Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm tai giữa cấp ở trẻ em là tình trạng nhiễm trùng gây viêm phía sau màng nhĩ. Bệnh xảy ra khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nếu không phát hiện, điều trị sớm, thính giác của con có thể gặp nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ nhận biết và chữa trị tốt nhất trẻ.

Định nghĩa viêm tai giữa cấp ở trẻ em

Viêm tai giữa cấp (VTGC) ở trẻ em là một tình trạng viêm nhiễm cấp tính xảy ra tại khu vực tai giữa (khoang nằm phía sau màng nhĩ). Tình trạng này thường khởi phát đột ngột và diễn tiến nhanh chóng, thường dưới 3 tuần.

Viêm tai giữa cấp thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi, do cấu trúc vòi nhĩ ngắn và nằm ngang hơn so với người lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus xâm nhập từ mũi họng vào tai giữa.

Phân loại:

  • Viêm tai giữa xuất tiết: Giai đoạn sớm, màng nhĩ xung huyết, mất bóng, có thể có dịch vàng nhạt trong hòm nhĩ.
  • Viêm tai giữa huyết: Màng nhĩ đỏ, mất bóng, phồng, có thể có mức dịch trong hòm nhĩ.
  • Viêm tai giữa có mủ: Màng nhĩ phồng, ứ mủ, có thể thủng tự nhiên.

Viêm tai giữa cấp thường gặp ở trẻ nhỏ do cấu trúc vòi nhĩ ngắn và nằm ngang hơn so với người lớn
Viêm tai giữa cấp thường gặp ở trẻ nhỏ do cấu trúc vòi nhĩ ngắn và nằm ngang hơn so với người lớn

Biểu hiện viêm tai giữa cấp trẻ em

Tình trạng dịch ứ đọng, đau, khó chịu trong tai của trẻ cha mẹ rất khó phát hiện bằng mắt thường. Tuy nhiên, khi xuất hiện các triệu chứng này, trẻ sẽ có biểu hiện:

  • Quấy khóc, ít bú sữa, lười ăn hoặc không chịu ngủ.
  • Thân nhiệt bị sốt, có thể lên đến 9 - 40 độ C.
  • Thường sờ tay lên tai, vò tai, cho ngón tay vào lỗ tai ngoáy theo phản xạ.
  • Quan sát trong lỗ tai có thể thấy dịch màu vàng hoặc hơi trắng đục.
  • Không nhìn thấy tam giác ánh sáng trong tai.
  • Viêm tai giữa cấp ở trẻ em thường gây buồn nôn. Thậm chí khiến bé mệt mỏi, lười vận động, chơi đùa.
  • Có dấu hiệu của các bệnh đường hô hấp như ho, sổ mũi, có đờm, hắt hơi...

Tùy vào nguyên nhân, tình trạng bệnh mà các biểu hiện ở trẻ nhiều hay ít, rõ ràng hoặc không. Tốt nhất, cha mẹ nên để ý mỗi ngày khi vệ sinh tai cho trẻ. Nếu thấy một vài trong số những biểu hiện như trên hãy đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa.

Triệu chứng Viêm Tai Giữa Cấp Ở Trẻ Em phổ biến

Nguyên nhân viêm tai giữa cấp ở trẻ nhỏ

Theo các chuyên gia, việc chăm sóc và bảo vệ trẻ không cẩn trọng có thể khiến tai trẻ gặp tác nhân có hại. Bệnh viêm tai giữa cấp ở trẻ em thường xuất hiện do:

  • Bị một số loại virus, vi khuẩn tấn công như: Virus hợp bào, phế cầu khuẩn, tụ cầu vàng, liên cầu nhóm A hoặc khuẩn Hemophilusinfluenzae (HI).
  • Môi trường sống: Khu vực có nhiều khói thuốc, than, hoặc các nhà máy sản xuất thải khí độc tiềm ẩn các tác nhân gây viêm tai cấp ở trẻ nhỏ.
  • Không gian sống: Học tập, vui chơi, ngủ nghỉ ở những nơi nhiều bụi bẩn, ẩm mốc, khói bụi sẽ làm tăng nguy cơ viêm tai cấp ở trẻ em.
  • Thời tiết: Sự thay đổi thời tiết quá nóng sang lạnh và ngược lại khiến cơ thể trẻ khó thích nghi. Do đó, bé có biểu hiện của các bệnh đường hô hấp, nhiễm khuẩn hô hấp cấp. Từ đó, chúng lây lan mạnh và tấn công lên khoang tai.
  • Viêm ở họng, mũi, xoang: Sẽ ảnh hưởng đến khoang tai, gây ứ dịch mủ, khiến vi khuẩn tấn công vào tai.
  • Dị ứng: Việc dị ứng với một số dị nguyên như phấn hoa, hóa chất, lông động vật có thể khiến tai bị tổn thương. Từ đó hình thành ổ viêm và lan rộng vào trong.
  • Cấu trúc tai: Tai trong và vòi nhĩ ở trẻ chưa hoàn chỉnh nên khi nuốt, vòi nhĩ sẽ bị tắc. Điều này khiến cho vi khuẩn, chất thải bị dồn lại, gây nhiễm trùng tai. Những trẻ bị hội chứng Down thường dễ bị tình trạng này.
  • Cơ chế xuất dịch: Sự nhạy cảm trong niêm mạc phế quản, mũi, họng khiến trẻ phản ứng nhanh với các kích thích hóa, lý, cơ từ bên ngoài bằng cách tiết dịch. Nếu những niêm mạc này bị tấn công nhiều, dịch sẽ chảy ứ trong hòm tai và gây viêm.

Môi trường tiếp xúc chứa vi khuẩn có thể khiến tai bé bị tấn công
Môi trường tiếp xúc chứa vi khuẩn có thể khiến tai bé bị tấn công

Biến chứng của viêm tai giữa cấp ở trẻ

  • Làm ảnh hưởng đến chuỗi xương con, tổn thương màng nhĩ, xơ nhĩ.
  • Viêm tai giữa cấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa phát triển lời nói sẽ dẫn đến hiện tượng rối loạn ngôn ngữ như nói ngọng, lắp…
  • Nặng hơn, nó có thể gây biến chứng trong sọ não như viêm màng não, áp xe não, tắc tĩnh mạch.
  • Làm liệt dây thần kinh mặt.
  • Làm xương chũm bị viêm…

Cách chẩn đoán viêm tai giữa cấp ở trẻ em

Viêm tai giữa cấp ở trẻ nhỏ có thể nhận biết, chẩn đoán dựa trên những dấu hiệu lâm sàng, kết quả xét nghiệm cận lâm sàng…

Chẩn đoán lâm sàng

Bằng cách đưa ra một số câu hỏi bác sĩ xác định xem bé có các biểu hiện như sốt cao, sổ, ngạt mũi, đau họng hay không. Đồng thời quan sát trong tai xem có xung huyết hở dọc cán búa hay màng Shrapnell không.

Nếu bệnh đã đến giai đoạn toàn phát, trong hòm nhĩ của tai trẻ sẽ xuất hiện mủ. Trường hợp này, trẻ sẽ ngày càng đau sâu trong tai theo nhịp mạch, lan ra thái dương và cả sau tai, hàm. Do đó trẻ khó ăn, khó ngủ.

Bằng các nghiệm pháp chuyên môn, bác sĩ đo khả năng nghe, giọng nói, trạng thái, màu sắc màng nhĩ của trẻ, từ đó xác định tình trạng bệnh.

Cận lâm sàng

Bác sĩ sẽ tiến hành một số biện pháp, sử dụng máy móc hiện đại như sau:

  • Nội soi tai: Để xem hình ảnh màng nhĩ, nhận biết tình trạng hòm nhĩ, dịch, bóng khí bên trong.
  • Đo thính lực đồ: Tác động âm thanh lên phía trước tai trẻ để kiểm tra các phản ứng bên trong....

Từ các kết quả chẩn đoán ở trẻ, bác sĩ sẽ kết luận nguyên nhân, mức độ viêm tai giữa cấp và đề xuất phương án trị liệu.

Đối tượng trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao

Viêm tai giữa cấp là một tình trạng nhiễm trùng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt ở trẻ dưới 5 tuổi. Dưới đây là các đối tượng trẻ có nguy cơ cao mắc viêm tai giữa cấp:

Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi là đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh
Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi là đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh

  • Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi: Ống vòi nhĩ (Eustachian) ở trẻ nhỏ có cấu trúc ngắn, nằm ngang và hẹp hơn so với người lớn, khiến dịch nhầy và vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và ứ đọng tại tai giữa, gây viêm nhiễm.
  • Trẻ bú bình: Trẻ bú bình, đặc biệt là trẻ bú bình nằm ngửa, có nguy cơ cao bị viêm tai giữa hơn trẻ bú mẹ do sữa dễ trào ngược lên vòi nhĩ.
  • Trẻ đi nhà trẻ: Trẻ đi nhà trẻ thường xuyên tiếp xúc với nhiều trẻ khác và dễ bị lây nhiễm các bệnh về đường hô hấp trên, làm tăng nguy cơ viêm tai giữa.
  • Trẻ có tiền sử gia đình mắc viêm tai giữa: Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò trong việc tăng nguy cơ viêm tai giữa ở trẻ em.
  • Trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá: Khói thuốc lá làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp và làm giảm khả năng hoạt động của lông chuyển ở vòi nhĩ, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào tai giữa.
  • Trẻ có hệ miễn dịch suy yếu: Trẻ mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, dị ứng, hoặc trẻ sinh non có hệ miễn dịch kém phát triển, dễ bị nhiễm trùng nói chung và viêm tai giữa nói riêng.
  • Trẻ có bất thường cấu trúc vòm họng: Các bất thường như phì đại VA (Amidan vòm họng) hoặc hở hàm ếch làm cản trở sự thông thoáng của vòi nhĩ, tăng nguy cơ viêm tai giữa.
  • Trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên: Các bệnh như viêm mũi, viêm xoang, viêm VA, viêm Amidan... làm tăng tiết dịch nhầy ở mũi họng, dễ gây tắc nghẽn vòi nhĩ và dẫn đến viêm tai giữa.
  • Trẻ có tiền sử dị ứng: Trẻ bị dị ứng có nguy cơ cao bị viêm tai giữa do tình trạng viêm nhiễm mãn tính ở đường hô hấp trên.

Ngoài ra, các yếu tố môi trường như mùa đông, độ ẩm thấp cũng làm tăng nguy cơ mắc viêm tai giữa ở trẻ em.

Phòng ngừa viêm tai giữa cấp ở trẻ sơ sinh, trẻ em

Trẻ nhỏ chưa biết cách tự chăm sóc và bảo vệ bản thân thật tốt. Vì vậy, cha mẹ nên hướng dẫn và giúp trẻ phòng ngừa viêm tai giữa cấp như sau:

  • Tắm và vệ sinh tai hàng ngày cho trẻ đúng cách, không để tai trẻ bị dính nước vào trong.
  • Cảnh báo con tránh xa những nơi đông người, bụi bẩn, ẩm ướt.
  • Rèn cho chúng thói quen không cho tay hay các vật dụng linh tinh vào lỗ tai.
  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, tai, mũi của trẻ vào mùa đông.
  • Khi xì mũi cho trẻ phải cần trọng xì từng bên, không làm cùng lúc. Vì dịch ứ, vi khuẩn sẽ dễ tấn công lên tai trẻ.
  • Nếu trẻ bị viêm Amiđan, xoang, viêm mũi... phải điều trị dứt hẳn từ sớm.
  • Trẻ bị cúm, sởi hoặc mắc bệnh thương hàn cần khám cả màng nhĩ.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Trong nhiều trường hợp, viêm tai giữa cấp ở trẻ em có thể tự khỏi. Tuy nhiên, có những dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng cho thấy trẻ cần được đánh giá và điều trị kịp thời bởi bác sĩ chuyên khoa để tránh các biến chứng tiềm ẩn.

Cần đưa trẻ đi khám ngay khi có các dấu hiệu sau:

  • Sốt cao: Trẻ sốt trên 38 độ C, đặc biệt là sốt cao liên tục hoặc không đáp ứng với thuốc hạ sốt thông thường.
  • Đau tai dữ dội: Trẻ thường xuyên quấy khóc, kéo, giật hoặc dụi tai, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Chảy mủ tai: Xuất hiện dịch mủ vàng, trắng hoặc lẫn máu chảy ra từ tai.
  • Giảm thính lực: Trẻ phản ứng chậm với âm thanh, nói lớn hơn bình thường, hoặc xem tivi/nghe nhạc với âm lượng lớn hơn trước.
  • Các triệu chứng toàn thân nghiêm trọng: Trẻ nôn mửa, bỏ bú, li bì, khó thở, hoặc có dấu hiệu mất nước.

Đau trong tai khiến trẻ rất khó chịu, cha mẹ nên để ý
Đau trong tai khiến trẻ rất khó chịu, cha mẹ nên để ý

Ngoài ra, nên đưa trẻ đi khám trong các trường hợp sau:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, dễ bị biến chứng hơn nên cần được bác sĩ đánh giá ngay cả khi triệu chứng nhẹ.
  • Triệu chứng không cải thiện: Các triệu chứng đau tai, sốt không giảm sau 48 giờ điều trị tại nhà, hoặc có dấu hiệu nặng lên.
  • Tiền sử viêm tai giữa tái phát: Trẻ có tiền sử viêm tai giữa cấp tái phát nhiều lần hoặc có các vấn đề về tai mũi họng khác.

Cách chữa trị viêm tai giữa cấp ở trẻ em

Viêm tai giữa cấp ở trẻ nhỏ nếu được điều trị sớm và đúng cách thì có thể khỏi bệnh. Điều cha mẹ quan tâm hơn cả là biện pháp nào vừa hiệu quả lại an toàn cho bé. Dưới đây là gợi ý một số phương thuốc cho cha mẹ cải thiện tình trạng viêm ở tai của con.

Mẹo dân gian chữa viêm tai giữa cấp ở trẻ

Viêm tai giữa là bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm nên cha mẹ muốn chọn cho con những cách chữa an toàn lành tính. Mẹo dân gian trị viêm tai giữa cấp trẻ em chính là những cách làm đơn giản, lành tính.

Chữa viêm tai giữa cấp 2 bên ở trẻ em bằng nước lá diếp cá

Diếp cá từ lâu đã được dùng để trị các bệnh viêm nhiễm vì nó có tính sát khuẩn cao. Viêm tai giữa cấp ở trẻ là bệnh do nhiễm trùng mà xuất hiện. Vì vậy, dân gian cũng sử dụng dược liệu lành tính này để chữa trị. Các bước sử dụng diếp cá cho trẻ viêm tai giữa cấp tính như sau:

  • Lấy khoảng 20 lá diếp cá, đem rửa sạch, phơi khô.
  • Sau khi lá đã khô lại đem rửa lại thật sạch rồi cho vào ấm.
  • Lấy thêm 10g quả táo đỏ, rửa sạch, thả lên trên lá diếp cá rồi đổ nước vào.
  • Đun thật kỹ để tinh chất trong lá diếp cá và táo đỏ thôi ra. Vị của táo sẽ làm át đi mùi tanh của diếp cá, giúp trẻ dễ uống hơn.
  • Khi nước lá diếp cá đã được, bạn chắt lấy nước cho trẻ uống 3 lần trong ngày cho đến hết.
  • Mỗi ngày đều tiến hành như vậy cho đến khi không còn dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ.

Lá diếp cá trị viêm tai giữa cấp ở trẻ nhỏ
Lá diếp cá trị viêm tai giữa cấp ở trẻ nhỏ

Nhỏ nước sống đời trị viêm cho trẻ

Một trong những mẹo dân gian giúp cha mẹ trị viêm tai giữa cấp 2 bên ở trẻ em nữa chính là dùng cây sống đời. Dược liệu này có tính tiêu độc, giảm phù nề và có chứa kháng sinh diệt khuẩn tự nhiên.

