Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Phong ngứa, hay còn gọi là mề đay, là một bệnh lý da liễu phổ biến gây mẩn ngứa, sưng đỏ trên da đi kèm với cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những cách trị phong ngứa tại nhà hiệu quả và an toàn, giúp bạn kiểm soát và giảm bớt các triệu chứng khó chịu của bệnh.

Mẹo chữa phong ngứa tại nhà

Chườm lạnh trị phong ngứa

Chườm lạnh là một phương pháp đơn giản, hiệu quả và an toàn để giảm ngứa và làm dịu da do nổi mề đay.

Chuẩn bị: túi chườm hoặc khăn mềm, đá lạnh

Cách thực hiện

  • Bước 1: Rửa sạch vùng da bị nổi mề đay bằng nước ấm và lau khô.
  • Bước 2: Dùng túi chườm lạnh hoặc khăn có bọc một vài viên đá chườm lên vị trí bị phong ngứa trong khoảng 10-15 phút. Không chườm lạnh quá lâu vì có thể gây bỏng lạnh.
  • Bước 3: Thực hiện lặp lại sau khoảng 2-3 giờ.

Lưu ý: 

  • Không chườm trực tiếp đá lên da vì có thể làm da bị tổn thương.
  • Nếu có làn da nhạy cảm, bạn không nên thực hiện theo cách này vì sẽ làm tình trạng phong ngứa thêm trầm trọng hơn.
  • Ngừng chườm nếu da xuất hiện các dấu hiệu như bỏng lạnh, tấy đỏ, ngứa rát.

Tắm nước muối

Nước muối có tính sát khuẩn, làm dịu da và giảm ngứa hiệu quả nên được nhiều người sử dụng để cải thiện tình trạng phong ngứa tại nhà. 

Chuẩn bị: Muối tinh khiết

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Pha loãng 2-3 muỗng canh muối vào 1 lít nước ấm. 
  • Bước 2: Tắm với nước muối pha loãng trong 10-15 phút. 
  • Bước 3: Sau khi tắm, lau khô người và không cần tắm lại với nước thường.

Mẹo trị phong ngứa bằng lá khế

Lá khế tính bình, lành tính, chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa thích hợp trong tất cả trường hợp phong ngứa.

Lá khế là loại dược liệu được dùng trị phong ngứa từ lâu đời
Lá khế là loại dược liệu được dùng trị phong ngứa từ lâu đời

Bài thuốc 1: Đun nước lá khế để tắm trị mề đay

  • Bước 1: Chuẩn bị 200 gam cành non và lá khế tươi, nên chọn cây khế chua sẽ có hiệu quả tốt hơn.
  • Bước 2: Đem cành, lá khế rửa sạch, ngâm với nước muối loãng trong 15 phút rồi rửa sạch lại, để ráo nước.
  • Bước 3: Vò sơ lá khế, cho vào đun cùng 2 lít nước, để sôi trong 3 – 5 phút
  • Bước 4: Lọc bỏ phần bã, pha nước lá khế cùng nước sạch, thu lấy nước ấm để tắm trong 5-10 phút.
  • Bước 5: Tắm lại bằng nước sạch, sau đó dùng khăn lau khô người

Bài thuốc 2: Dùng lá khế giã nát cùng muối biển đắp lên da

Muối biển có tác dụng kháng khuẩn, kết hợp cùng lá khế cho hiệu quả chống viêm tốt hơn. Người bệnh cần lưu ý không dùng hỗn hợp này cho những vùng da có vết thương hở, tránh gây tổn thương da nghiêm trọng hơn.

  • Bước 1: Chuẩn bị lá khế tươi, rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng trong 15 phút.
  • Bước 2: Đem lá khế cùng một ít muối biển vào, giã nhuyễn
  • Bước 3: Rửa sạch vùng da bị phong ngứa bằng nước ấm rồi lau khô
  • Bước 4: Thoa hỗn hợp lá khế, muối biển lên da, xoa bóp nhẹ nhàng trong 15 phút
  • Bước 5: Rửa lại với nước ấm rồi lau khô

Lô hội điều trị nổi mề đay

Gel nha đam (lô hội) có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, làm mát và dưỡng ẩm, giúp giảm ngứa, sưng tấy và kích ứng da hiệu quả. 

