Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Trẻ bị viêm dạ dày ruột là do một số nguyên nhân như chế độ ăn uống, áp lực học hành, dùng thuốc sai cách và nhiều nhất là vì nhiễm khuẩn HP. Nên bậc phụ huynh cảm thấy vô cùng lo lắng vì chưa biết rõ về triệu chứng bệnh và cách chăm sóc cho trẻ. Do đó, Tapchidongy.org sẽ chia sẻ đến bạn toàn bộ kiến thức về thể bệnh này.

Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm dạ dày

Bệnh viêm dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương do nhiều nguyên nhân gây ra, chúng khiến cho bệnh nhân gặp phải triệu chứng khó chịu và làm giảm chất lượng cuộc sống sinh hoạt. 

Đây cũng là bệnh lý phổ biến, thậm chí có đến 1,5 tỷ người mắc bệnh này mỗi năm trên toàn cầu và tập trung nhiều ở độ tuổi 60. 

Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây thì tình trạng trẻ bị viêm dạ dày ngày một nhiều hơn, tập trung nhiều nhất là ở độ tuổi từ 12 – 19 tuổi. Điều này đã phần nào đưa ra lời cảnh tỉnh đối với bậc phụ huynh là nên theo dõi và chăm sóc sức khỏe của con nhiều hơn. 

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm dạ dày ở trẻ
Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm dạ dày ở trẻ

Vậy nên, ngay từ bây giờ bậc phụ huynh nên biết rõ nguyên nhân viêm dạ dày để kịp thời có hướng xử lý phù hợp:

Do nhiễm vi khuẩn, virus

Có thể nói đây là nguyên nhân chính gây nên bệnh lý này ở trẻ, nhất là do nhiễm khuẩn HP, có thể chúng đã tồn tại trong niêm mạc dạ dày, khi có môi trường thích hợp chúng sẽ phát triển và tấn công rồi khiến cơ quan dạ dày bị tổn thương. Sau một thời gian, trẻ bị viêm dạ dày HP với mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Chế độ ăn uống không khoa học

Hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ vốn còn nhiều mặt hạn chế về chức năng, và hệ miễn dịch cũng chưa được hoàn thiện, vậy nên chế độ ăn uống không phù hợp (ăn thực phẩm chua cay, nóng, có ga, chất kích thích…) sẽ gây ra rối loạn tiêu hóa. Từ đó nguy cơ nhiễm viêm dạ dày ở nhỏ cũng sẽ cao hơn.

Căng thẳng, stress kéo dài

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên thì trẻ nhỏ chịu nhiều áp lực từ bố mẹ, thầy cô hoặc sức ép từ việc học hành, thi cử cũng là một trong những lý do khiến trẻ dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, cơ thể mệt mỏi. Sau một thời gian sẽ khiến não bộ tác động đến hoạt động của nhu động ruột, gây rối loạn và gây tổn thương cho dạ dày.

Sử dụng thuốc sai cách, không đúng chỉ định

Thường thì trẻ nhỏ có sức đề kháng, miễn dịch kém nên rất dễ bị cảm cúm hay ốm sốt. Vì vậy mà trẻ có thể sẽ phải sử dụng kháng sinh, giảm sốt sớm. 

Trong khi đó đều là những loại thuốc có tác dụng phụ rất cao, nhất là thuốc kháng sinh chúng sẽ tiêu diệt vi khuẩn có lợi nếu dùng thời gian dài. Chúng sẽ khiến chức năng dạ dày bị suy giảm, dễ bị vi khuẩn tấn công hơn.

Triệu chứng trẻ bị viêm dạ dày

Thông thường, dấu hiệu trẻ bị viêm dạ dày cũng sẽ có biểu hiện gần giống so với các đối tượng bệnh khác. Và triệu chứng bệnh được phân ra làm hai nhóm tương ứng với loại cấp tính và mãn tính.

Đau bụng là dấu hiệu điển hình
Đau bụng là dấu hiệu điển hình

Trẻ bị viêm dạ dày cấp tính (xảy ra đột ngột) :

  • Đau vùng thượng vị (dưới phần ức và trên phần rốn) kèm theo cơn đau âm ỉ thường bé sẽ cảm thấy đau hơn sau khi ăn hoặc ngay khi ăn phải thực phẩm không đảm bảo. Tuy nhiên nhiều phụ huynh lại nhầm lẫn đây là cơn đau do giun gây ra nên khá chủ quan. Minh chứng thực tế là số liệu thống kê cho thấy có đến 60% trẻ em bị viêm dạ dày nhập viện đã có dấu hiệu đau bụng trên 3 tháng nhưng chưa được tiếp xúc với bất cứ phương pháp điều trị nào.
  • Bụng đầy hơi, ợ chua, khó tiêu: Dấu hiệu này dễ gặp nhất là ở trẻ 2 tuổi bị viêm dạ dày, có thể kèm theo cơn ho khan. Nếu không điều trị sớm có thể sẽ bị nặng hơn và gây xuất huyết dạ dày.
  • Trẻ chán ăn, biếng ăn, ăn không ngon miệng: Thường thì biểu hiện này sẽ khiến cho trẻ bị sụt cân nhưng thay vì đưa trẻ đi khám thì bậc phụ huynh lại cho bé sử dụng các thực phẩm kích thích ăn uống, thuốc tăng cân… Điều này sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm ở trẻ nghiêm trọng hơn. Khiến thể chất của trẻ ngày càng bị suy giảm, khó điều trị bệnh hơn.

Viêm dạ dày mãn tính ở trẻ (tiến triển chậm):

Ngoài những dấu hiệu kể trên thì trẻ bị viêm dạ dày – ruột ở thể mãn có thể gặp phải những triệu chứng bệnh nặng hơn, đó là:

  • Trẻ sẽ bị buồn nôn và nôn ói với tần suất nhiều hơn, nhất là với bé dưới 2 tuổi. Do tình trạng bệnh sau một thời gian dài sẽ khiến xuất huyết mạch máu, và ói ra máu.
  • Cơn đau thường xuyên xuất hiện, đặc biệt khi ăn no hoặc khi bụng đói.
  • Đi ngoài ra phân đen hoặc máu tươi: Theo thống kê Y tế thì khoảng 50% trẻ em bị nhập viện với tình trạng đi ngoài có dính máu tươi hoặc phân đen.
  • Cơ thể liên tục bị sụt cân, thiếu máu.

Bên cạnh đó, viêm đại tràng ở trẻ nhỏ cũng có một số triệu chứng hiếm gặp khác như: Lòng bàn tay chân trắng nhợt, nên mặt mũi xanh xao, luôn mệt mỏi, không thèm ăn,…

Các phương pháp chữa viêm loét dạ dày ở trẻ

Với tỷ lệ mắc bệnh viêm dạ dày ở trẻ nhỏ đang ngày có xu hướng tăng cao, nên trên thị trường cũng có nhiều loại thuốc chữa bệnh hiệu quả. Dưới đây sẽ là một số tên thuốc được sử dụng nhiều trong điều trị cho trẻ: 

Thuốc tân dược dành cho trẻ bị viêm dạ dày

Bác sĩ thường sẽ chỉ định cho trẻ em uống kết hợp với nhiều loại thuốc kết hợp với nhau, cụ thể như sau:

Thuốc trị viêm dạ dày cho trẻ
Thuốc trị viêm dạ dày cho trẻ

Nhóm thuốc 1:

  • Thuốc kháng sinh amoxicillin (25 – 50 mg/kg/ngày, ngày 2 lần);
  • Thuốc clarithromycin (uống 7,5 mg/kg, mỗi lần uống cách nhau 12 giờ);
  • Thuốc PP omeprazol (khoảng 20mg, tùy vào từng độ tuổi và mức độ nặng nhẹ).

Nhóm thuốc 2:

  • Thuốc metronidazol (25 mg/kg/ngày, tối đa 750 mg/ ngày);
  • Thuốc clarithromycin (liều lượng như nhóm thuốc 1);
  • Thuốc ppi omeprazole (liều lượng như nhóm thuốc 1).

Nhóm thuốc 3:

  • Thuốc amoxicillin (liều lượng như nhóm thuốc 1);
  • Thuốc metronidazol (liều lượng như nhóm thuốc 2);
  • Thuốc PPi omeprazole (liều lượng như nhóm thuốc 2).

Lưu ý: Trước khi sử dụng thuốc cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ và tuân thủ đúng với chỉ định được đưa ra. Phụ huynh không tự ý cho con uống bất kỳ loại thuốc Tây nào để loại bỏ nguy cơ gặp phải những tác dụng do thuốc gây ra.

Thuốc Đông y chữa viêm dạ dày cho trẻ nhỏ

Từ xưa đến nay, các bài thuốc Đông y vẫn luôn đón nhận được sự tin tưởng của người bệnh nhờ vào nguyên lý điều trị bệnh dạ dày từ gốc rễ, nguyên nhân phát bệnh rồi đến phục hồi chức năng và làm lành vết thương tổn ở niêm mạc dạ dày. Cuối cùng là ngăn ngừa và bảo vệ dạ dày trước mọi tác nhân gây bệnh.

Bên cạnh đó, thành phần sử dụng trong bài thuốc đều là dược liệu thiên nhiên quý có công dụng tuyệt diệu trong điều trị dạ dày. Điển hình như bài thuốc Sơ can Bình vị tán (Thuốc dân tộc), là sự kết hợp hơn 30 thảo dược quý và được Bộ y tế công nhận về chất lượng.

Thành phần thảo dược đặc trị có trong Sơ can Bình vị tán
Thành phần thảo dược đặc trị có trong Sơ can Bình vị tán

Chính vì vậy, trong quá trình điều trị bệnh cho trẻ thì phụ huynh hoàn toàn yên tâm về tính an toàn và lành tính của sản phẩm mang lại. Tuy nhiên để đảm bảo tuyệt đối về sự hiệu quả của thuốc thì phụ huynh vẫn cần phải tuân thủ theo đúng lời khuyên và lộ trình chữa trị được bác sĩ đưa ra.

Lưu ý: Trẻ dưới 2 tuổi bị viêm dạ dày không nên sử dụng thuốc, trên 2 tuổi thì phụ huynh cần phải tham vấn ý kiến của các bác sĩ ở Trung tâm trước khi uống.

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị viêm dạ dày

Bên cạnh việc sử dụng thuốc như chia sẻ ở trên thì phụ huynh cũng cần phải biết cách chăm sóc trẻ bị viêm dạ dày ruột cấp – mãn tính phù hợp để các bé sớm lấy lại được cuộc sống khỏe mạnh. Dưới đây là một vài lời khuyên được chia sẻ bởi chuyên gia, bạn nên tham khảo.

Theo dõi tình trạng bệnh của trẻ thường xuyên

Dựa theo những triệu chứng, dấu hiệu bệnh kể trên thì bạn cũng thấy rằng bệnh viêm dạ dày ở trẻ rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh lý khác. Nên đôi khi trẻ bị phát hiện bệnh muộn do sự chủ quan của phụ huynh.

Chính vì vậy, để bảo vệ và chăm sóc con tốt nhất thì bậc phụ huynh nên thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của con và đưa ngay đến bệnh viện nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường.

Khi đó bác sĩ cũng sớm đưa ra phương án xác định bệnh và phác đồ điều trị bệnh phù hợp nhất cho bé. Phụ huynh tuyệt đối không nên tự chẩn đoán rồi mua thuốc cho con uống.

Theo dõi sức khỏe của trẻ để sớm phát hiện bệnh
Theo dõi sức khỏe của trẻ để sớm phát hiện bệnh

Giảm cơn đau tức thì cho trẻ em bị viêm dạ dày HP

Bên cạnh việc cho con uống nhiều nước để bổ sung lượng cần thiết cho cơ thể thì phụ huynh cũng nên thực hiện theo một số mẹo giúp bé cải thiện triệu chứng bệnh trong tạm thời như sau:

  • Chườm ấm: Có thể thấy đây là một trong những phương pháp hữu hiệu thường xuyên được sử dụng để trị chứng đau bụng nhanh chóng. Phụ huynh chỉ cần chuẩn bị một túi chườm, túi sưởi hoặc khăn tẩm nước ấm rồi đặt lên trên bụng bé một cách cẩn thận. Như vậy cũng phần nào giúp bé giảm cơn đau do viêm dạ dày gây ra.
  • Massage vùng bụng: Phụ huynh có thể thực hiện thao tác đơn giản là xoa nhẹ nhàng quanh vùng thượng vị theo đúng với chiều quay của kim đồng hồ. Chỉ sau 15 – 20 phút, trẻ nhỏ sẽ cảm nhận rõ được sự thoải mái và bớt triệu chứng đau, đầy bụng.
  • Cho bé uống nước mật ong và gừng (dành cho trẻ trên 2 tuổi bị viêm dạ dày): Pha 1/2 thìa mật ong với 1/4 thìa nước cốt gừng, khuấy đều cho trẻ uống để làm ấm bụng và làm giảm nồng độ axit trong dạ dày sẽ tạm thời giúp bé đỡ được những triệu chứng của bệnh.

Áp dụng lời khuyên: Bé bị viêm dạ dày hp nên ăn gì, kiêng gì?

Như đã chia sẻ ở trên thì một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ nhỏ bị viêm loét dạ dày là do việc ăn uống không được đảm bảo, thiếu khoa học. Vậy nên, các phụ huynh cần phải biết trẻ bị viêm dạ dày ruột nên ăn gì để thay đổi, cải thiện và xây dựng chế độ ăn uống cho trẻ lành mạnh hơn.

Trẻ bị viêm đau dạ dày nên ăn một số nhóm sau:

  • Thực phẩm chứa nhiều Protein: Thịt lợn, thịt gà, vịt, cá, trứng… Với thịt thì phụ huynh nên nấu chín nhừ, thái nhỏ để dễ tiêu hóa.
  • Thức ăn chứa nhiều tinh bột: Cơm trắng, bánh mỳ, bánh quy, khoai lang, khoai tây…
  • Món dễ tiêu hóa: Cháo sườn, súp gà, canh nhừ…
  • Bổ sung nhiều vitamin từ trái cây: Chọn loại quả không quá chua, mềm như nho, chuối, táo, dưa hấu, dâu tây, kiwi…
  • Bổ sung chất xơ từ rau xanh: Súp lơ, cải bông, bí xanh…
Phụ huynh nên thay đổi chế ăn của bé phù hợp hơn
Phụ huynh nên thay đổi chế ăn của bé phù hợp hơn

Viêm dạ dày ở trẻ em nên kiêng những thực phẩm sau:

  • Thực phẩm chua, có tính axit: Họ nhà cam, quýt, dứa, mơ,…
  • Đồ ăn lạnh như kem, nước đá.
  • Món cay nóng, chứa nhiều gia vị: Tôm gà chiên, đồ nướng, cà ri, mì cay, tương ớt…
  • Món ăn chưa được nấu chín kỹ: Nộm, sushi, gỏi, bò tái,…
  • Thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn: Xúc xích, thịt cá đóng hộp, lạp xưởng, bánh kẹo làm công nghiệp…
  • Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, khó tiêu hóa: Rau xào, thịt chiên, gà rán, bánh rán…
  • Thức uống có ga, caffeine cũng tuyệt đối kiêng.

Ngoài ra, thực hiện theo lời khuyên trên về trẻ bị viêm dạ dày nên ăn gì thì phụ huynh cũng cần cho các bé ăn đúng và đủ bữa, tốt nhất nên ăn vào những khung giờ vàng như 6h – 11h – 12h – 18h và không ăn quá no để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày. Ngay sau khi ăn không nên ăn hoa quả, vận động mạnh hoặc nằm.

Cách phòng ngừa bệnh viêm dạ dày ở trẻ nhỏ

Để bảo vệ sức khỏe cho con một cách an toàn tuyệt đối thì bậc phụ huynh nên tuân thủ theo một số nguyên tắc sau:

  • Luôn chú ý vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, luôn rửa tay cho bé trước khi ăn.
  • Cho các bé sử dụng đồ dùng cá nhân riêng (bàn chải đánh răng, khăn mặt, cốc nước…) ngăn ngừa sự lây lan bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Bảo ban con không chơi tại khu vực có môi trường bẩn như bãi rác, cống chất thải… vì đó là những nơi ẩn chứa rất muôn vàn vi khuẩn gây hại.
  • Cho trẻ ăn món ăn đã được nấu chín kỹ, uống nước sôi và hạn chế sử dụng các thực phẩm có chất bảo quản và gia vị cay nóng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống đảm bảo chất dinh dưỡng cho trẻ như đã chia sẻ ở trên để nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ.

Bên cạnh đó, nếu phụ huynh thấy con có dấu hiệu bất thường thì cần cho đi khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán bệnh xem trẻ bị viêm dạ dày hay không và kịp thời chữa trị.

Câu hỏi thường gặp
Viêm dạ dày ruột cấp là một tình trạng bệnh lý phổ biến gây ra những triệu chứng khó chịu do nhiễm trùng đường tiêu hóa. Hãy tìm hiểu về viêm dạ dày ruột cấp, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị hiệu quả. Tìm hiểu về bệnh viêm dạ dày ruột cấp Dạ dày và...
Trào ngược dạ dày ở bà bầu là bệnh lý phổ biến khi mang thai, mẹ bầu khó chịu, ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị. Trong bài viết dưới đây Tapchidongy.org sẽ cung cấp thông tin các bài thuốc điều trị cũng như những biểu hiện của bệnh.  Định nghĩa Trào ngược dạ dày, hay còn gọi là...
Có rất nhiều người bệnh thắc mắc nên uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn? Trong quá trình điều trị bệnh dạ dày cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ với từng loại thuốc và tùy theo nguyên nhân của cơn đau sẽ có những cách uống khác nhau. Bạn cần tìm hiểu và cân...
Nội soi dạ dày là thủ thuật Y khoa được các bác sĩ sử dụng để chẩn đoán bệnh thông qua nhiều quy trình và phương pháp khác nhau. Mặc dù thủ thuật rất phổ biến nhưng nhiều bệnh nhân chưa biết thời gian thực hiện mất bao lâu, chi phí bao nhiêu tiền, có lây không? Tham khảo bài...

Trước khi nội soi dạ dày, bạn cần nhịn ăn để dạ dày trống rỗng, giúp quá trình nội soi diễn ra an toàn và chính xác hơn. Thời gian nhịn ăn thường là từ 6 đến 8 giờ trước khi thực hiện thủ thuật.

Nội soi dạ dày là phương pháp an toàn và phổ biến, nhưng vẫn có thể gây ra một số khó chịu và rủi ro nhỏ như đau họng, buồn nôn, hoặc tổn thương nhẹ niêm mạc dạ dày. Các biến chứng nghiêm trọng như thủng đường tiêu hóa hay dị ứng thuốc gây mê rất hiếm gặp. Việc thực hiện nội soi đúng cách, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, sẽ giúp giảm thiểu tối đa những rủi ro này.

Bị xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? Làm thế nào để chữa? Đây là dấu hỏi chấm mà nhiều người bệnh băn khoăn. Trong bài viết này cung cấp thông tin giúp bạn đọc hiểu rõ và cách điều trị bệnh hiệu quả. Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không? Xuất huyết dạ dày hay còn gọi...

Để xét nghiệm vi khuẩn HP một cách chính xác và uy tín, bạn có thể thực hiện tại các cơ sở y tế hàng đầu như bệnh viện Bạch Mai, Đại học y Hà Nội, bệnh viện E, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nhiệt Đới, bệnh viện Nhân dân 115. Các bệnh viện này nổi bật với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, đảm bảo chất lượng dịch vụ và kết quả xét nghiệm chính xác.

Thuốc Dạ dày Trần Kim Huyền được nghiên cứu và bào chế theo bài thuốc Đông y gia truyền với công thức từ các loại thảo dược quý hiếm. Thuốc phát huy công dụng tuyệt vời cho người bệnh dạ dày giảm nhanh các triệu chứng. Dạ dày gia truyền Trần Kim Huyền được sự ủng hộ của đông đảo...
Bài thuốc dạ dày của Bệnh viện Quân y 103 Hà Nội là kết quả của sự kế thừa các tinh hoa của bài thuốc dân gian cổ truyền và được cải tiến qua hơn 20 năm điều trị tại viện. Cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết nhất về bài thuốc dạ dày viện 103 trong bài viết...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan