Mề đay mãn tính tái phát liên tục khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Để cải thiện tình trạng này có rất nhiều cách từ Đông – Tây y cho đến mẹo dân gian. Tuy nhiên đâu mới là cách an toàn, hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau để bỏ túi cách trị mề đay mãn tính hiệu quả nhất.
Bệnh mề đay mãn tính có chữa khỏi không?
Mề đay mãn tính kéo dài liên tục và dễ tái phát khi gặp tác nhân gây hại. Bệnh hoàn toàn có thể chữa được nếu người bệnh phát hiệu và điều trị sớm. Tuy nhiên, trường hợp bệnh kéo dài có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như thâm nhiễm da, chàm hóa da hoặc mắc bệnh dị ứng khác.
Thông thường, thời gian điều trị mề đay mãn tính sẽ lâu hơn mề đay cấp tính. Người bệnh mất khoảng 3-6 tháng để các triệu chứng cải thiện. Mặc dù bệnh có thể chữa nhưng sẽ không thể khỏi hoàn toàn. Một năm tái phát nhiều lần, mỗi lần kéo dài 6 tuần. Để điều trị bệnh hiệu quả, cần phải xác định đúng nguyên nhân, từ đó lựa chọn phương pháp phù hợp.
Cách trị bệnh mề đay mãn tính bằng dân gian
Ngoài việc sử dụng thuốc Tây, Đông y, người bệnh có thể tự chữa mề đay mãn tính tại nhà bằng mẹo dân gian. Cách làm này giúp giảm triệu chứng, cung cấp dưỡng chất để phục hồi da. Với các nguyên liệu dân gian dễ tìm, dễ làm đây được coi là phương pháp tiết kiệm nhất.
Trị mề đay mãn tính bằng lá trầu không
Trầu không có tính kháng viêm, chống oxy hóa thường được sử dụng để giảm ngứa, chống lại tác nhân gây bệnh mề đay. Bạn có thể dùng một trong lá trầu không theo các cách sau để trị mề đay mãn tính.
- Cách 1: Trầu không mang đi rửa sạch cho vào đun sôi cùng 2 lít nước. Sau đó đổ ra, pha ấm rồi tắm. Người bệnh có thể dùng bã trầu không chà lên vùng da bị bệnh để giúp giảm ngứa.
- Cách 2: Trầu không sau khi rửa sạch cho vào cối giã nát cùng 2g muối. Sau khi vệ sinh vùng da bị bệnh, bạn dùng hỗn hợp trầu không với muối đắp lên. Giữ nguyên trạng thái trong 30 phút đến khi hỗn hợp khô lại bạn rửa sạch với nước ấm.
Dùng lá khế
Theo Đông y, lá khế có vị chua, tính bình, tác dụng giải độc rất tốt. Ngoài ra nó còn chứa một lượng lớn vitamin giúp làm dịu vùng da tổn thương. Vì vậy, cách trị mề đay mãn tính bằng lá khế được coi là khắc tinh của bệnh mề đay kéo dài.
- Cách 1: Chuẩn bị 1 nắm lá khế, rửa sạch rồi cho đun sôi. Đợi nguội thì đem đi tắm mỗi ngày 1 lần, duy trì 1 tuần sẽ thấy cải thiện.
- Cách 2: Lấy nắm lá khế còn non, rửa sạch. Tiếp đến sao vàng trong chảo đến khi lá khế khô lại. Cho lá khế vào vải thưa hoặc túi chườm bọc kín, chườm lên vùng da bị bệnh đến khi nguội hẳn. Kiên trì thực hiện mỗi ngày để nhanh cải thiện triệu chứng.
Dùng rau má
Rau má có tính mát, vị đắng được coi là dược liệu quý trong nhiều bài thuốc trị nổi mề đay, nhất là mề đay mãn tính. Việc dùng rau má sẽ giúp tiêu viêm, giải độc, giảm ngứa và làm dịu da hiệu quả.
Cách làm:
- Chuẩn bị 1 nắm rau má cả rễ và lá đem đi rửa sạch.
- Cho rau má vào cối xay nhuyễn, lọc lấy nước uống.
- Cho thêm chút đường và đá để uống ngon hơn.
Dùng lá hẹ
Không chỉ được dùng trong các món ăn, lá hẹ còn là nguyên liệu của nhiều bài thuốc trị bệnh mề đay mãn tính. Thảo dược này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giảm ngứa hiệu quả. Không những thế, lá hẹ còn cung cấp các thành phần tốt cho da như nước, vitamin, khoáng chất, giúp da phục hồi nhanh.
- Cách 1: Rửa 1 nắm lá hẹ tươi sau đó cắt khúc đun sôi với nước. Đổ nước ra thau rồi thêm chút muối, sau đó dùng tắm rửa vùng da bị bệnh mỗi ngày.
- Cách 2: Lá hẹ rửa sạch cho vào đảo nóng cùng muối đến khi hẹ vàng và tỏa mùi thơm. Gói lá hẹ vào túi, chườm lên da đến khi nguội hẳn. Thực hiện như thế khoảng 2-3 lần bệnh sẽ giảm ngứa.
Cách trị mề đay mãn tính bằng mẹo dân gian nhìn chung an toàn, lành tính. Tuy nhiên chỉ giúp giảm triệu chứng và thích hợp cho trường hợp bệnh nhẹ.
Cách điều trị mề đay mãn tính theo Tây y
Với những bệnh nhân mề đay mãn tính, điều trị bằng thuốc Tây y sẽ cho tác dụng nhanh chóng. Tùy vào triệu chứng của bệnh mà các loại thuốc được chỉ định có thể khác nhau. Dưới đây là các nhóm thuốc thường dùng để trị mề đay mạn tính.
Thuốc kháng Histamin
Thuốc có tác dụng làm giảm triệu chứng mề đay mãn tính bằng cách ngăn chặn quá trình sản xuất Histamin. Bệnh nhân có thể sử dụng bằng cả đường bôi và đường uống. Cụ thể:
- Kem bôi kháng Histamin: Chỉ định cho những bệnh nhân nổi mề đay mãn tính tại mặt hoặc vùng da nhỏ. Việc sử dụng nhiều có thể khiến da kích ứng, lệ thuộc vào thuốc. Một số loại kem bôi thường được chỉ định như Phenergan® VC Cream, Cortizone-10® Maximum Strength Cream…
- Thuốc kháng histamin dạng uống: Các loại thuốc thông dụng được chỉ định như Desloratadine, Cetirizin, Loratadin, Clorpheniramin,... Những loại thuốc này đều có tác dụng giảm ngứa, chống viêm hiệu quả. Tuy nhiên sử dụng có thể gặp tác dụng phụ như buồn ngủ, mất tập trung, khô miệng,...
Thuốc Corticoid
Đây là loại thuốc kháng viêm, chống dị ứng, có khả năng ức chế Phospholipase C, làm giảm cơ chế giải phóng histamin và chất trung gian gây dị ứng. Từ đó cắt cơn ngứa, giảm viêm và sưng hiệu quả.
- Corticoid dạng bôi: Thường được chỉ định các loại như Triamcinolone, Hydrocortison,... Người bệnh chỉ cần làm sạch vùng da bị bệnh, lấy thuốc vừa đủ thoa lên. Việc lạm dụng nhiều thuốc bôi Corticoid có thể khiến da sạm màu, teo da hoặc bị ăn mòn, kích ứng. Vì vậy nếu sau 1 tuần sử dụng bệnh không cải thiện thì cần tham vấn ý kiến bác sĩ về việc dùng tiếp hay không.
- Corticoid đường uống: Phổ biến nhất là Cortisol, Methylprednisolon, Prednison. Việc sử dụng thuốc kéo dài có thể gây đau dạ dày, tăng huyết áp, đục thủy tinh thể. Vì vậy người bệnh chỉ dùng khi có chỉ định và trong thời gian nhất định.
Thuốc ức chế miễn dịch
Thường được chỉ định điều trị mề đay mạn tính do không đáp ứng kháng histamin. Thuốc có tác dụng làm giảm các phản ứng mạnh của hệ miễn dịch. Từ đó, cải thiện triệu chứng tối ưu.
Tuy nhiên do có nhiều tác dụng phụ nên việc sử dụng thuốc này cần được bác sĩ tư vấn. Một số thuốc ức chế miễn dịch thường dùng như: Cyclosporine, Methotrexate, Cyclophosphamide.
Thuốc Omalizumab
Omalizumab là thuốc kháng thể đơn dòng kháng IgE. Thường được chỉ định trong các trường hợp mề đay mạn tính, không đáp ứng với thuốc kháng histamin thế hệ 4. Thuốc có hiệu quả cao, an toàn với cả phụ nữ mang thai, cho con bú.
Kem dưỡng ẩm
Ngoài thuốc Tây, người bệnh mề đay mạn tính còn phải dùng kem dưỡng ẩm để cấp nước, làm dịu da, giảm bớt kích ứng. Một số loại kem dưỡng ẩm thường dùng để trị mề đay mãn tính như Vaseline, Aderma, Cetaphil,…
Chữa bệnh mề đay mãn tính bằng Tây y thường cho tác dụng nhanh chóng, giảm các cơn ngứa, nóng rát, mẩn đỏ một cách tức thì. Tuy nhiên, thuốc lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Vì vậy người bệnh không nên tự ý mua thuốc sử dụng mà cần tuân thủ hướng dẫn của các bác sĩ.
Bài thuốc Đông y trị bệnh lành tính, an toàn
Nguyên tắc khi chữa mề đay mãn tính bằng Đông y là định thần, tiêu độc, trừ tà, bổ tạng và tăng đề kháng. Từ đó, cải thiện triệu chứng và ngăn tái phát trở lại. Vì vậy, đây là cách trị dứt điểm mề đay mãn tính được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Để trị mề đay hiệu quả, Đông y dùng cả thuốc uống và bôi. Cụ thể:
Các bài thuốc uống trị mề đay mạn tính
Bài thuốc uống thể phong nhiệt: Tác dụng thanh nhiệt, sơ phong, sử dụng dược liệu tính mát.
- Bài thuốc 1: Dùng lá đơn, lộc cửu, liên kiều, địa hoàng, bèo cái, đại thanh nhiệt, ngưu bàng, nhẫn đông mỗi thứ 10g kết hợp cùng 6g phòng phòng, thuyền thoái, kinh giới, quốc lão. Sắc với 500ml nước, cô cạn còn 3 bát, gạn ra uống sáng, trưa, tối.
- Bài thuốc 2: Dùng ngưa tâm thảo, tầm tang, nhân đông hoa mỗi vị 20g kết hợp bạch thược, đỗ phụ, sài hồ, quốc lão 12g và 16g thạch xương bồ, tang ký sinh, quả ké sắc kỹ uống ngày 2-3 lần.
Bài thuốc uống thể phong hàn: Tác dụng chính là khu phong, tán hàn, sử dụng dược liệu tính ấm.
- Bài thuốc 1: Ké đầu ngựa đem phơi khô, rồi nghiền mịn. Mỗi lần dùng lấy 1-2g bột hòa cùng nước. Ngày dùng 3 lần đến khi khỏi hẳn.
- Bài thuốc 2: Chuẩn bị 8g mỗi vị gồm đỗ nhược, quế chi; 16g lá đơn tướng quân, thương nhĩ tử, ý dĩ, kinh giới tuệ; 12g đan sâm, phòng phòng đem rửa sạch. Sắc với 600ml nước, đến khi cô cạn thì chia đều uống ngày 3 lần.
- Bài thuốc 3: Chuẩn bị 10g tía tô, kinh giới kết hợp 6g ngọc thụ, 8g sinh khương và 15g hành củ. Đem nguyên liệu này sắc với 800ml nước, cô cạn 1 nửa, chia đều uống sáng và tối.
Bài thuốc uống thể huyết hư phong táo: Đông y dùng phép tán phong, trừ tà, nhuận huyết, tư âm.
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị 12g sơn dược, sơn thù kết hợp 9g mã đề nước, đan bì, bạch linh và 24g địa hoàng thán. Cho nguyên liệu này vào cối giã mịn, trộn chung mật ong rồi vo viên hoàn. Mỗi lần dùng uống 8-12g, ngày dùng 2-3 lần bệnh sẽ thuyên giảm
- Bài thuốc 2: Dùng bồ công anh, song hoa mỗi vị 15g kết hợp 6g thổ hoắc hương, quốc lão, trần bì, hậu phác và 10g hoạt thạch, hoàng cầm, phục linh bì, thược dược, bội lan đem sắc chia làm 3 lần để uống trong ngày.
Thuốc Đông y, chữa bệnh mề đay mãn tính dạng đắp rửa
Để tăng hiệu quả ngoài việc sử dụng thuốc uống Đông y còn dùng cả thuốc bôi, đắp ngoài da.
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị lá dâu, lá bơ tòng, cây ngũ sắc, lá kinh giới, cù đèn, nam dương sâm mỗi thứ 1 nắm. Đem đi rửa sạch, nấu sôi với 1 lít nước. Sau đó gạn ra, hòa thêm nước lạnh để tắm.
- Bài thuốc 2: Dùng 50g rau má kết hợp với 50g lá gấc, rửa sạch, giã nát cùng với muối biển. Đắp lên vùng da bị bệnh mỗi ngày 2 lần để giảm nổi sẩn.
Cách chữa mề đay mãn tính bằng châm cứu
Liệu pháp này thường được chỉ định cho những trường hợp mề đay mãn tính, kéo dài dai dẳng. Mục đích nhằm thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu, nuôi dưỡng khí huyết, sơ tán phong tà.
- Theo đó các vị trí huyệt đạo được tác động là huyệt túc tam lý, huyệt tam âm giao, huyệt đại chùy, huyệt khúc trì.
- Đầu tiên thầy thuốc sẽ xác định huyệt và day ấn để làm nóng.
- Sau đó tiến hành dùng kim châm đã được tiệt trùng châm vào huyệt đạo trong khoảng thời gian xác định.
- Phương pháp này cho hiệu quả cao, không phải dùng thuốc. Tuy nhiên bệnh nhân cần tránh tự ý thực hiện tại nhà. Việc châm cứu không đúng cách có thể dẫn đến tổn thương thần kinh, khiến da nhiễm trùng.
Cách điều trị bệnh mề đay mãn tính bằng Đông y thường chú trọng vào loại bỏ căn nguyên gây bệnh và cải thiện triệu chứng. Đặc biệt các bài thuốc sử dụng 100% dược liệu tự nhiên nên có độ an toàn cao. Tuy nhiên, Đông y không cho tác dụng ngay như thuốc tân dược. Bệnh nhân cần phải kiên trì áp dụng trong một thời gian nhất định để thấy tác động rõ ràng.
Trên đây là các cách trị mề đay mãn tính cho hiệu quả cao. Hy vọng bài viết sẽ giúp người bệnh lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, có khả năng cải thiện triệu chứng và ngăn tái phát về sau.
Có bài viết về cách điều trị bệnh mề đay vẽ nổi này bạn, cái này thì ghê rồi cứ gãi đến đâu nó lại nổi đến đó