“Viêm amidan hốc mủ kiêng ăn gì và nên bổ sung nhóm thực phẩm nào hỗ trợ điều trị tốt nhất?” luôn là vấn đề được thắc mắc nhiều nhất. Do chế độ ăn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tình trạng cổ họng của người bệnh. Để xác định chế độ ăn uống phù hợp, tốt nhất người bệnh theo dõi bài viết dưới đây.
Viêm amidan hốc mủ có thể coi là tình trạng viêm amidan giai đoạn mãn tính. Các biểu hiện của bệnh thể hiện ở mức độ nghiêm trọng hơn, cụ thể như: sưng đau amidan; hình thành các hố mủ trắng kèm theo biểu hiện chảy dịch hoặc không. Nguy hiểm hơn, khi bị chảy dịch bệnh sẽ có nguy cơ lây lan sang các cơ quan bên cạnh.
Bên cạnh việc điều trị bệnh thì chế độ ăn uống cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sự diễn tiến của viêm amidan hốc mủ. Thức ăn, đồ uống đưa vào cơ thể hàng ngày sẽ tác động đến việc chữa trị cũng như sự hồi phục của người bệnh. Người bệnh cần chú ý những thực phẩm nên ăn và cần tránh khi mắc viêm amidan.
Viêm amidan hốc mủ kiêng ăn gì cho bệnh nhanh khỏi?
Đồ ăn cứng, khô
Một số loại hạt như hạt hướng dương, hạt điều, hạt bí, hạt hạnh nhân,….là món ăn vặt khá quen thuộc. Tuy nhiên, khi bị viêm amidan hốc mủ, vùng amidan sưng to cùng với các hốc mủ trắng nổi lên, rất dễ vỡ nếu bị kích thích. Do đó, việc dùng các nhóm thực phẩm khô, cứng có thể gây ảnh hưởng, va chạm thậm chí gây vỡ.
Không ăn các loại hạt khô cứng trong thời gian điều trị vì có thể gây nghẹn họng và nghiêm trọng hơn các biểu hiện viêm nhiễm. Ngoài ra, một số loại thực phẩm khô cứng khác như bánh mì, ngũ cốc,….cũng nên hạn chế. Nên nghiền nát, xay nhuyễn trước khi chế biến các món ăn.
Đồ ăn tẩm ướp gia vị cay nóng
Viêm amidan hốc mủ kiêng ăn gì? – Các món ăn có tẩm ướp nhiều gia vị cay nóng là nhóm người bệnh cần tránh. Bởi đồ cay nóng như hạt tiêu, ớt khi vào cơ thể kích ứng nghiêm trọng vị trí viêm nhiễm tại amidan. Hậu quả là khiến cho các ổ viêm loét nặng hơn, sưng tấy rõ ràng hơn và việc điều trị kém hiệu quả.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần tránh xa các nhóm thực phẩm sinh nhiệt như: xôi, đồ nếp, sữa và các sản phẩm từ sữa,….Tiêu thụ nhiều nhóm thực phẩm này có thể khiến cơ thể sinh nhiệt, các ổ mủ mọc dày hơn và vết thương lâu lành hơn.
Thực phẩm tươi sống
Bị viêm amidan hốc mủ tức là có sự tấn công của tác nhân virus, vi khuẩn vào sâu bên trong cơ thể. Lúc đó, hệ miễn dịch của cơ thể đang tương đối yếu và dễ dàng bị tác động nếu ăn đồ tươi sống.
Các nhóm thực phẩm sống gồm sushi, gỏi, nộm, rau sống,…. Các đồ ăn này rất giàu lượng Arginine – loại protein có mặt trong hầu hết các đồ ăn tươi sống. Arginine sẽ kích thích sự phát triển của tác nhân virus, vi khuẩn khiến tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.
Đồ ăn chế biến nhiều dầu mỡ
Đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ là nhóm thực phẩm mà người bệnh cần lưu ý. Các món ăn nhiều dầu mỡ thường gây đầy bụng, khó tiêu và ảnh hưởng tới dạ dày. Khi dạ dày bị tác động, lượng acid dư thừa, đẩy ngược lên vùng thực quản và tác động tới khu vực viêm nhiễm.
Ngoài ra, dầu mỡ khi được hấp thu vào cơ thể đi qua cổ họng và lưu lại tại khu vực amidan. Tình trạng này kích thích hầu họng gây tăng sinh nhiều dịch nhầy, khiến việc điều trị phức tạp hơn
Thực phẩm ngọt, nhiều đường
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sử dụng 100g đường có thể tác động đến khả năng tiêu diệt tác nhân gây bệnh trong vòng 5 tiếng sau đó. Do đó, cần hạn chế lượng đường sử dụng trong đồ ăn hàng ngày để tránh tình trạng nhiễm trùng nặng hơn.
Người bệnh nên hạn chế sử dụng bánh kẹo, nước ngọt có gas,…. Các thực phẩm này không chỉ ảnh hưởng đến bệnh lý hô hấp mà còn làm tăng nguy cơ gây bệnh lý tim mạch, huyết áp và đường máu.
Đồ ăn, đồ uống lạnh
Việc tiêu thụ thực phẩm lạnh có thể gây kích ứng tình trạng viêm nhiễm tại amidan. Khi đó, các biểu hiện như sưng đau, tấy đỏ diễn tiến nặng hơn. Do đó, người bệnh cần hạn chế dùng thực phẩm, đồ uống lạnh thường xuyên trong thời gian dài, cụ thể như: nước lạnh, kem hoặc một số loại thực phẩm đông lạnh khác.
Thức uống có chứa cồn và chất kích thích
Nhóm thức uống có chứa cồn và các chất kích thích. Sử dụng rượu bia hoặc hút thuốc lá trong thời điểm điều trị bệnh có thể khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn và tăng sinh lượng chất nhầy, bít tắc đường thở. Đây cũng là những tác nhân gây ra các ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Thực phẩm nên ăn khi bị viêm Amidan
Thực phẩm giàu vitamin
Bổ sung vitamin thông qua rau củ quả tươi là biện pháp đơn giản và đẩy nhanh hiệu quả điều trị viêm amidan, nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Đặc biệt là hai nhóm vitamin C và vitamin E.
Trong đó, vitamin C có tác dụng hỗ trợ khả năng sản sinh ra interferon – protein chống lại sự phát triển của các tác nhân gây bệnh hô hấp. Vitamin C có nhiều trong các loại rau quả như: Rau đay, rau mồng tơi, rau dền, bưởi, cam, chanh,….
Vitamin E hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch, giúp diệt khuẩn nhanh và tái tạo các tế bào bị tổn thương. Bổ sung vitamin E thông qua các nhóm thực phẩm như dầu hướng dương, dầu oliu, giá đỗ, vừng lạc, các loại rau có màu xanh đậm,….
Ăn thực phẩm mềm, lỏng
Khi bị viêm amidan hốc mủ, tình trạng cổ họng và hai bên thành họng bị sưng đau gây nghẹn họng, khó nuốt. Do đó, người bệnh nên sử dụng các thực phẩm mềm, lỏng, dễ nuốt là phương án cung cấp dinh dưỡng hiệu quả nhất.
Cụ thể, người bệnh nên ăn cháo, súp, canh cho các bữa chính (nên kết hợp với thịt và rau củ xay nhuyễn để tăng khẩu phần dinh dưỡng). Trong các bữa phụ, có thể bổ sung thêm sữa, sữa chua, nước hoa quả,….giúp người bệnh cân bằng dinh dưỡng
Thực phẩm chứa Selen
Selen là một loại khoáng chất rất cần thiết cho việc tiêu diệt các ổ khuẩn và ngăn ngừa khả năng lây lan. Theo nghiên cứu, người bệnh có thể bổ sung khoáng chất này thông qua việc ăn uống. Một số nhóm thực phẩm như: Cá hồi, cá ngừ, cá ngòi, cá bơn, thịt bò, hạt hạnh nhân, hạt hướng dương, gà tây,….
Món ăn kết hợp với mật ong
- Trà mật ong: Hòa 2-3 thìa mật ong với khoảng 250ml nước, khuấy đều và uống ngay khi còn ấm nóng. Điều chỉnh lượng nước không để quá nóng gây bỏng hoặc quá lạnh khiến mật ong khó tan.
- Mật ong – quả tắc: Chuẩn bị lượng tắc (quất) vừa đủ, rửa sạch, để ráo nước. Cắt đôi hoặc ba quả tắc (tùy kích cỡ), cho vào bình thủy tinh. Thêm lượng mật ong đến khi ngập lượng tắc trong bình. Ngâm tối thiểu 3-4 ngày, chắt lấy phần nước cốt uống và ngậm phần bã trong cổ họng khoảng 5-10 phút.
- Mật ong – lê: Chuẩn bị 1 quả lê, rửa sạch, gọt bỏ vỏ, thái nhỏ phần thịt lê thành khối vuông. Cho vào chén cùng với lượng mật ong nguyên chất vừa đủ. Chưng cách thủy trong vòng 15-20 phút đến khi chín. Để nguội bớt, chắt lấy phần nước cốt uống, tốt nhất nên dùng cả phần cái nâng cao hiệu quả.
Trà thảo mộc
Uống đủ nước trong thời gian điều trị viêm amidan hốc mủ sẽ giúp bệnh nhanh chóng dứt điểm. Ngoài nước khoáng, người bệnh có thể uống thêm các loại trà thảo mộc. Một số loại trà như trà hoa cúc, trà cam thảo, trà gừng, trà tía tô,… người bệnh bị các bệnh lý hô hấp nên sử dụng.
Các loại trà này chứa hoạt chất kháng viêm, kháng virus, diệt khuẩn và cải thiện triệu chứng nhanh chóng. Ngoài ra, một số loại trà có tác dụng an thần nhẹ, người bệnh nên sử dụng vào buổi tối để dễ ngủ hơn, đảm bảo chất lượng giấc ngủ.
Lời khuyên của chuyên gia
- Nghỉ ngơi điều độ, cân đối công việc tránh áp lực và căng thẳng khi điều trị bệnh
- Luyện tập thể dục, thể thao phù hợp với sức lực mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng
- Vệ sinh răng miệng hàng ngày (tối thiểu 2 lần) với nước muối sinh lý và dụng cụ phù hợp
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ họng
- Không hét to, nói to trong giai đoạn bị viêm nhiễm amidan hốc mủ
- Mang khẩu trang khi ra ngoài hoặc phải làm việc trong môi trường có hóa chất độc hại
- Đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc hoặc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào mà chưa có ý kiến của bác sĩ chuyên môn
Bài viết trên đã giải đáp cho người bệnh vấn đề “Bị viêm amidan hốc mủ kiêng ăn gì?”. Người bệnh nên chủ động điều chỉnh và tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ chuyên môn để có chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất. Đồng thời, thay đổi thói quen sinh hoạt để hỗ trợ việc điều trị các chứng bệnh hô hấp nhanh chóng hiệu quả.
Đừng bỏ lỡ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!