Nha đam giúp cung cấp vitamin, dưỡng chất thúc đẩy phục hồi tổn thương ngoài da
Nha đam giúp cung cấp vitamin, dưỡng chất thúc đẩy phục hồi tổn thương ngoài da

Chuẩn bị: Lá nha đam tươi

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chọn lá nha đam tươi, mập, không bị dập nát. Lá nha đam càng già càng tốt, vì có nhiều dưỡng chất hơn.
  • Bước 2: Rửa sạch lá nha đam dưới vòi nước chảy, loại bỏ phần gai nhọn ở mép lá.
  • Bước 3: Gọt vỏ và lấy gel nha đam trong suốt bên trong
  • Bước 4: Thoa gel nha đam lên vùng da bị phong ngứa 2-3 lần/ngày. Để gel nha đam trên da trong 15 phút sau đó rửa sạch da với nước ấm.

Lá trầu không trị phong ngứa

Theo y học cổ truyền, lá trầu không có tính ấm, vị cay, giúp giảm ngứa, sát khuẩn, tiêu viêm, được sử dụng để điều trị các bệnh da liễu như mẩn ngứa, dị ứng, mề đay.

Để điều trị bệnh phong ngứa, người bệnh có thể sử dụng lá trầu không đun nước tắm hoặc giã cùng với muối biển đắp lên da tương tự cách làm với lá khế. 

Lá chè xanh trị nổi mề đay tại nhà

Lá chè xanh chứa nhiều polyphenol, đặc biệt là catechin, có tác dụng chống viêm mạnh mẽ. Đồng thời, ức chế hoạt động của các tế bào mast gây giải phóng histamin – chất gây ra các triệu chứng mề đay như ngứa, sưng tấy và nổi mẩn đỏ.

Chè xanh chứa chất kháng viêm, chất chống oxy dồi dào
Chè xanh chứa chất kháng viêm, chất chống oxy dồi dào

Chuẩn bị: 50-100g lá chè xanh tươi, 3 lít nước, 1 ít muối

Cách thực hiện:

Tắm bằng nước chè xanh

  • Bước 1: Rửa sạch lá chè xanh tươi
  • Bước 2: Cho lá chè xanh vào nồi cùng 3  lít nước, đun sôi trong khoảng 15-20 phút.
  • Bước 3: Lọc lấy nước, hòa thêm một ít muối hạt rồi để nguội bớt và tắm. Có thể áp dụng mỗi ngày để thấy hiệu quả tốt nhất.

Uống trà lá chè xanh: Pha trà lá chè xanh như bình thường và uống 2-3 ly mỗi ngày.

Dùng lá tía tô

Trong tía tô có chứa nồng độ kháng sinh tự nhiên cao, giúp kháng viêm hiệu quả, không gây ra dụng phụ. Người bệnh có thể dùng lá tía tô giã nát cùng muối biển để đắp lên vùng da bị mề đay hoặc đun lấy nước tắm tương tự cách thực hiện lá khế. 

Trị phong ngứa bằng lá hẹ

Lá hẹ tính ấm cho hiệu quả trị mề đay thể phong hàn (nổi mẩn ngứa khi trời lạnh) hiệu quả. Hàm lượng vitamin B cao cùng nhiều khoáng chất như đồng, pyridoxin, sắt, niacin, mandan, canxi… giúp phục hồi tổn thương trên da nhanh chóng.

  • Dùng đun nước tắm: Đem lá hẹ rửa sạch, cắt khúc rồi đun sôi. Lọc bỏ bã, pha với nước sạch, dùng làm nước tắm.
  • Chườm lên vùng da bị phong ngứa: Giã lá hẹ với muối biển rồi chườm lên vùng da bị mẩn ngứa.

Các bài thuốc Đông Y điều trị phong ngứa

Các dược liệu từ thiên nhiên được kết hợp với nhau trong các bài thuốc Đông y có tác dụng điều trị tận gốc phong ngứa mà không gây tác dụng phụ. Bởi vậy, nhiều người đang dần chuyển sang phương thức điều trị này.

Thuốc Đông y giúp trị phong ngứa từ căn nguyên bệnh
Thuốc Đông y giúp trị phong ngứa từ căn nguyên bệnh

Một số bài thuốc trị mề đay tại nhà được nhiều người áp dụng:

Bài thuốc 1:

  • Kinh giới, cam thảo, lá bưởi bung, cây ngũ sắc, lá vông mỗi loại 16g
  • Liên kiều, lá hòe, kim ngân hoa, chi tử, bạch chỉ nam mỗi loại 12g
  • Thổ phục linh 19g
  • Rau má 20g

Đem sắc với khoảng 1,5 lít nước, thu lấy 3 bát, chia thành 3 lần uống/ngày.

Bài thuốc 2: 

  • Ké đầu ngựa 8g
  • Địa phu tử 8g
  • Cúc hoa, kim ngân hoa mỗi loại 9g
  • Cam thảo 5g

Đem sắc với khoảng 1,5 lít nước, thu lấy 2 bát,uống 2 lần/ngày.

Sử dụng thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin là loại thuốc được sử dụng phổ biến để điều trị mề đay. Thuốc hoạt động bằng cách chặn histamine, một chất hóa học được giải phóng bởi hệ thống miễn dịch khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.

Thuốc trị phong ngứa có tác dụng chống dị ứng, chống viêm nhanh, nhưng tiềm ẩn nguy cơ gây nhiều tác dụng phụ

Dưới đây là một số loại thuốc kháng histamin không kê đơn mà bạn có thể tham khảo ý kiến của dược sĩ trước khi mua:

Thuốc bôi ngoài da calamine

  • Công dụng: Calamine giúp làm dịu da, giảm ngứa và sưng tấy do phong ngứa
  • Cách dùng: Bạn nên lắc lọ thuốc trước khi bôi, sau đó cho một ít thuốc lên miếng bông gòn rồi thấm vào vùng da bị mề đay. 

Thuốc Benadryl

  • Công dụng: Benadryl là thuốc kháng histamin thế hệ thứ nhất, giúp giảm ngứa và sưng tấy do mề đay.
  • Cách dùng: Uống theo hướng dẫn trên bao bì, có thể mua không cần kê đơn. Thuốc sẽ phát huy tác dụng sau khi uống khoảng 1 giờ. Tuy nhiên, Benadryl có thể gây táo bón, khô miệng hoặc buồn ngủ.

Thuốc Fexofenadine, Cetirizine, Loratadine

  • Công dụng: Thuốc kháng histamin thế hệ thứ hai, ít gây buồn ngủ hơn Benadryl. Giúp giảm ngứa và sưng tấy do mề đay.
  • Cách dùng: Thuốc dạng uống có tác dụng chống mẩn ngứa lâu dài khoảng từ 12-24h. Thuốc ít gây buồn ngủ hơn so với các loại thuốc kháng histamin thế hệ thứ nhất. 

Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học

  • Tránh tiếp xúc với các yếu tố gây mề đay: Bạn cần xác định các tác nhân gây dị ứng ví dụ như thức ăn, thuốc uống, côn trùng cắn, stress căng thẳng hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài. Từ đó, cách ly với những yếu tố này càng xa càng tốt.
  • Tránh gãi hoặc chà xát da: Gãi có thể làm tổn thương da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng, khiến tình trạng ngứa ngáy trở nên trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, những vết trầy xước có thể dẫn đến sẹo thâm, ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau này.
  • Tránh sử dụng các sản phẩm gây kích ứng da: Các sản phẩm như xà bông tắm, mỹ phẩm có thể chứa hương liệu, chất tạo màu, chất bảo quản làm da dễ bị kích ứng hơn. Thay vào đó, bạn nên sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ, không chứa hương liệu, chất tạo màu, chất bảo quản và cồn.
  • Uống nhiều nước: Uống đủ nước giúp giữ cho da ẩm và giảm ngứa. Nên uống từ 2-2.5l nước mỗi ngày
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm căng thẳng, góp phần cải thiện mề đay.
  • Giảm căng thẳng: Bạn nên ngủ đủ giấc, tập một số bộ môn như yoga, thiền để cải thiện tâm trạng. Khi chúng ta thư giãn, cơ thể sẽ giảm sản xuất cortisol – một loại hormone gây căng thẳng, từ đó, hạn chế tình trạng nổi mề đay, dị ứng trên da. 
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát: Quần áo chật chội và bí bách có thể làm cho tình trạng phong ngứa thêm trầm trọng hơn. Bạn nên chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát, được làm từ chất liệu mềm mại như cotton.
  • Bổ sung vitamin và dưỡng chất: Một số vitamin và dưỡng chất có thể giúp cải thiện sức khỏe da và giảm mề đay, ví dụ như vitamin C, vitamin B12, và omega-3. Bạn có thể bổ sung qua chế độ ăn hàng ngày bằng các loại thực phẩm giàu dưỡng chất như trái cây, rau xanh, cá béo…

Trên đây là cách cách trị phong ngứa tại nhà và những thông tin hữu ích xung quanh chủ đề này. Hy vọng bạn đọc đã lựa chọn được cho mình phương pháp trị mẩn ngứa phù hợp nhất. Đừng quên nếu thấy dấu hiệu phong ngứa nghiêm trọng, hãy đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Da Liễu bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan