Trĩ vòng là tình trạng nghiêm trọng, hiếm gặp bên cạnh 3 dạng phổ biến là trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp. Hiện tượng này hình thành do đâu, cách nhận biết và chữa trị thế nào? Cùng tìm hiểu những thông tin quan trọng để phòng ngừa, tránh biến chứng nguy hiểm.
Trĩ vòng là gì?
Trĩ vòng là thể bệnh hiếm gặp, trong đó búi trĩ tạo thành vòng, chiếm hết chu vi hậu môn. Cũng giống như trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp, các búi trĩ vòng hình thành do đám rối tĩnh mạch căng giãn quá mức ở hậu môn.
Tuy nhiên, ở thể bệnh này, ban đầu các búi trĩ nhỏ hình thành riêng biệt và có sự phân cách. Sau dần, giữa chúng có những búi phụ xuất hiện, tạo thành vòng chạy quanh hậu môn. Hiện tượng này tương đối giống với tình trạng sa trực tràng. Tuy nhiên, kích thước của từng đám trĩ to nhỏ khác nhau chứ không đều.
Trĩ vòng xuất hiện không phổ biến nhưng không trừ một ai. Nếu bạn thường xuyên ăn uống không khoa học gây táo bón, hoặc tác động mạnh đến thành mạch ở trực tràng - hậu môn thì đều có nguy cơ mắc phải.
Có thể nói trĩ vòng là thể bệnh hiếm nhưng nếu đã mắc phải thì dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh cần sớm tìm hiểu nguyên nhân, cách chữa trị, tránh bị trĩ vòng tắc mạch.
Nhận biết các dấu hiệu của trĩ vòng
Cũng giống như những thể bệnh khác, người bị trĩ vòng thường có những biểu hiện như táo bón, đi ngoài lẫn máu…
- Trong đó, điểm dễ nhận thấy nhất đối với trường hợp này là máu đỏ tươi.
- Giai đoạn đầu người bệnh thường chỉ thấy máu dính trên giấy lau.
- Giai đoạn sau: Bệnh tiến triển nặng khiến máu chảy thành giọt, tạo tia.
Những biểu hiện khác
- Người bị trĩ vòng lúc này bị xanh hoặc vàng da, khi đứng lên ngồi xuống hay chóng mặt.
- Mất máu nhiều khiến cho thể trạng suy kiệt, người hay mệt mỏi, uể oải.
- Đau rát, đặc biệt là khi đại tiện phải rặn do táo bón nặng.
- Cảm giác có hơi nóng bỏng ở vùng hậu môn, nhất là khi ăn đồ cay, nóng.
- Thấy búi trĩ sa ra ngoài, đồng thời việc đại tiện trở nên khó khăn, vừa đau vừa tắc. Một số trường hợp nặng phải dùng tay đẩy búi trĩ lên, nhưng cũng rất khó khăn.
Hầu hết các dấu hiệu trên đều có ở các thể bệnh, các cấp độ trĩ. Vì vậy, người bệnh rất khó để tự phân biệt, nhận biết. Điểm duy nhất để làm rõ có phải bạn đang mắc trĩ vòng hay không chính là dựa vào vị trí, đặc điểm búi trĩ.
Ở người bệnh trĩ vòng, ban đầu các búi trĩ nội hoặc ngoại nằm cách nhau ở 3 vị trí. Sau đó chúng tăng kích thước và hình thành búi phụ, tạo nên vòng tròn, ngăn các giữa các búi là phần ngấn.
Bệnh trĩ vòng xảy ra do đâu?
Cũng giống như đa số các thể bệnh khác của trĩ, tình trạng này liên quan đến chế độ ăn uống và áp lực của tĩnh mạch hậu môn. Có thể kể đến:
Chế độ ăn gây táo bón hoặc tiêu chảy
Nhiều người cho rằng chỉ táo bón mới khiến bạn bị trĩ. Thực thế, tiêu chảy cũng là một trong những nguyên nhân hình thành bệnh này ở hậu môn.
Thống kê trên bệnh nhân trĩ cho thấy 70% người bệnh đều liên quan đến hiện tượng này. Khi bị táo bón hoặc tiêu chảy trong nhiều ngày liền, thành tĩnh mạch ruột bị tổn thương. Khi đó vùng hậu môn, xương chậu và thành mạch sẽ bị áp lực, gây ứ huyết, hình thành búi trĩ.
Thiếu nước
80% nước trong cơ thể chúng ta có những tác dụng rất quan trọng với tiêu hóa và tĩnh mạch như:
- Cung cấp chất lỏng để cơ thể tiêu hóa thức ăn, làm mềm phân.
- Tăng tuần hoàn máu, giúp thành tĩnh mạch hoạt động trơn tru, đưa máu về tim tốt.
Vì vậy, nếu không cấp đủ nước thì phân sẽ khó thải ra, thành tĩnh mạch khó hoạt động. Do đó nó dễ bị tổn thương khi rặn đại tiện, gây biểu hiện bệnh trĩ.
Tuổi tác
Khảo sát cho thấy những người trên 60 tuổi có nguy cơ mắc bệnh trĩ lên đến 70%. Tuổi tác càng cao thì sự đàn hồi của cơ vòng càng kém. Do đó, tĩnh mạch co giãn khó khăn hơn, dễ bị sa búi. Đặc biệt là khi chế độ ăn uống lại không đảm bảo thì táo bón và trĩ dễ xuất hiện.
Việc làm
Do đặc thù công việc, một số người làm những nghề phải thường xuyên ngồi lâu như lái xe, văn phòng… thường dễ mắc bệnh trĩ. Do ngồi nhiều, lại ít vận động nên khả năng lưu thông máu đến các cơ quan giảm.
Ngoài ra, khi ngồi, lượng máu được bơm đến các cơ quan ở vùng chậu sẽ ít đi. Điều này làm giảm sự đàn hồi ở đây. Khiến máu khó lưu chuyển về tĩnh mạch chủ mà tạo thành trĩ vòng tắc mạch.
Mang thai dễ gây trĩ vòng
Nữ giới khi mang thai có đến 80% bị mắc bệnh trĩ, trong đó có trĩ vòng. Lý do là vì trong thai kỳ, cơ thể bạn cần lưu động nhiều máu hơn để cung cấp cho em bé.
Thêm vào đó, khi em bé lớn lên, trọng lượng của bào thai sẽ làm tăng sức ép lên vùng chậu. Điều này làm cho tĩnh mạch ở hậu môn, trực tràng dễ bị phù, lồi và sa xuống. Từ đó hình thành các đám trĩ nhỏ, dần dần có thể mọc nhiều hơn, tạo nên trĩ vòng.
Khi sinh con, để đưa được em bé ra ngoài, người mẹ lại phải dùng sức rặn. Lúc này các tĩnh mạch, mao mạch ở vùng chậu bị tác động rất mạnh. Nó làm cho búi trĩ càng to ra chiếm lấy chu vi lỗ hậu môn.
Trĩ vòng có nguy hiểm không? Chữa được không?
Trĩ vòng và trĩ hỗn hợp được cho là có mức độ nguy hiểm cao. Bởi vì nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ra các hiện tượng:
- Nhiễm trùng/hoại tử hậu môn: Xảy ra khi các búi trĩ sa ra ngoài mà không đẩy vào lại được. Sau đó, chúng phình to, làm tắc hậu môn và bị viêm, nhiễm, hoạt tử.
- Ung thư trực tràng/hậu môn: Búi trĩ sưng lớn và liên kết với nhau thành vòng ở dưới niêm mạc hay trong hố ngồi hậu môn.
- Mất máu nghiêm trọng: Thống kê cho thất có đến 94% bệnh nhân trĩ bị mất máu gây suy giảm thể trạng. Nếu càng để lâu thì tình trạng của họ càng tồi tệ.
- Tắc mạch, nứt kẽ hậu môn: Khi búi trĩ sưng to, đại tiện ra máu đông, người bệnh thường rất đau đớn, khó chịu. Ngay cả lúc không đi cầu, có thể họ phải ngồi một bên mông.
Ngoài ra, khi bị trĩ vòng, người bệnh còn bị giảm ham muốn tình dục và bị ảnh hưởng nhiều về tâm lý.
Trĩ vòng chữa được không?
Theo các chuyên gia, các thể bệnh trĩ nếu chữa trị từ giai đoạn đầu thì đều không đáng ngại. Chỉ cần áp dụng đúng phương pháp phù hợp là có thể khắc phục được các búi trĩ.
Tuy nhiên, trĩ vòng là thể bệnh xuất hiện ở giai đoạn muộn nên sẽ khó điều trị hơn trĩ nội, trĩ ngoại… Thêm vào đó, vì tâm lý e ngại, nhiều người thường để lâu ngày mới thăm khám, điều trị. Lúc này bệnh dễ chuyển sang mãn tính hoặc việc điều trị sẽ phức tạp, khó dứt điểm.
Lưu ý cách phòng ngừa trĩ vòng
Trĩ vòng khá nguy hiểm và đem lại nhiều khó chịu hơn so với những thể bệnh khác. Để giảm thiểu tình trạng này ở hậu môn, bạn nên:
- Kiên trì hơn nếu điều trị trĩ vòng bằng thuốc Đông y, đồng thời kết hợp các biện pháp cải thiện tại nhà.
- Xây dựng chế độ ăn khoa học gồm nhiều chất xơ, sắt, Omega 3 và 6. Giảm thiểu nguồn thực phẩm khó tiêu hoặc tạo axit, gây táo bón.
- Tránh vác nặng, làm việc quá sức, ngồi liên tục nhiều giờ.
- Nếu làm công việc văn phòng, lái xe hay chơi game, bạn nên đứng dậy đi lại sau mỗi nửa tiếng.
- Khi mang thai nên chọn tư thế đi đứng, nằm ngồi thật thoải mái. Tập yoga hoặc các vận động nhẹ để lưu thông máu tốt hơn.
- Vệ sinh hậu môn thường xuyên, sạch sẽ, tránh để ẩm ướt. Nếu có hiện tượng táo bón lâu ngày, đi cầu ra máu tươi, hậu môn ẩm, ngứa, đau rát… nên đi kiểm tra ngay để điều trị sớm.
Cách điều trị bệnh trĩ vòng hiệu quả
Mặc dù tương đối khó điều trị nhưng trĩ vòng vẫn có nhiều cách khắc phục theo dân gian, cổ truyền và hiện đại.
Khắc phục trĩ vòng theo tại nhà
Trĩ vòng hay trĩ nội, ngoại, trĩ tổng hợp đều có thể cải thiện triệu chứng nếu bạn chú ý thực hiện những việc làm nhỏ này.
Cách tác dụng nhiệt lạnh
- Chườm đá: Vệ sinh hậu môn rồi đặt đá vào khăn. Chườm lên hậu môn trong vài phút để giảm các vùng ứ huyết ở tĩnh mạch.
- Dùng nước mát: Ngồi trong chậu nước lạnh để cải thiện lưu thông máu, tăng co, giảm sa búi trĩ.
Các cách chữa này nên tiến hành đều đặn trong nhiều ngày để ngăn ngừa búi trĩ hình thành và phát triển, đặc biệt là các búi trĩ phụ.
Thay đổi dinh dưỡng
- Tăng chất xơ: Sử dụng các loại rau xanh, quả tươi, củ có chứa nhiều chất xơ. Thực phẩm này dùng để giảm tình trạng táo bón, hỗ trợ nhu động ruột.
- Bổ sung sắt: Những nguồn thực phẩm giàu sắt sẽ giúp bạn bổ sung lượng máu thiếu hụt do chảy máu khi đại tiện.
- Uống nhiều nước: Cung cấp đủ nước, đặc biệt là nước có tính kiềm để hỗ trợ tiêu hóa, làm mềm phân.
- Giảm đạm, chất béo no: Hạn chế ăn các loại thức ăn giàu đạm và chất béo no để tránh bị táo bón. Nhờ đó giảm áp lực lên thành tĩnh mạch khi đi cầu.
- Tránh thực phẩm lên men hoặc thức ăn tạo axit: Các loại rau dưa, cà muối… và nhóm thức ăn tạo axit. Chúng sẽ làm bạn khó tiêu, tăng nguy cơ táo bón. Đồng thời, những nguồn thực phẩm này còn làm tăng tiết dịch vị dạ dày, khiến cơ thể dư axit. Do đó, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư, bao gồm cả ung thư trực tràng - hậu môn.
