, các loại hạt, cá béo để duy trì một hệ thống xương khớp chắc khỏe, ổn định.
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường sức khỏe cho xương khớp, hạn chế tăng áp lực lên xương khớp gây đau nhức. Người bệnh nên lựa chọn các bài tập thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, yoga…
Tập luyện thể dục thể thao phòng ngừa đau nhức xương khớp
Tập luyện thể dục thể thao phòng ngừa đau nhức xương khớp

Trên đây là những thông tin cần thiết về tình trạng đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết đột ngột. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc bảo vệ sức khỏe của mình và người thân. 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan
diclofenac
bong-gan
trat-khop-vai
cach-phong-chong-benh-gout
cay-chia-voi-tri-thoat-vi-dia-dem
bao-chi-noi-gi-ve-bai-thuoc-gout-do-minh-
dau-nhuc-xuong-khop-nen-an-gi
chua-dau-than-kinh-lien-suon-bang-dong-y