Vảy nến là một bệnh da liễu thường gặp, gây ngứa ngáy, đỏ rát và dễ tái đi tái lại. Nếu bạn đã quá chán nản việc dùng thuốc Tây y liên tục, gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn thì hãy áp dụng ngay những mẹo dân gian hiệu quả, an toàn, dễ làm. Vậy đâu là những cách trị vảy nến dân gian tại nhà được ưa chuộng hiện nay?
12 cách chữa vảy nến bằng phương pháp dân gian
Vảy nến khiến cơ thể xuất hiện các mảng da bị tổn thương, thay đổi màu sắc, gây ra cảm giác ngứa ngáy hoặc nóng rát. Các bài thuốc dân gian trị vảy nến có tác dụng làm dịu tình trạng khó chịu này, kiểm soát các vùng da bị viêm để khiến chúng không lan rộng. Những cách điều trị vảy nến tại nhà được giới thiệu dưới đây đã được nhiều bác sĩ kiểm chứng hiệu quả.
Sử dụng nha đam
Nha đam là một nguyên liệu có khả năng dưỡng ẩm, kháng viêm rất được ưa chuộng trong lĩnh vực làm đẹp. Theo đó, nha đam có khả năng thanh nhiệt tốt, cân bằng độ ẩm trên da, hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng. Các hoạt chất có trong nha đam còn kích thích sự tăng sinh của collagen và elastin cần thiết cho làn da.
Bên cạnh công dụng làm đẹp, nha đam còn được sử dụng nhiều trong việc hỗ trợ các bệnh lý về da liễu, điển hình là vảy nến. Trong nha đam có chứa axit gamma linolenic – một chất có khả năng hồi phục thương tổn da nhanh chóng, tăng cường chống oxy hóa và bảo vệ da trước sự tấn công của các tác nhân gây hại.
Bạn có thể dùng nha đam để cải thiện các triệu chứng của vảy nến theo các bước sau:
- Bước 1: Nha đam rửa sạch, gọt vỏ, chỉ giữ lại phần thịt nhầy.
- Bước 2: Cho thịt nha đam vào máy xay, xay nguyễn. Nha đam sau khi nhuyễn sẽ mang đi lọc sạch bã.
- Bước 3: Lấy chất nhầy nha đam bôi lên vùng da bệnh. Lưu ý vùng da cần được vệ sinh sạch sẽ, lau khô bằng khăn để tránh nhiễm khuẩn khi bôi.
- Bước 4: Chờ 10 phút để da khô tự nhiên và không cần rửa lại với nước. Duy trì bôi nha đam khoảng 2-3 lần/ngày cho đến khi tình trạng ngứa ngáy, sưng rát thuyên giảm.
Lá trầu không
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên Trưởng khoa khám bệnh tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương cho biết: “Lá trầu không trong Đông y có tính ấm, vị cay nồng, mùi thơm hắc, được quy vào kinh phế, tỳ vị. Chúng được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian trị vảy nến nhờ tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, trừ phong…”
Chi tiết cách thực hiện
- Bước 1: Lấy 10 đến 15 lá trầu không non hoặc lá tẻ mang rửa sạch với nước muối, ngâm trong khoảng 10 phút để loại bỏ tạp chất.
- Bước 2: Lá trầu không sau khi rửa đem đun với 2 lít nước đến khi nước ngả màu sậm.
- Bước 3: Cho thêm một thìa cà phê muối tinh vào khuấy đều cho tan.
- Bước 4: Chế thêm nước lạnh vào nồi nước lá trầu không đến nhiệt độ vừa phải để tắm. Tắm nước lá trầu không mỗi ngày, kết hợp chà bã lên phần da bệnh để làm sạch sâu, tăng khả năng kháng khuẩn.
Áp dụng cách trị vảy nến dân gian này thường xuyên sẽ loại bỏ được những phần da bị bong tróc, sần sùi mà không gây đau đớn cho người bệnh.
Chữa bệnh vảy nến bằng thuốc dân gian – Nghệ tươi
Trong Đông dược, nghệ vàng có tính ấm, vị cay đắng và mùi thơm thắc. Dược tính trạng loại thực vật này tác dụng hành khí, phá huyệt, thông kinh, tiêu mủ, phục hồi vết thương trên da. Nghiên cứu của hai nhà khoa học là Guy Laroche (1933), H.Leclerc (1935) cho rằng: “ Nghệ chứa một chất đó là curcumin, chúng có thể làm thay đổi biểu hiện gen, ngăn tình trạng đột biến. Tác dụng thông mật và kích thích sự bài tiết của mật nên nghệ cũng có tác dụng để điều trị các bệnh về gan.”
Bài thuốc chữa vảy nến tại nhà bằng nghệ được thực hiện như sau:
- Bước 1: Nghệ tươi chọn củ màu vàng, rửa sạch sau đó thái thành các lát nhỏ
- Bước 2: Đắp trực tiếp các lát nghệ lên vùng da bị bong tróc, vảy nến
- Bước 3: Để như vậy trong vòng 15 – 20 phút. Thực hiện hàng ngày (3 lần/ngày) sẽ sát khuẩn được vùng da tổn thương, làm lành nhanh chóng và giúp da được phục hồi.
Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng nghệ để chế biến trong thực phẩm cũng đem lại hiệu quả tích cực đối với sức khoẻ.
Bài thuốc dân gian trị vảy nến bằng muối biển
Nhanh chóng làm dịu cơn ngứa bằng cách đơn giản từ muối biển. Từ xa xưa khi cơ thể xuất hiện những vết mẩn ngứa, ông cha thường dùng muối biển sát lên vết viêm da để sát khuẩn. Đồng thời còn làm cơn ngứa ngáy giảm nhẹ, cách này đem lại hiệu quả nhanh chóng, không tốn kém lại rất dễ thực hiện.
- Bước 1: Sử dụng một nắm muối bỏ vào nước tắm
- Bước 2: Có thể ngâm mình trong dung dịch này khoảng 15 phút
- Bước 3: Lau khô cơ thể sau đó bôi kem dưỡng ẩm để tránh khô da
Lưu ý: Khi áp dụng cách trên, người bệnh không sử dụng bất kỳ dung dịch tẩy rửa chứa chất hoá học nào. Tránh gây kích ứng, khiến các nốt mẩn đỏ, ngứa rát trở nên nghiêm trọng hơn.
Trà xanh – Cách trị vảy nến dân gian hiệu quả
Trà xanh có nhiều chất hoá học có lợi cho sức khoẻ như Epigallocatechin gallate (EGCG), epicatechin và flavanol… nhiệm vụ của chúng là chống oxy hoá tế bào, kháng viêm và tác động kích thích cơ thể sản sinh sức đề kháng.
Để sử dụng lá trà để chữa bệnh vảy nến, ta sử dụng dầu trong thực vật này. Bạn có thể mua trên thị trường rất nhiều thương hiệu uy tín. Cách sử dụng như sau:
- Bước 1: Vệ sinh cơ thể sau đó lau khô với khăn sạch
- Bước 2: Sử dụng dầu trà massage lên cơ thể đặc biệt là các vùng da có vết thương
- Bước 3: Để tinh dầu thấm trên da khoảng 5 phút sau đó vệ sinh lại bằng khăn sạch.
Thực hiện cách trên hàng ngày tới khi các triệu chứng của bệnh được thuyên giảm. Lưu ý không sử dụng các dưỡng chất có chứa thành phần tẩy, làm trắng da…
Lá khế
Điều trị vảy nến tại nhà bằng lá khế được nhiều bác sĩ khuyên dùng. Được biết, trong Đông y, lá kế có vị chua, tính bình, không gây độc thường được sử dụng để thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và sát khuẩn một cách hiệu quả. Vì chúng mọc phổ biến nên người bệnh không khó khăn để sử dụng chúng trong việc trị bệnh vảy nến tại nhà.
Có nhiều cách để sử dụng lá khế như tắm nước lá khế, uống nước ép hoặc đắp lá khế lên vùng da bị tổn thương. Theo bác sĩ Doãn Hồng Phương – Nguyên Phó trưởng khoa Nội của Bệnh viện Châm cứu Trung Ương thì cách hiệu quả nhất để làm giảm tình trạng bong tróc da, lành da đó là đắp thuốc.
- Bước 1: Lấy khoảng 20 lá khế tươi rửa sạch rồi giã nát
- Bước 2: Cho thêm chút muối rồi đắp hỗn hợp lên vùng bị bong tróc
- Bước 3: Giữ khoảng 15 phút rồi vệ sinh lại với nước sạch
- Bước 4: Lại sạch da bằng khăn bông khô, mềm. Thực hiện cách trên 2 lần/ngày để phục hồi tế bào da nhanh chóng.