Cách làm

  • Lấy khoảng 5 lá sống đời tươi, đem rửa thật sạch, để róc bớt nước.
  • Cho lá sống đời vào cối giã nhuyễn rồi lấy nước cốt lọc kỹ, cho vào lọ nhỏ.
  • Để trẻ nằm nghiêng lỗ tai viêm lên rồi nhỏ nước cốt vừa giã vào. Mỗi lỗ tai viêm dùng từ 1 - 2 giọt, tùy tình trạng.
  • Áp dụng thường xuyên vào mỗi tối trước khi đi ngủ để nước cốt lá sống đời phát huy tác dụng tốt.

Mẹo dân gian trong điều trị viêm tai giữa cấp ở trẻ em có thể dễ thực hiện, ít tác dụng phụ và mang lại giá trị tinh thần, tuy nhiên hiệu quả chưa được chứng minh và có thể gây biến chứng nếu không sử dụng đúng cách. Do đó, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng và ưu tiên các phương pháp điều trị y khoa hiện đại.

Đông y chữa viêm tai giữa cấp ở trẻ em

Theo Đông y, viêm tai giữa thường do phong nhiệt hoặc phong hàn xâm nhập vào kinh lạc, gây ứ trệ khí huyết, sinh ra viêm nhiễm. Do đó, việc điều trị tập trung vào các nguyên tắc sau:

  • Tuyên phế, thông khiếu: Sử dụng các vị thuốc có tác dụng khai thông đường hô hấp, giảm sưng viêm, làm thông thoáng tai giữa.
  • Thanh nhiệt, giải độc: Ứng dụng các vị thuốc có tính mát, thanh nhiệt, giúp giảm sốt, giảm đau, kháng viêm.
  • Lợi thấp, chỉ thống: Sử dụng các vị thuốc lợi tiểu, giảm phù nề, giảm đau, giúp cải thiện tình trạng ù tai, chảy mủ.
  • Kiện tỳ, ích khí: Tăng cường chức năng tỳ vị, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, giúp phòng ngừa tái phát.

Bài thuốc số 1

Dược liệu:

  • Bài thuốc này là sự kết hợp của các thảo dược: Sơn cúc tùng, bạch phục linh, tần quy, trôm lay, kinh giới, cửu tiết xương bồ, hoàng bá, kim ngân. Liều lượng mỗi vị có thể gia giảm theo tình trạng bệnh.

Thuốc Đông y trị viêm tai giữa cấp ở trẻ em
Thuốc Đông y trị viêm tai giữa cấp ở trẻ em

Cách sắc uống:

  • Sau khi chuẩn bị hết các nguyên liệu, bạn trộn vào rồi rửa sạch, để róc bớt nước.
  • Cho thuốc cùng nước vào ấm, sắc nhỏ lửa cho tinh chất thôi ra.
  • Khi thuốc đã được thì chắt một nửa cho trẻ uống ấm, nửa còn lại uống nốt trong ngày.
  • Uống liên tục trong 10 ngày thì bé sẽ giảm hẳn tình trạng viêm tai.

Bài thuốc số 2

Dược liệu:

  • Bài thuốc này là sự kết hợp của các thảo dược: Lăng du, sinh địa, lan gian, xa tiền tử, đinh ông, mỗi loại 12g, trôm lay 4g, tần quy 8g.

Cách sắc uống:

  • Sau khi chuẩn bị xong các thuốc theo liều lượng, bạn rửa sạch rồi cho vào ấm đun.
  • Thêm 5 bát con nước, nấu lửa nhỏ đến khi còn 3 bát.
  • Chắt nước ra, để nguội bớt rồi cho trẻ uống hết trong ngày.
  • Thực hiện liên tục mỗi ngày một thang thuốc này cho đến khi hết triệu chứng bệnh.

Đông y điều trị viêm tai giữa cấp ở trẻ em chú trọng nâng cao sức đề kháng, ít tác dụng phụ và có thể phù hợp với nhiều thể bệnh khác nhau. Tuy nhiên, phương pháp này thường mất thời gian, hiệu quả chưa được chứng minh đầy đủ và đòi hỏi chuyên môn cao. Do đó, cần kết hợp với Tây y và tham khảo ý kiến bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Điều trị viêm tai giữa cấp ở trẻ bằng Tây y

Nguyên tắc điều trị viêm tai giữa cấp ở trẻ em bằng tây y là phối hợp các thuốc: Kháng sinh, kháng viêm và dẫn lưu tại chỗ. Tùy từng mức độ của bệnh mà kết hợp theo các cách khác nhau.

Đầu tiên, cha mẹ cần cho trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán và hướng dẫn xử lý. Cần vệ sinh tai hàng ngày cho con bằng nước muối sinh lý để giảm sự lây lan và phát triển của vi khuẩn.

Kết hợp sử dụng một số loại thuốc điều trị viêm tai giữa trẻ em do bác sĩ kê, phổ biến như:

  • Thuốc nhỏ mũi: Nên sử dụng cả các loại có tác dụng làm sạch, sản phẩm gây tê giảm đau và dung dịch sát khuẩn cho bé.
  • Thuốc chống viêm: Thường chứa corticoid, có tác dụng ngừa nhiễm trùng, giảm sưng tấy và phục hồi các thương tổn.
  • Thuốc giảm đau hạ sốt: Dùng cho một số trẻ không chịu được cảm giác đau và có thể bị sốt. Khi sử dụng thuốc này tuyệt đối không cho trẻ uống nước ngọt có gas.
  • Thuốc trị viêm như sunfarin,otrivin 0.05%: Giúp làm sạch hốc mũi và đưa dịch ra ngoài.
  • Các thuốc kháng sinh đường uống nhóm beta – lactam, macrolid, quinolon và nhóm aminoglycoside.

Trẻ em có nên uống thuốc Tây trị viêm tai?
Trẻ em có nên uống thuốc Tây trị viêm tai?

Tây y điều trị viêm tai giữa cấp ở trẻ em có ưu điểm là hiệu quả nhanh chóng, chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị rõ ràng. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây tác dụng phụ, nguy cơ kháng thuốc và chi phí điều trị cao. Do đó, cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ và kết hợp với các phương pháp khác để đạt hiệu quả điều trị tối ưu.

Dược liệu hỗ trợ trị bệnh

Dược liệu Việt Nam là một kho báu quý giá với hàng nghìn loài thực vật được sử dụng trong y học cổ truyền từ hàng ngàn năm qua. Sự đa dạng về nguồn gốc, thành phần hóa học, công dụng của các loại dược liệu này đã mang lại nhiều lựa chọn an toàn, lành tính và hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý khác nhau, bao gồm viêm tai giữa cấp tính ở trẻ em.

Các dược liệu thường được sử dụng với mục đích hỗ trợ điều trị viêm tai giữa cấp ở trẻ em nhờ các tác dụng kháng viêm, giảm đau, kháng khuẩn và tăng cường miễn dịch. Những công dụng này giúp kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi của bệnh nhân.

Một số loại dược liệu thường được sử dụng trong điều trị viêm tai giữa cấp tính ở trẻ em bao gồm:

  • Cỏ xước tam thất.
  • Bạc hà.
  • Cam thảo.
  • Xuyên tâm liên.
  • Bạch chỉ.
  • Kim ngân hoa.

Đặc điểm nổi bật của các dược liệu này là nguồn gốc tự nhiên, độc tính thấp và tính an toàn cao, đặc biệt khi sử dụng cho trẻ em. Chúng được coi là lựa chọn hỗ trợ điều trị lành tính và có hiệu quả bổ sung cho các phương pháp điều trị chính như kháng sinh.