Mẹo chữa trĩ vòng theo dân gian
Đối với các thể bệnh trĩ, bao gồm cả trĩ vòng, dân gian thường chỉ cho nhau thử nghiệm các cách chữa sau đây.
- Chữa bằng lá diếp cá: Bạn có thể giã lá rau diếp lấy bã đắp vào hậu môn và dùng nước để uống. Hoặc đun nước xông rồi ngâm rửa. Với mỗi cách làm, bạn dùng khoảng 1 nắm lá/lần là đủ.
- Dùng lá trầu: Lá trầu đem đun lấy nước xông và ngâm rửa. Hoặc bạn có thể kết hợp với bồ kết, hạt gấc và quả cau để tăng hiệu quả xông, giảm nhanh các búi trĩ vòng.
- Sử dụng lá bỏng: Với lá bỏng trị bệnh trĩ vòng, bạn cũng đem giã nát để đắp trực tiếp. Hoặc đun với với rau sam lấy nước uống. Nếu bị ra máu nhiều thì kết hợp với lá ngải sao vàng, lá trắc, và cây nhọ nồi đun uống.
- Chữa trĩ vòng bằng cây thiên lý: Có 2 cách chính: Thứ nhất, bạn cũng giã phần lá lấy nước cốt để đắp vào hậu môn. Cách thứ hai là lấy hoa thiên lý chế biến thành các món ăn hàng ngày.
- Dứt trĩ vòng bằng thầu dầu tía: Với thuốc này có 3 cách xử lý: Cách 1 là giã nát rồi bóc vào vải để đắp lên búi trĩ. Cách 2 là nghiền bột hạt thầu dầu pha lấy nước uống trong 3 - 5 ngày. Cuối cùng, để tăng hiệu quả trị bệnh trĩ vòng, bạn kết hợp với lá vông nem giã nát để đắp. Tuy nhiên cách làm này không được áp dụng cho trường hợp trĩ ở trẻ em.
- Sử dụng sung trị khỏi bệnh trĩ: Sung có thể dùng làm thuốc chữa bệnh trĩ theo các cách: Đun lên để xông rửa, ăn sống lúc đói (khoảng 20 quả). Hoặc bạn đem nấu nước để uống (cần xay nhuyễn và đun với khoảng 1 lít nước).
- Dùng tỏi: Củ tỏi đem ngâm rượu rồi chia làm 2 phần, 1 đem bôi lên búi trĩ, còn lại dùng để uống (5 - 10ml/ngày). Hoặc bạn cũng có thể đem nướng trực tiếp trên than rồi bóc vỏ, đập dập và đắp vào hậu môn. Một cách khác nữa là kết hợp tỏi với tiêu đen và bạch chỉ. Đem sao vàng rồi cho vào miếng vải, đắp lên búi trĩ khi còn nóng.
- Chữa bằng lá vông: Để trị trĩ vòng bằng lá vông bạn có thể hơ 2 - 3 lá trên lửa rồi đắp vào búi trĩ. Hoặc giã nhuyễn rồi kết hợp với giấm thanh để đắp vào hậu môn nhằm tăng hiệu quả.
Các cách chữa trĩ vòng dùng thảo dược quanh nhà thường cho hiệu quả tốt khi ở giai đoạn này. Nếu bệnh đã chuyển biến nặng, các búi trĩ phụ hình thành thì các mẹo này khó đạt hiệu quả cao.
Chữa bằng Đông y
Y học cổ truyền từ lâu đã lưu tâm và nghiên cứu cách chữa bệnh trĩ. Theo đó, có các bài thuốc uống, bôi và ngâm rửa để khắc phục tình trạng này như sau:
Các bài thuốc uống
- Bài 1: Sử dụng 16g các loại hoa kim ngân, bạch tô. Kết hợp với 12g các loại hòe hoa, bá tử nhân, chi tử. Cùng các thảo dược như mẫu đơn trắng và chỉ xác, mỗi loại 8g và 4g cam thảo. Đem sao đen rồi sắc uống theo ngày.
- Bài 2: Dùng nụ hoa hòe 50g kết hợp với các thảo dược sau mỗi loại 40g: Chỉ thực, Cồ nốc mảnh, thiên thảo. Cuối cùng là 10 tam thất.
- Cách 3: Với cách này bạn dùng 12g/loại các thảo dược sinh địa, mẫu đơn trắng, bá tử nhân và hắc chi ma. Tiếp theo, thêm 8g/loại các vị xuyên khung, hoa hòe và đào nhân. Cuối cùng thêm 4g địa hoàng rồi đem sắc uống.
- Bài 4: Cách làm này bạn chỉ cần cân đều 12g/loại các dược liệu sau: Địa du, hoa hòe, bạch tô, hoàng cầm, mẫu đơn đỏ và tần quy rồi thêm 20g sinh địa. Sau khi có các vị thì bạn đem sắc lên uống hàng ngày và theo dõi các triệu chứng.
- Cách 5: Bạn sử dụng 16g sinh địa kết hợp với hoàng bá, hoàng liên, ngưu nhĩ thái, mẫu đơn đỏ (mỗi vị 12g). Lại thêm tần quy, địa hoàng và thoát hạch nhân, mỗi vị 8g. Sau đó đem sắc nước uống để làm giảm các triệu chứng, teo dần các búi trĩ vòng.
Các bài thuốc bôi: Dùng cho trường hợp búi trĩ sa ra ngoài
- Công thức 1: Tán bột các vị thuốc và liều lượng tương ứng như sau: Hoàng đằng 20g, co vang 30g, ngũ bội 20g và 10g thượng thảo. Vệ sinh hậu môn rồi lau khô và thoa thuốc.
- Công thức 2: Sử dụng 30g co vang, 10g hạt cau cùng các vị sau mỗi loại 20g: Chi giáp hoa, hoàng bá, sa sàng tử. Đem giã nhuyễn rồi thoa trực tiếp lên búi trĩ sáng và tối.
- Bài thuốc 3: Bạn cũng sử dụng 30g co vang kết hợp với hạt cau 10g và 20g hoàng bá, 20g bách trùng thương. Đem tất cả đi tán bột rồi vệ sinh búi trĩ và bôi lên.
Tiến hành các bài thuốc bôi này đều đặn mỗi ngày đến khi biểu hiện trĩ vòng giảm hẳn. Đồng thời các tổn thương được phục hồi.
Bài thuốc ngâm rửa
- Bài 1: Sử dụng ngải cứu và bạch tô mỗi loại 40g, đường quất và hoa hòe mỗi loại 20g. Kết hợp với 12g phèn chua. Cho tất cả vào ấm sắc lấy nước xông và rửa hậu môn hàng ngày.
- Bài 2: Dùng 60g rau sam tươi kết hợp với bách trùng thương và hoa hòe mỗi loại 30g, cùng 18g mộc qua. Bạch chỉ, trôm lay và xuyên tiêu mỗi loại 12g, bạch phàn 9g. Đun tất cả với 2 lít nước để xông rửa hậu môn.
- Công thức 3: Lấy 30g huyền minh phàn kết hợp cùng phèn chua và 20g địa hoàng. Cũng đem đun sôi lên rồi lấy nước xông rửa.
Các bài thuốc Đông y tuy được đánh giá cao về khả năng trị trĩ nhưng lại phù hợp với cơ địa của từng người. Nếu áp dụng và theo dõi thấy không đạt hiệu quả, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để thay đổi liệu trình.
Điều trị bằng Tây y
Trĩ vòng xuất hiện ở giai đoạn muộn, có nghĩa là các búi trĩ đã phát triển nhiều. Cho nên Tây y chủ yếu sử dụng các phương pháp phẫu thuật. Mặc dù tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nhưng những cách xử lý này hiệu quả nhanh chóng. Nó giúp người bệnh sớm thoát khỏi những khó chịu, mệt mỏi do trĩ vòng gây ra.
Phương pháp cổ điển:
Có thể kể đến 2 cách làm khá nổi tiếng và từng được áp dụng ở nhiều nơi. Hiện nay một số bệnh viện vẫn áp dụng một số phương pháp mổ trĩ sau.
- Whitehead: Là phương pháp cắt khoanh niêm mạc và lớp bên dưới niêm mạc búi trĩ. Sau đó kéo niêm mạc từ trên xuống để khâu kết nối với da dưới hậu môn. Cách này có thể để lại các rủi ro như làm hẹp hậu môn, khó tự chủ đại tiện hoặc làm rỉ dịch hậu môn.
- Buie: Là biện pháp cắt trĩ vòng cải biên từ whitehead. Bằng cách này, thay vì cắt bỏ cả phần bề mặt ống hậu môn thì bác sĩ sẽ giữ lại ba cầu da - niêm mạc. Đây là cách để tạo thế cân bằng giữa da và niêm mạc hậu môn.
Phương pháp mới:
Ngày nay, với những nguyên tắc mới, quan niệm về phẫu thuật cắt trĩ đã dần thay đổi. Các phương pháp nhằm hướng đến bảo tồn phần da ở ống hậu môn. Các búi trĩ ngoại được để lại và dần bị làm teo đi do không có thông nối với trị nội.
- Longo: Dùng máy khâu vòng cắt một khoanh niêm mạc ở đường lược rồi khâu lại bằng máy bấm. Cách làm này sẽ giảm tối đa lượng máu đến các đám rối tĩnh mạch. Từ đó thu nhỏ khối trĩ và treo đệm hậu môn vào ống hậu môn. Ưu điểm của nó là không gây đau đớn nhiều, người bệnh có thể trở lại hoạt động sớm. Tuy nhiên đây là một cách làm sử dụng máy móc công nghệ cao nên tốn nhiều chi phí.
- Khâu treo trĩ: Đây là cách làm cải biên từ phương pháp Longo nhưng khâu bằng tay để giảm chi phí. Cũng đem lại hiệu quả giống như cách làm trên nhưng người bệnh có thể đau đớn hơn. Đồng thời họ mất nhiều thời gian phục hồi hơn.
- Doppler: Là phương pháp khâu cột động mạch trĩ bằng cách: Dùng một đầu dò siêu âm Doppler gắn với một ống soi hậu môn. Việc này nhằm để tìm đến nhánh động mạch và khâu lại ở đường lược 2cm. Cách làm chỉ áp dụng cho trĩ vòng độ 3.
Ngoài ra, trong một số trường hợp mới hình thành trĩ vòng, có thể bạn cũng sẽ được sử dụng thuốc. Đó là các dược phẩm kê uống hoặc bôi các dược phẩm trị trĩ, kết hợp khắc phục tại nhà.
Trĩ vòng là bệnh ở hậu môn hình thành do tĩnh mạch trực tràng - hậu môn bị biến đổi. Người bệnh nên chú ý khám và điều trị sớm để tránh những biến chứng khó chịu và đáng tiếc.
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn kiến thức toàn diện về cắt trĩ ngoại, giải đáp thắc mắc về mức độ đau đớn và thời gian hồi phục. Bạn sẽ được tìm hiểu về các phương pháp phẫu thuật phổ biến, chi phí cũng như những biến chứng có thể xảy ra. Hướng dẫn chi tiết về chế độ ăn uống và chăm sóc vết mổ sẽ giúp bạn tối ưu hóa quá trình hồi phục. Hãy cùng khám phá để có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi quyết định thực hiện cắt trĩ ngoại!
Bệnh trĩ hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm. Trên thực tế chỉ cần bạn xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống, vận động hợp lý sẽ giảm thiểu nguy cơ bị trĩ.
Bbệnh trĩ thông thường sẽ không ảnh hưởng đến quá trình thụ thai cũng như khả năng mang thai ở phụ nữ. Thế nhưng, nếu có dự định mang thai các chị em nên điều trị dứt điểm bệnh lý này để tránh những tác động không tốt đến thai nhi cũng như người mẹ.
Tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều có những cơ sở điều trị bệnh trĩ hiệu quả, an toàn, bao gồm những bệnh viện hàng đầu như: Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy. Mỗi cơ sở đều được trang bị các phương pháp và thiết bị hiện đại, cùng với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giúp người bệnh yên tâm trong quá trình điều trị. Người bệnh nên đặt lịch khám trước và chọn phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của mình.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!