Do mọc hoang ở nhiều nơi nên cây cỏ xước thường bị nhầm lẫn như các loài cỏ dại khác. Tuy nhiên loại thảo mộc này có nhiều công dụng bất ngờ trong y dược. Thường dùng để điều trị các bệnh như viêm khớp, đau nhức xương khớp, điều trị cho những người có men gan cao… Để hiểu rõ hơn về cây cỏ xước, cách nhận biết cũng như tác dụng của chúng vậy thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây bạn nhé!

Cây cỏ xước là gì? Cách phân loại

Cây cỏ xước là một loại thảo mộc họ Dền, thường phân bổ ở các vùng đất bỏ hoang. Tên khoa học của loại cây này là Achyranthes aspera. Theo các nhà thực vật học, cỏ xước được tìm thấy ở nhiều quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Campuchia, Malaysia… Ở nước ta, loại thảo mộc này thường mọc ở các vùng có khí hậu lạnh, gần nguồn nước như Lào Cai, ĐIện Biên, Sơn La, Lai Châu....

Ngoài tên gọi là cỏ xước trong dân gian loại cây này còn được biết đến với cái tên như cây nam ngưu tất, cây thổ ngưu tất, cây bách hội hay ngưu kinh. Cây cỏ xước có chiều cao trung bình từ 50cm - 1m, thân thảo, thường có tuổi thọ từ 3 - 7 năm. 

cay-co-xuoc
Hoa mọc thành chùm, có đầu nhọn dễ mắc vào quần áo

Ta có thể nhận biết giống cây này qua những đặc điểm như: thân cây có lông mềm, hoa của cây mọc thành bông ở ngọn, chiều dài hoa sẽ giao động từ 20 - 30cm. Lá cây mọc đối xứng, có hình tròn dẹt, mép ta gợn sóng. Khi cây cỏ xước trưởng thành sẽ phát triển quả, có hình túi, hai thành mỏng. Sau quá trình thụ phấn, hạt của cây sẽ hình thành trứng dài.

Được biết đến là một loại thảo dược giúp điều trị các bệnh về xương khớp, thanh nhiệt giải độc. Trong dân gian, cây cỏ xước còn thường được pha thành nước để uống giúp hạ men gan đối với những ai thường xuyên sử dụng bia rượu. 

Theo cuốn “Từ điển thảo mộc dược học" loại thảo dược này có thể chia làm 4 loại: 

  • Cỏ xước lông trắng - tên khoa học là achyranthes aspera var. argentea.
  • Cỏ xước Ấn Độ -  tên khoa học là achyranthes aspera var. indica.
  • Cây cỏ xước xám đỏ -  tên khoa học là achyranthes aspera var. rubrofusca.
  • Cỏ xước nguyên chùng -  tên khoa học là achyranthes aspera var. aspera.

Trong đó, loại cỏ xước lông trắng được sử dụng nhiều nhất để điều chế các loại thuốc trong y học. 

Sử dụng cỏ xước có hại hay không?

Mặc dù đã được công nhận bởi chuyên gia, nhưng vẫn có rất nhiều người hoài nghi rằng việc sử dụng cây cỏ xước có hại hay không? Câu trả lời là không. 

cay-co-xuoc
Rễ cây thường dùng nhiều để chữa thấp khớp, thoát vị đĩa đệm

Theo đó, hiện nay trong y học đang sử dụng cây cỏ xước làm nguyên liệu chính trong các bài thuốc Đông y chữa gan, thận, giảm cholesterol trong máu và đặc biệt là các bệnh về viêm khớp, thoát vị đĩa đệm... Thành phần trong loại thảo dược này gồm 81.9% là nước. Còn lại là các chất như vitamin C, chất xơ, caroten, glucid, protid… giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm nóng trong. Rễ cây là bộ phận được dùng nhiều nhất bởi trong rễ có chứa tới 4% sapogenin, hentriacontane, saponin, axit oleanolic cũng được tìm thấy trong hạt cỏ xước. 

Cỏ xước có thể tìm thấy ở rất nhiều nơi, vì vậy nên được sử dụng phổ biến như một loại nước uống thay thế chè xanh, cải thiện làn da, điều trị nhức mỏi xương khớp ở người già. 

Công dụng của thảo mộc trong y dược

Một cây cỏ xước có độ tuổi từ 2 - 3 năm sẽ được thu hoạch, lá cây được hái và phơi khô. Phần cành và rễ cây được phân loại sau đó sử dụng phương pháp rang trên chảo nóng tới khi có mùi thơm. Dược liệu sẽ được đổ ra một miếng vải sạch cho tới khi nguội rồi sử dụng. 

Với đặc điểm thanh mát, có vị chua và đắng nhẹ, do đó cây có tác dụng giải độc, lợi tiểu, các bệnh liên quan đến xương khớp…. Một số công dụng khác của cỏ xước như trị cảm cúm, sốt rét, lưu thông khí huyết, điều trị kinh nguyệt không đều ở phụ nữ. 

Công dụng mát gan giải độc

Phương pháp đơn giản nhất giúp điều trị thận hư thận yếu, mát gan giải độc đó là sử dụng cây cỏ xước kết hợp với các loại dược liệu khác sắc nước uống hàng ngày. Ưu điểm của phương pháp này chính là an toàn, dễ thực hiện. Tuy nhiên cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài để đạt hiệu quả tối đa. 

Cách thực hiện như sau: 

  • Bước 1: Chuẩn bị 10g cỏ xước khô, 10g mộc thông, 15g sinh địa, 15g rễ cỏ tranh, 15g mã đề cùng 150ml nước.
  • Bước 2: Đem tất cả nguyên liệu sắc lấy nước uống ngày 3 lần.

Bài thuốc trên đặc trị cho người mắc bệnh viêm gan, viêm thận, viêm bàng quang.

cay-co-xuoc
Chữa dứt điểm suy thận, viêm gan, viêm bàng quang

Một số bệnh vàng da, phù thũng do suy thận có thể điều trị bằng việc áp dụng bài thuốc gồm 30g cỏ xước, cúc bạch nhật 30g, cỏ mực 30g, mã đề 30g sắc ngày 1 thang. Sử dụng liên tục trong vòng 7 - 10 ngày. 

Trị mụn đơn giản với mặt nạ cỏ xước

Những trường hợp nổi mụn do nóng trong, suy giảm chức năng gan khi rửa mặt bằng cỏ xước sẽ giúp sạch mụn, sáng da mà không có tác dụng phụ. Cách thực hiện đơn giản như sau: 

Lá cỏ xước rửa sạch, giã nhỏ, massage mặt với hỗn hợp trên từ 2 - 3 phút sau đó rửa sạch lại với nước. Trong cây cỏ xước có chứa chất chống oxy hóa giúp cải thiện làn da hiệu quả. Ngoài ra việc uống nước thảo mộc này sẽ giúp thanh nhiệt, giảm nhiệt từ sâu bên trong hạn chế tình trạng nổi mụn do gan. 

Giảm đau xương khớp với bài thuốc từ cây cỏ xước

Người cao tuổi thường hay mắc các bệnh về xương khớp chính vì thế ở vùng nông thôn hay truyền tai nhau những bài thuốc giảm đau nhức xương khớp, chữa thấp khớp… 

cay-co-xuoc
Điều trị các bệnh về xương khớp ở người cao tuổi

  • Bài thuốc 1: 16g rễ cỏ xước, 16g hy thiêm thảo, 20g phục linh, 12g ngải cứu, 12g thương nhĩ tử, 16g nhọ nồi sao vàng sắc lấy nước. Ngày uống 1 thang trong 7 - 10 ngày.
  • Bài thuốc 2: 20g rễ cây cỏ xước tẩm rượu, 16g tang ký sinh, 16g dây đau xương, 12g tục đoạn, đương quy, thục địa, bạch thược, đảng sâm, tần giao mỗi loại 12g. Sắc trong vòng 45 phút chia làm 3 lần sử dụng trong vòng 10 ngày.

Ngoài ra có thể ngâm rượu cùng rễ cây cỏ xước sử dụng hàng ngày sẽ giúp tăng sức đề kháng, bồi bổ sức khỏe hoặc dùng để xoa bóp xương khớp ở người cao tuổi. Các bài thuốc sử dụng cây cỏ xước sẽ có hiệu quả tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Cách tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. 

Tác dụng chữa gout của cây cỏ xước

Bệnh gout hay bệnh nhất thống phong là bệnh viêm sưng khớp do cơ thể có quá nhiều axit uric. Khiến người bệnh khó đi lại và di chuyển sẽ có cảm giác đau buốt. Để điều trị bệnh nhiều người áp dụng bài thuốc với nguyên liệu chính bao gồm: cỏ xước, tất bát, rễ bưởi bung và rễ cây cẩu trùng vĩ...

Cách thực hiện: Thái mỏng các dược liệu trên, sao vàng hạ thổ. Khi sử dụng thì sắc với 4 bát nước uống hàng ngày. Uống liên tục trong vòng 1 tuần sẽ khiến tình trạng đau buốt xương khớp giảm hẳn.

Điều hoà huyết áp, điều trị các bệnh về tim mạch

Người lớn tuổi, người có tiền sử về bệnh tim mạch có thể áp dụng bài thuốc này để điều trị và ổn định huyết áp. Cách thực hiện như sau:

Rễ cây cỏ xước đã phơi khô cho vào ấm sắc cùng 10 cây thành ngạch. Phần thuốc đã sắc xong sẽ chia làm nhiều thang dùng liên tục trong 2 tháng sẽ đem lại hiệu quả.

Cây cỏ xước mua ở đâu và giá bao nhiêu?

Để mua dược liệu cỏ xước, bạn có thể tìm đến các nhà thuốc Đông Y hoặc các cửa hàng dược liệu với giá thành dao động khoảng 200.000 VNĐ tuỳ thời điểm và sự khan hiếm của thị trường. Nhìn chung, dược liệu này không quá hiếm và có thể mua rất dễ dàng, tuy nhiên cần cẩn trọng khi mua dược liệu, bởi trên thị trường hiện nay có nhiều cơ sở trà trộn cây cỏ không có giá trị vào để trục lợi.

Vậy nên mua cây cỏ xước ở đâu để đảm bảo chất lượng và an toàn nhất khi sử dụng?

Hiện nay, tại vùng chuyên canh dược liệu Lai Châu, trung tâm Vietfarm đã đưa giống cỏ xước vào nuôi trồng theo chuẩn mô hình dược liệu sạch, không phân bón, không hoá chất, không ô nhiễm. Nhờ đó, dược liệu đưa ra trên thị trường đảm bảo chất lượng cao đạt chuẩn GACP - WHO, đóng túi cao cấp, sang trọng, không chất bảo quản.

Dược liệu cỏ xước tại Vietfarm có giá 95.000 VNĐ/ túi 0.5kg, rất cạnh tranh và nhiều ưu đãi cho các đại lý sỉ lẻ toàn quốc. Đồng thời Vietfarm miễn cước phí vận chuyển mọi nơi trên toàn quốc khi quý khách hàng mua hàng với hoá đơn trên 500.000 VNĐ.

Lưu ý khi sử dụng cây cỏ xước

Hiện nay chưa có một nghiên cứu nào chứng minh tác hại của cây cỏ xước. Với những ai có một số dấu hiệu như mẩn ngứa, tức ngực, khó thở, buồn nôn, bứt rứt khó chịu… khi sử dụng thảo dược này cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất vì khả năng bạn bị dị ứng với một số thành phần trong cây cỏ xước. 

Đối với người bị đau dạ dày, đường ruột kém cần lưu ý khi sử dụng cây cỏ xước vì dễ gây tiêu chảy, đau bụng. Ngoài ra, mặc dù cỏ xước có tác dụng điều hoà kinh nguyệt nhưng các bác sĩ vẫn khuyến cáo không nên sử dụng loại cây này khi đang trong giai đoạn hành kinh, tránh xảy ra biến chứng. 

Trên đây là những thông tin về cây cỏ xước, hy vọng bài viết đã cung cấp cho độc giả những kiến thức cần thiết khi sử dụng thảo mộc này để điều trị bệnh. Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật những bài thuốc hữu ích một cách sớm nhất. Xin cảm ơn!


Nhóm bệnh

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

cay-coi-xay
khuong-hoat
bach-bo
bach-gioi-tu