Cây lược vàng
Lược vàng là loại thực vật thường được trồng ở vùng phía Bắc nước ta. Dược tính quý hiếm như vitamin B12, PP, flavonoid , Sulfolipid hay Triacyglyceride… với tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, cây lược vàng được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian.
Chữa bệnh vảy nến bằng thuốc dân gian sử dụng nguyên liệu là lược vàng đã được bác sĩ kiểm chứng tính hiệu quả.
- Bước 1: Chọn 3 – 5 lá lược vàng tươi, không bị sâu rửa sạch và để ráo nước
- Bước 2: Cắt nhỏ rồi cho vào cối giã nát lấy nước cốt
- Bước 3: Lấy bã đắp lên vùng da bị tổn thương, nước cốt pha cùng mật ong uống trước khi ăn.
- Bước 4: Thực hiện cách trên hàng ngày sẽ nhận thấy tình trạng da bong tróc, giảm ngứa, giảm sưng…
Dầu dừa – Cách trị vảy nến dân gian được nhiều người sử dụng
Là loại nguyên liệu dễ kiếm, dầu dừa được nhiều người sử dụng để cung cấp độ ẩm cho da, giúp da trở nên mềm mượt. Trong y học, dầu dừa có chứa nhiều axit béo như axit oleic, axit panmitic, axit linoleic, axit lauric làm giảm cơn đau rát, ngứa ngáy… đồng thời kháng khuẩn cực kỳ hiệu quả.
- Bước 1: Đổ một ít dầu dừa ra tay, massage lên vùng da bị viêm
- Bước 2: Thoa đều trong vòng 10 phút sau đó giữ để trên da tới khi khô hẳn
- Bước 3: Lau sạch bằng một chiếc khăn ẩm sau khi để dầu trên da khoảng 1- 2 tiếng.
Cách này giúp da thấm đều các dưỡng chất, giúp chúng sát khuẩn, dịu cơn ngứa.
Cách điều trị vảy nến bằng cây vòi voi
Trong cuốn “Những cây thuốc quý và vị thuốc Việt Nam” của Gs Đỗ Tất Lợi chủ biên có ghi: “Cây cỏ voi có vị đắng nhẹ, tính mát, vị the, quy vào kinh Tỳ, Đại trường và Thận. Với tác dụng chống viêm, giảm sưng, thanh nhiệt nên được sử dụng để điều trị các bệnh lý ngoài da”.
Có hai cách sử dụng thực vật này để chữa bệnh bệnh vảy nến
Cách 1: Ngâm với rượu
- Vòi voi rửa sạch sau đó ngâm muối khoảng 5 phút
- Cho vào bình thuỷ tinh cùng 2 lít rượu trắng
- Ngâm khoảng 10 ngày có thể sử dụng
- Mỗi lần dùng một ít xoa bóp nhẹ lên da để ngấm dần dung dịch
Cách 2: Đắp lá vòi voi
- Tắm sạch sau đó lau khô cơ thể với khăn
- Đem vòi voi rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vùng da bị vảy nến
- Đắp lên da trong vòng nửa tiếng, sau đó rửa sạch lại với nước.
Vòi voi có nhiều chất hoá học có lợi cho sức khoẻ, tuy nhiên chúng cũng có độc tính, vì vậy cần lưu ý khi sử dụng. Việc tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng sẽ giúp người bệnh loại bỏ được những mối nguy hại khi sử dụng cách trị vảy nến tại nhà.
Cách trị bệnh vảy nến dân gian bằng muồng trâu
Muồng trâu có nhiều tác dụng giúp làm dịu cơn ngứa, đau rát, bong da và tróc vảy ở người bệnh. Chính vì vậy, nhiều người đã áp dụng mẹo này thay cho thuốc trị vảy nến tây y.
Để thực hiện bài thuốc trị vảy nến này ta làm theo các bước sau:
- Bước 1: 20 ngọn rau răm, 10 lá trầu, lá muồng trâu đem rửa sạch
- Bước 2: Cho vào ấm đun khoảng 20 phút sau đó pha loãng cùng nước để tắm
- Bước 3: Có thể thêm một ít muối để sát khuẩn tốt hơn
- Bước 4: Sử dụng bã để đắp lên vết thương
Thực hiện cách trên từ 1 – 2 lần/ngày để cải thiện triệu chứng khó chịu, ngứa rát mà bệnh vảy nến gây nên.
Sả chữa vảy nến tại nhà đơn giản
Đối với cách chữa vảy nến tại nhà thì sả chính là nguyên liệu đem lại hiệu quả cực kỳ tốt. Trong thành phần dược liệu này chứa alpha citral và beta citral ngăn chặn vi khuẩn phát triển và sinh sôi. Ngoài ra chúng còn có tác dụng tiêu diệt các tác nhân gây ra viêm da, vảy nến, mề đay bằng salmonella, ecoli…
- Bước 1: Chuẩn bị 5 – 10 cây sả rửa sạch cắt nhỏ thành từng khúc
- Bước 2: Đem đun cùng nửa nồi nước, tới khi tình dầu trong xả tiết ra.
- Bước 3: Xông hơi vùng da bị vảy nến trong thời gian 15 phút. ( Chú ý nhiệt độ tránh bỏng da). Thực hiện cách trên từ 3 – 4 lần/ tuần sẽ nhận thấy những chuyển biến rõ rệt.
Cỏ mần trầu trị vảy nến tại nhà
Trong dân gian lưu truyền nhiều cách trị vảy nến bằng cỏ mần trầu. Tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, lưu thông khí huyết nên loại thảo dược này được sử dụng để điều trị nhiều bệnh về da như vảy nến, viêm da cơ địa hay sỏi thận, đường tiết niệu…
- Bước 1: Cỏ mần trầu rửa sạch để ráo khoảng 30 phút.
- Bước 2: Đem cho vào cối giã nát có thể thêm một ít muối hạt để kháng khuẩn.
- Bước 3: Đắp lên vùng da bị bong tróc, vảy trắng trong vòng 20 – 30 phút.
- Bước 4: Rửa sạch lại với nước và dùng khăn sạch lau khô da trước khi mặc lại trang phục.
Phục hồi vùng da bị tổn thương bằng lá lốt
Theo Đông y, lá lốt có tính ấm, vị nồng và mùi thơm, dược lý của chúng rất đa dạng có thể điều trị các chứng bệnh do phong hàn, huyết ứ, tiêu độc, giải nhiệt hiệu quả. Các bài thuốc tham chữa vảy nến sử dụng lá lốt là nguyên liệu chính để chữa bệnh. Tham khảo cách làm dưới đây:
- Bước 1: Rửa sạch khoảng 10 lá lốt sau đó để ráo.
- Bước 2: Hơ qua lửa cho tới khi lá mềm, đắp trực tiếp lên vết thương
- Bước 3: Thực hiện ngày 1 – 2 lần tình trạng da cải thiện rõ rệt
Lưu ý: Việc hơ qua lửa cần cẩn thận, tránh làm bỏng tay, nhiệt độ của lá khi đắp lên da cũng không được quá nóng.
Cách trị vảy nến dân gian có tốt không và những lưu ý bạn nên biết
Những cách chữa vảy nến bằng phương pháp dân gian được áp dụng rộng rãi, nhưng không phải cách nào cũng hiệu quả như nhau. Để lựa chọn được phương pháp phù hợp, người bệnh cần xác định được nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng để điều trị hiệu quả nhất. Nắm vững những lưu ý sau để giúp quá trình phục hồi nhanh chóng hơn:
- Do cơ địa khác nhau nên thời gian hiệu quả của thuốc cũng sẽ có nhiều khác biệt.
- Người bệnh cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới đem lại hiệu quả.
- Các mẹo chữa chưa có bất kỳ chứng minh khoa học nào nên không đảm bảo 100%.
- Tác dụng của cách trị vảy nến bằng phương pháp dân gian chỉ hiệu quả tốt nhất trong trường hợp bệnh nhẹ, không có tác dụng điều trị tận gốc.
- Mặc trang phục thoải mái, thoáng mát, thông thoáng giúp da không bị ma sát nhiều, gây tổn thương.
- Không sử dụng hoá chất, chất tẩy rửa công nghiệp trong thời gian điều trị bệnh
Trên đây là những cách trị vảy nến dân gian mà Tạp Chí Đông Y muốn giới thiệu tới bạn đọc. Nếu áp dụng các bài thuốc trên mà không thấy chuyển biến, người bệnh cần tới cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!