Cha mẹ cần cảnh giác với các dấu hiệu viêm tai giữa cấp ở trẻ em. Khi có bất kỳ biểu hiện nào nghi bị tình trạng này, hãy đưa trẻ đi khám và điều trị ngay.

Danh sách dược liệu tham khảo
Câu hỏi thường gặp

Trẻ bị viêm tai giữa có sốt. Sốt là một trong những biểu hiện điển hình của bệnh. Sốt xuất hiện là do cơ thể trẻ phản ứng với tình trạng viêm nhiễm ở tai giữa, cố gắng đẩy lùi vi khuẩn gây bệnh. Tùy mức độ bệnh, trẻ có thể sốt từ 38,5 độ C đến 40 độ C.

Viêm tai giữa mặc dù có tác nhân chính là do vi khuẩn, vi rút gây ra nhưng chúng ta hoàn toàn yên tâm vì bệnh không có khả năng lây lan. Đặc biệt, với những người mới có dấu hiệu khởi phát, nhận biết sớm, điều trị đúng cách hoàn toàn có thể khỏi ngay tại nhà.

Viêm tai giữa ở trẻ em thường khỏi sau 2-3 ngày nếu được phát hiện và điều trị sớm. Trường hợp dùng kháng sinh, thời gian điều trị có thể kéo dài 5-7 ngày, thậm chí 6-12 tuần nếu trẻ bị viêm tai giữa mãn tính.

Viêm tai giữa có rất nhiều dạng khác nhau, trong đó viêm tai giữa ứ dịch khó phát hiện hơn, nhất là ở trẻ nhỏ do bệnh âm ỉ, không có triệu chứng viêm cấp, dịch tai ứ đọng không chảy ra ngoài. Vậy viêm tai giữa ứ dịch bao lâu thì khỏi? Cách điều trị và chăm sóc như...
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ là nỗi lo của nhiều bậc cha mẹ. Có rất nhiều thông tin về việc rửa mũi là nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc rửa mũi có bị viêm tai giữa hay không cũng như hướng dẫn cách vệ sinh  đúng cho...

So với trẻ em, viêm tai giữa ở người lớn sẽ có mức độ nhẹ hơn. Thế nhưng nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể tiến triển thành mãn tính. 

Với câu hỏi viêm tai giữa ở người lớn có nguy hiểm không? Câu trả lời đó là nếu được chữa trị kịp thời thì bệnh không gây ra nhiều biến chứng. Do đó, bạn có thể áp dụng những cách chữa viêm tai giữa mà chúng tôi gợi ý sau đây để điều trị bệnh trong thời gian sớm nhất.

  • Sử dụng thuốc Tây
  • Cách điều trị tại nhà

 

Viêm tai giữa có nên chích mủ không là nỗi lo của nhiều người bệnh, đặc biệt là các bậc cha mẹ có con nhỏ. Vậy khi nào nên đi chích và liệu có hệ lụy gì xảy ra không? Bác sĩ chuyên khoa sẽ giải đáp chi tiết các thắc mắc này trong bài viết dưới đây. Giải đáp...
Khám viêm tai giữa cho trẻ ở đâu an toàn, hiệu quả? Là câu hỏi khiến nhiều cha mẹ phải đau đầu khi nhắc đến. Bởi, hiện nay có quá nhiều cơ sở y tế trong khi không phải địa chỉ nào cũng đảm bảo chất lượng, an toàn. Hiểu được lo lắng của đông đảo các bậc phụ huynh,...
Chữa viêm tai giữa bằng cloxit là một phương pháp điều trị viêm tai giữa tại nhà được rất nhiều người áp dụng thời gian gần đây. Thực tế thì cách làm này có thực sự hiệu quả? Nếu chữa trị thì người bệnh nên sử dụng như thế nào là tốt nhất? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn...
Viêm tai giữa điều trị bao lâu là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi bệnh viêm tai giữa nếu không chữa sớm và dứt điểm có thể sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng bài viết hôm nay tìm hiểu về viêm tai giữa và cách điều trị như thế nào để có...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Viêm Tai Giữa Cấp Ở Trẻ Em bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan